Định hƣớng chung

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược triển khai ERP trong quản lý nhà trường cấp 3 ngoài công lập luận văn thạc sĩ (Trang 54 - 55)

Hiện nay với xu thế hội nhập khu vực và hội nhập toàn cầu nên trong môi trƣờng giáo dục hiện đại ở nƣớc ta, các trƣờng học đang gặp rất nhiều thách thức từ chất lƣợng học sinh đầu vào, năng lực giáo viên, đổi mới chƣơng trình và phƣơng pháp giảng dạy và học tập theo xu hƣớng ứng dụng công nghệ thông tin, yêu cầu chuẩn hóa qui trình quản lý, trao đổi thông tin và hoà nhập với các trƣờng khác trong khu vực và trong toàn tỉnh cũng nhƣ trong toàn quốc… Từ đó một bài toán đặt ra cho hầu hết các nhà trƣờng là tìm ra mô hình hiệu quả hỗ trợ nhà trƣờng trong việc tổ chức quản lý và điều hành thống nhất.

ERP cho ngành giáo dục có thể nói đơn giản đó là chuẩn hóa qui trình quản lý (ISO) trong môi trƣờng công nghệ thông tin (IT). ERP là giải pháp quản lý tổng thể nguồn lực của nhà trƣờng dựa vào việc chuẩn hóa qui trình quản lý (ISO) trên nền tảng của công nghệ thông tin. Đối với các doanh nghiệp trong các nƣớc tiên tiến thì khái niệm ERP và chiến lƣợc triển khai đối với họ không còn là điều mới mẻ hay xa lạ, nhƣng ở Việt nam thì chỉ trong các lĩnh vực kinh tế, thì các doanh nghiệp lớn cũng đã và đang quan tâm tới vấn đề này. Với ngành giáo dục thì đang còn là chuyện mới mẻ, theo truyền thông thì một vài trƣờng đại học trong nƣớc cũng có những động thái tích cực cho triển khai ERP nhƣ Đại học Nông nghiệp 1 tại Hà nội, Đại học Hoa sen tại TP Hồ Chí Minh… Tuy nhiên số lƣợng còn rất hạn chế. Trong những năm gần đây, xu thế ứng dụng ERP vào môi trƣờng đại học đang phát triển mạnh mẽ và bƣớc đầu mang lại nhiều thuận lợi trong công tác điều hành hoạt động của nhà trƣờng.

Những nhà cung cấp ERP hàng đầu thế giới nhƣ ORACLE, SAP, PEOPLESOFT đã và đang thành công với mô hình ERP cho rất nhiều các trƣờng đại học lớn trên thế giới nhƣ Anh, Mỹ, Đức,…

Về hình thức, một giải pháp ERP là một hệ thống tích hợp các phân hệ quản lý toàn bộ công đoạn trong quy trình sản xuất của doanh nghiệp, gồm: hoạch định, kiểm tra, vật tƣ đầu vào, sản phẩm đầu ra, phân phối, kế toán, nhân lực… Đây là dạng sản phẩm đặc biệt kết hợp công nghệ thông tin với qui trình

quản lý đƣợc chuẩn hóa. Vì thế, việc đầu tƣ cho một giải pháp ERP không đơn thuần là mua một phần mềm mà chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ của doanh nghiệp bằng CNTT. Trong môi trƣờng giáo dục, hệ thống ERP phải đƣợc điều chỉnh, thêm bớt một số phân hệ cho phù hợp nhƣ phân hệ quản lý nhân sự (cán bộ, sinh viên), phân hệ quản lý tài chính, phân hệ quản lý thƣ viện, phân hệ quản lý văn bằng, phân hệ quản lý học tập, đào tạo, cơ sở vật chất,…

Tiến xa hơn nữa, hiện nay bài toán triển khai ERP đã đƣợc nhiều trƣờng Đại học quan tâm và triển khai và không chỉ giới hạn cho các trƣờng đại học mà đối với các trƣờng Trung học phổ thông (THPT) cũng cần thiết có giải pháp ERP cho loại hình này bởi trên cả nƣớc có khoảng 2.288 các trƣờng THPT.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược triển khai ERP trong quản lý nhà trường cấp 3 ngoài công lập luận văn thạc sĩ (Trang 54 - 55)