Khảo sát chung cho tỉnh Đồng Nai

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược triển khai ERP trong quản lý nhà trường cấp 3 ngoài công lập luận văn thạc sĩ (Trang 40 - 45)

Tỉnh Đồng Nai có dân số 2.569.400 tên diện tích 5903,5 Km2. Có 924 cơ sở giáo dục phổ thông, với số lƣợng giáo viên 25.093, cán bộ quản lý 2.156 và có 536.176 học sinh .Riêng khối THPT là 61 trƣờng (công lập 43 trƣờng, ngoài công lập 18 trƣờng), có 3.687 GV, với số học sinh 75.563 (công lập 57.056, ngoài công lập 18.057).

Ngay từ những năm đầu thập niên 80 khi máy tính điện tử cá nhân (máy tính PC) du nhập vào Việt Nam thì tỉnh Đồng Nai là một trong những Tỉnh đi đầu trong cả nƣớc về việc việc đƣa máy tính vào các nhà trƣờng, năm 1987 ngành giáo dục

tỉnh Đồng nai đã thành lập nhóm chuyên viên máy tính nhằm giúp các nhà trƣờng trong quản lý và vận hành, cài đặt phần mềm, từ năm 1995 đã có hệ thống mạng máy tính kết nối với các trƣờng THPT, TTGDTX, các Phòng giáo dục … để kết nối thông tin thông về Sở giáo dục qua một địa chỉ của trang WEB của UBND tỉnh Đồng Nai. Từ năm 1997 ngành Giáo dục Đồng nai đã triển khai phần mềm (do các chuyên viên MTĐT thuộc Sở giáo dục Đồng Nai tự viết bằng ngôn ngữ VISUAL BASIC nhằm quản lý và tổ chức kỳ thi TN THPT từ khâu nhập danh sách, in danh sách, nhập điểm thi … đến cho ra kết quả thi và in ra giấy chứng nhận tốt nghiệp), sau đó một thời kỳ nở rộ của những cố gắng đơn lẻ của từ cơ sở giáo dục (chủ yếu là khối THPT) đã tự viết ra những mô đun quản lý theo từng lĩnh vực độc lập nhƣ: tính điểm học sinh, xếp thời khoá biểu, quản lý thi đua, quản lý học sinh, quản lý đoàn viên, quản lý thƣ viện, quản lý tài chính… . Hầu hết những mô đun này viết trên nền ACCESS, hoặc EXCEL, hoạ hoằn lắm thì viết bằng ngôn ngữ C++ ,SQL... Một đặc điểm chung của những mô đun này là rất đơn giản, thiết thực, không giải quyết đƣợc các bài toán phức tạp, không liên kết đƣợc dữ liệu giữa các mô đun với nhau và đặc biệt là chỉ xử lý dữ liệu trong giới hạn một khoảng thời gian ngắn, ví dụ:1 học kỳ hoặc 1 năm và thƣờng mắc lỗi do vậy khi thực thi chƣơng trình có thể phải can thiệp thêm bằng tay từ bên ngoài, vì thế những mô đun này thƣờng sử dụng nội bộ và không có tính thƣơng mại, khi mang sang một cơ sở giáo dục khác sẽ phải chỉnh sửa mới có thể sử dụng đƣợc.

Theo hƣớng phát triển hiện đại hoá và tin học hoá, ngành giáo dục Đồng nai đã có nhiều đầu tƣ cho lĩnh vực CNTT. Trƣớc hết về nhân sự, từ năm 2006 ngành đã có bƣớc đột phá đầu tiên là trang bị kiến thức CNTT cho tất cả GV, CBQL và một số thành phần nhân viên nhƣ Kế toán, văn thƣ… kết thúc bƣớc đột phá này là một kỳ thi sát hạnh với quy mô toàn tỉnh với trình độ vi tính chứng chỉ A cũng nhƣ khai thác các phầm mềm, trình ứng dụng…, nhằm đảm bảo cho GV, CBQL , Nhân viên biết sử dụng thành thạo MTĐT trong công việc của mình.

Về trang bị cơ sở hạ tầng, hầu nhƣ các cơ sở giáo dục (THPT) đều đƣợc trang bị máy tính tới tận phòng làm việc cho tất cả các phòng ban (trung bình mỗi một nhà trƣờng có từ 5 đến 20 máy tính phục vụ quản lý, không tính máy tính dùng cho học sinh học môn Tin học).

Về nguồn lực con ngƣời, mỗi nhà trƣờng có từ 3 đến 5 GV giảng dạy CNTT có trình độ Đại học, trong đó có khoảng 10% có trình độ thạc sĩ, nhiều GV ngoài trình độ chuyên môn đạt chuẩn, còn tự trang bị thêm kiến thức riêng cho mình nhƣ Quản lý khai thác mạng, lập trình…thông qua những chƣơng trình học thêm, học ngoài giờ.

Do sự phát triển của kinh tế thị trƣờng nên nhiều tập đoàn kinh tế cũng muốn khai thác tiềm năng từ những nhà trƣờng, trƣớc hết là những công ty đơn lẻ đã viết những chƣơng trình thiết thực phục vụ nhà trƣờng, điển hình nhất là chƣơng trình xếp thời khoá biểu và chƣơng trình quản lý tài chính, sau đó là những phần mềm quản lý điểm học sinh (Thông tin cụ thể trong phần phụ lục). Gần đây nhất là năm 2010 xuất hiện một chƣơng trình quản lý học sinh do Công ty Viễn thông Việt Nam viết ra (VN PTSCHOOL) có khả năng xử lý điểm cho học sinh, có khả năng kết nối dữ liệu từ năm này qua năm khác, có khả năng kết nối INTERNET đến từng giáo viên và học sinh, phụ huynh có khả năng tra cứu thông tin điểm số, ngày nghĩ học… Nhƣng một đặc điểm khá quan trọng của phần mềm này là lợi ích không chỉ cho mỗi nhà trƣờng đang sử dụng mà còn thuộc về công ty viễn thông khai thác thông qua tin nhắn cho phụ huynh học sinh và chi phí cho việc truy cập thông tin của mỗi các nhân muốn biết gì về dữ liệu trong phần mềm này đang quản lý. Nhƣ vậy có thể nói phần mềm VN PTSCHOOL đƣợc viết ra vừa mang tính chất phục vụ quản lý vừa mang tính chất thƣơng mại để khai thác từ các cá nhân trong xã hội.

Thời gian gần đây (2006) Bộ GD-ĐT đã phát hành bộ phần PEMIS (trong đó có phân hệ PMIS) nhằm hỗ trợ công tác quản lý của Ngành Giáo dục trong nhiều hoạt động khác nhau, đây là một động thái tích cực đầu tƣ cho các chƣơng trình quản lý với sự hỗ trợ kinh phí thông qua sự trợ giúp của Dự án Hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục (Dự án SREM) của Ủy ban Châu Âu. Trên tinh thần đó, tỉnh Đồng nai đã đƣợc cung cấp và đang có kế hoạch triển khai, đó là các bộ phần mềm nhƣ PMIS, VMIS, EMIS. Nhìn chung bộ phần mềm này mang tính chất cấp Bộ do đó có tính bao bao quát cao, phạm vi quản lý rộng lớn, trong đó có nhiều nội dung quản lý không thuộc cấp trƣờng, các máy tính bắt buộc phải nối mạng với máy chủ, nội dung phức tạp, khó cài đặt, khó sử dụng; trong một số yêu cầu cụ thể ở từng địa phƣơng thì phần mềm lại chƣa có chức năng tƣơng ứng để đáp ứng đầy đủ yêu cầu quản lý một số nghiệp vụ ở các địa phƣơng. Do vậy hầu hết các nhà trƣờng trong tỉnh chƣa quan tâm sử dụng tới phần mềm này trong quản lý của mình mà thiên về mục đích cung cấp các nội dung báo cáo cho cấp trên, nghĩa là PMIS, VMIS…phục vụ cho các trƣờng cung cấp thông tin của nhà trƣờng cho cơ quan quản lý cấp trên là chính chứ không phải mục đích của chƣơng trình này là phục vụ quản lý cho các nhà trƣờng. Song song với nó các nhà trƣờng vẫn âm thầm sử dụng các phần mềm quản lý riêng của mình, vừa đơn giản, dễ sử dụng và thiết thực, mặc dù những phần mềm này còn đơn giản, sơ khai và không có khả năng hoạt động trong phạm vi rộng kể cả không gian và thời gian.

Về tài chính, hiện có song hành 2 bộ phần mềm, một là phần mềm MISA phiên bản 2010 cho các nhà trƣờng quản lý tài chính và phần mềm quản lý thuế do cơ quan thuế phát hành với mục tiêu chính là tính thuế cho các doanh nghiệp (trong đó có cả các nhà trƣờng). Bảng 3.1 - Thống kê tình hình sử dụng các phần mềm quản lý Phần mềm quản lý Quản lý nhân sự Quản lý học sinh Quản lý điểm Quản lý tài sản Quản lý thƣ viện Quản lý Thời khóa biểu Quản lý tài chính Số trƣờng 29/50 40/50 22/50 8/50 24/50 21/50 38/50 Tỷ lệ 58% 80% 44% 16% 48% 42% 76%

Bảng 3.2 - Thống kê loại phần mềm đang sử dụng

Loại phần mềm Đƣợc cấp Tự mua Tự viết

Tổng Số các phần

mềm đang sử dụng 122/179 36/179 21/179

Tỷ lệ % 68.15% 20.11% 11.74%

Bảng 3.3 - Thống kê số lƣợng máy tính phục vụ quản lý

Số trƣờng khảo sát Tổng số lớp Tổng số học sinh Tổng số máy tính phục vụ quản lý Tổng số GV tin học 50/64 1592 69548 609 226

Qua khảo sát hầu nhƣ toàn bộ các trƣờng THPT trong tỉnh có thể nhận xét chung về toàn cảnh sử dụng các phần mềm trong quản lý của ngành giáo dục Đồng Nai thông qua một số điểm sau:

Về thuận lợi:

 Một là về CSVC các nhà trƣờng trang bị khá đầy đủ và có khả năng triển khai đƣợc các phần mềm quản lý.

 Hai là lực lƣợng GV, CNV có thể khai thác hiệu quả các phần mềm nếu đƣợc triển khai.

 Hệ thống INTERNET hiện nay ở tỉnh Đồng Nai phát triển rất mạnh, ngoài đƣờng truyền tốc độ cao (ADSL), còn có các đƣờng cáp quang của các công ty viễn thông sẵn sàng cung cấp dịch vụ tới mọi nơi từ thành thị tới các vùng nông thôn. Đặc biệt tập đoàn viễn thông Việt Nam (VNPT, VIETEL…) cũng đã có các chƣơng trình hỗ trợ dịch vụ INTERNET tới tất cả các trƣờng THPT trong tỉnh.

 Đa số các nhà trƣờng đều có sự quan tâm về việc ứng dụng CNTT vào quản lý, đặc biệt các cấp lãnh đạo đã nhận thức rõ về những lợi thế trong quản lý nếu sử dụng CNTT.

Về khó khăn:

 Còn một tỷ lệ nhỏ các cấp lãnh đạo trong các nhà trƣờng chƣa quan tâm nhiều tới việc ứng dụng CNTT trong quản lý (một phần do kiến thức về CNTT chƣa cao, tuổi đời lớn…) nên còn có tính chất giao khoán công việc này cho tổ CNTT.

 Đội ngũ CNV, GV có một tỷ lệ không nhỏ không mặn mà với hoạt động này bởi khi tham gia sẽ mất thời gian, phải dành thêm thời gian tập huấn, học tập, thao tác…nên thái độ thiếu tích cực ủng hộ, làm qua loa chiếu lệ, mong muốn đƣợc làm theo lối cổ điển (giấy bút , sổ sách). Đây là một rào cản rất lớn cho việc các nhà trƣờng tổ chức triển khai các chƣơng trình quản lý mới .  Nhiều phần mềm hiện có trên thức tế không có nguồn gồc rõ ràng, không có sự liên kết với nhau (Ngôn ngữ lập trình khác nhau, font chữ không thống nhất, mã địa phƣơng không thống nhất, giao diện không thống nhất…), và đặc biệt là mục đích của các phần mềm này không hẳn dành cho quản lý của mỗi cơ sở mà còn thiên về lợi ích của nơi cung cấp sẽ khai thác từ sản phẩm.

Kết luận: Trong quá trình hội nhập quốc tế và trong thời đại của CNTT thì cần thiết

phải có chiến lƣợc triển khai phần mềm quản lý một cách toàn diện tới các cơ sở giáo dục, không những giúp nhà quản lý quản lý đƣợc công việc hiện tại của mình mà còn hoạch định đƣợc nguồn lực trong thời gian tới, và còn giúp các cấp quản lý cao hơn có những thông tin về các cơ sở từ đó có các chiến lƣợc phát triển mới. (Bảng tổng hợp số liệu sau khảo sát trong phần phụ lục )

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược triển khai ERP trong quản lý nhà trường cấp 3 ngoài công lập luận văn thạc sĩ (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)