Những năm1980, năm năm sau ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam, Việt Nam chúng ta chứng kiến một giai đoạn cực kỳ khó khăn của ngành giáo dục, khi ấy cả nƣớc chỉ có một loại hình nhà trƣờng duy nhất là trƣờng công lập (CL). Không những vậy lúc này các trƣờng công lập hoàn toàn không đủ chỗ
cho học sinh học, dẫn tới tỷ lệ học sinh bỏ học khá cao (trên 10%). Thiếu chỗ nên số lƣợng học sinh cấp 2 lên cấp 3 đầu vào bị co hẹp, chỉ còn một cửa duy nhất là vào học tại các trƣờng bổ túc văn hoá, tuy nhiên nhiều cha mẹ không muốn cho con em mình học bổ túc văn hoá vì số lƣợng môn học ít cũng nhƣ yêu cầu về kiến thức không cao. Để giải quyết tình trạng này, một số trƣờng (lúc đầu ở các thành phố lớn) xuất hiện một loại hình lớp học gọi là hệ B; những học sinh tham gia lớp học này đƣợc học nhƣ những học sinh hệ A nhƣng phải đóng thêm tiền học phí. Sự xuất hiện những lớp hệ B đã tạo cho các nhà trƣờng thêm phần kinh phí để cải thiện thu nhập cho giáo viên và trang thiết bị trƣờng học, ngoài ra những lớp học hệ B này còn cung cấp thêm nguồn sinh viên cho các trƣờng Đại học và Dạy nghề ngoài nguồn cung cấp chính là các trƣờng công lập.
Khi khối lƣợng những lớp hệ B đã khá lớn, cơ sở vật chất của các trƣờng công lập không thể cáng đáng nổi, cùng lúc đó các chính sách xã hội cũng có nhiều biến động: Việt Nam lúc này xuất hiện thêm thành phần kinh tế ngoài quốc doanh (thành phần kinh tế thứ 3), cơ hội này đã giúp các lớp hệ B tách ra khỏi hệ thống các trƣờng công lập, trở thành hệ thống các trƣờng ngoài công lập (NCL).
Trong tỉnh Đồng nai, trƣờng ngoài công lập bắt đầu xuất hiện đầu tiên vào năm 1995. Cơ sở để hình thành loại hình này là: lúc này trong tỉnh đa số các trƣờng đều có hệ B với số lớp chiếm khoảng 20 – 30%, sau đó một vài cơ sở giáo dục đã hình thành với một cơ chế quản lý mới: 50% tự chủ về kinh tế, 50% kinh phí do nhà nƣớc chu cấp, loại hình này gọi là trƣờng bán công. Kể từ năm 2008 ngành giáo dục lại có thêm một định hƣớng mới khi ngành giáo dục có ý định xoá bỏ hệ bán công, một số trƣờng (5 trƣờng) đƣợc nhà nƣớc chuyển thành công lập, số còn lại (khoảng 8 trƣờng) sẽ phải tự chủ kinh phí hoạt động 100% , gọi là những trƣờng ngoài công lập. Hiện tỉnh Đồng nai có 18 trƣờng ngoài công lập trên tổng số 64 trƣờng (28%), lƣợng học sinh nằm trong khối ngoài công lập cũng vào khoảng trên 30%.