e. Thương hiệu và uy tín của NH
5.2.2 Hoàn thiện chính sách cho vay
Chính sách cho vay là một trong những yếu tố quan trọng nhất để NH có thể tăng cường sức mạnh cạnh tranh. Nhưng để có thể hoàn thiện được chính sách cho vay thì cần phải có nhiều yếu tố, trong phần tác giả chỉ đưa ra một số giải pháp mà KH quan tâm đến nhiều như lãi suất, phương thức hoàn trả, các sản phẩm cho vay.
Giải pháp 1 : Áp dụng linh hoạt mức lãi suất
Hiện nay lãi suất cho vay được áp dụng theo cơ chế thả nổi, điều này đã làm cho lãi suất đôi khi bị đẩy lên rất cao, đặc biệt là cho vay cá nhân với mục đích phi sản xuất làm hạn chế đi khả năng tiếp cận nguồn vốn của các KH. So với các NH khác thì lãi suất VCB ĐN đưa ra là rất cạnh tranh nhưng tại chi nhánh lại áp dụng mức lãi suất chung cho các khoản vay vào một thời điểm nhất định. Do vậy để xây dựng lãi suất hấp dẫn khách hàng mà lại phải hợp lý, vừa bù đắp được chi phí, vừa mang lại lợi nhuận thì Chi nhánh nên áp dụng mức lãi suất đa dạng cho từng loại khách hàng, từng mục đích vay vốn để tạo được sự hài hoà cân đối giữa lợi ích ngân hàng và lợi ích khách hàng. Cụ thể:
Lãi suất phải linh hoạt theo mục đích vay vốn : Đối với vay theo mục đích kinh doanh nên áp dụng lãi suất cho vay của các tổ chức kinh tế vì các khoản vay này có tính chất giống nhau. Đối với khoản vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo với thời hạn dài như mua nhà, mua xe nên áp dụng mức lãi suất thả nổi có điều chỉnh cứ 6 tháng sẽ điều chỉnh lại một lần theo biến động của thị trường và vốn huy động, với mức lãi suất
cao hơn cho vay sản xuất từ 1-2%. Còn đối với lãi suất cho vay tiêu dùng có thời hạn ngắn, chi nhánh nên áp dụng mức lãi suất theo số tiền mà KH vay, số tiền vay càng lớn thì lãi suất giảm xuống 0,2% nhưng tối thiểu phải cao hơn lãi suất cho vay sản xuất từ 0,5-1%.
Lãi suất phải linh hoạt theo đối tƣợng vay vốn : Với các khách hàng quen thuộc, có uy tín giao dịch thì Chi nhánh có thể áp dụng một mức lãi suất ưu đãi trong 3 tháng đầu tiên sau đó cộng với biên độ giao động. Còn với KH giao dịch lần đầu thì NH và KH thỏa thuận một mức lãi suất phù hợp. Điều đó sẽ góp phần củng cố mối quan hệ lâu dài với KH, tạo điều kiện cho KH làm ăn có hiệu quả, trả nợ lãi và gốc đúng hạn cho Chi nhánh.
Giải pháp 2 : Đa dạng hóa sản phẩm cho vay.
Như đã phân tích ở phần trên thì có thể thấy các sản phẩm cho vay tại VCB ĐN còn quá ít cần phải có thêm những sản phẩm cho vay để tăng tính cạnh tranh cho chi nhánh cũng như phù hợp với nhu cầu của KH trong tình hình hiện nay.
Học tập sản phẩm cho vay của NH khác : NH lựa chọn các sản phẩm cho vay được KH ưa chuộng có hiệu quả cao tại các NHTM khác sau đó cải tiến cho phù hợp với điều kiện của chi nhánh để đưa ra thị trường, sau đây là một số sản phẩm chi nhánh có thể tham khảo :
o Chương trình vay 24 phút : đây là sản phẩm cho vay của NH Đông Á dành cho đối tượng mọi đối tượng kể cả học sinh sinh viên, với hạn mức cho vay đa dạng từ 500.000 đến 50 triệu đồng tùy vào đối tượng, đặc điểm nổi bật của sản phẩm này là thủ tục hồ sơ đơn giản giải ngân nhanh chóng và không cần tài sản đảm bảo, dù chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nhưng sản phẩm này được sự ủng hộ của sinh viên, học sinh, người thu nhập thấp và là một sản phẩm thành công của Đông Á, giúp đem hình ảnh đến gần hơn với mọi người.
o Cho vay hỗ trợ tiểu thương chợ : sản phẩm này đang được Sacombank và Eximbank áp dụng cho các tiểu thương buôn bán tại chợ, hạn mức cho vay lên tới 500 triệu tài sản đảm bảo là quyền sử dụng sạp, NH giải ngân và thu nợ trực tiếp
tại địa điểm kinh doanh của tiểu thương, sản phẩm cho vay này được các tiểu thương rất ủng hộ vì họ có vốn để kinh doanh mà không còn phải vay nặng lãi.
o Cho vay người lao động đi làm việc nước ngoài : những hộ nghèo, người ở nông thôn thường muốn đi xuất khẩu lao động để cải thiện đời sống cho gia đình, nhưng chi phí cho các khoản này là khá lớn do đó họ không thể chi trả và không thể đi làm nước ngoài được vì thế nhu cầu vốn của họ cũng rất nhiều. Thế nhưng trên thị trường thì chỉ có Agribank và Vietinbank là cho vay người lao động đi làm việc nước ngoài do đó VCB có thể tham khảo và phát triển hoạt động cho vay này.
Nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới : các KH đến giao dịch tại NH là rất đa dạng từ người trẻ đến người già, từ người có thu nhập thấp đến thu nhập cao, từ người lao động chân tay đến lao động trí óc, từ thành phố đến nông thôn do đó nhu cầu vay vốn của họ cũng rất nhiều và khá khác nhau, chính vì thế mà chi nhánh nên nghiên cứu phát triển các sản phẩm mà KH có nhu cầu nhiều, vì đưa ra một sản phẩm mới mà không phù hợp với nhu cầu và KH không sử dụng thì là thất bại. Theo quan sát của tác giả thì hiện nay nhu cầu du lịch của người dân ngày càng tăng, khi đời sống vật chất nâng cao thì họ bắt đầu chăm lo hơn cho tinh thần, thế nhưng chi phí cho những chuyến du lịch xa và nước ngoài là khá cao vì thế họ phải tích lũy khá lâu để thỏa mãn nhu cầu của mình. Chính vì thế VCB cần nghiên cứu và liên kết với các công ty du lịch để cho ra đời sản phẩm cho vay du lịch, đây chắc chắn sẽ là một sản phẩm thành công cho NH.
Giải pháp 3 : Phƣơng thức thu hồi gốc, lãi linh hoạt
Đôi khi với KHCN khi đi vay điều họ quan tâm nhất không phải là lãi suất mà là số tiền họ phải trả hàng tháng có phù hợp và họ có khả năng thanh toán hàng tháng hay không. Vì thế một chính sách thu hồi vốn lãi linh hoạt sẽ giúp chi nhánh tăng cường được khả năng cạnh tranh so với các NH khác.
Đối với hộ gia đình, tiểu thƣơng vay kinh doanh thì VCB ĐN nên thu lãi theo định kỳ còn gốc thì thu hồi vào cuối kỳ để tạo điều kiện cho họ có vốn để kinh doanh. Nhưng khi thu lãi cuối kỳ sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro do thế chi nhánh nên chỉ cho vay ngắn hạn từ 3-9 tháng và tốt nhất nên yêu cầu có tài sản đảm bảo. Đồng thời chi nhánh
cũng nên cho vay lại với những KH có lịch sử giao dịch tốt và kinh doanh hiệu quả sau khi họ đáo hạn để tăng cường mối quan hệ cuả KH với NH.
Đối với cá nhân vay vốn tiêu dùng đa phần là vay qua thẻ tín dụng hoặc được trả lương tại chi nhánh, thì chi nhánh nên trích lương của KH theo hàng tháng để tạo sự thuận tiện cho KH và an toàn vốn cho chi nhánh. Còn các khoản vay mua nhà, mua xe thì chi nhánh áp dụng việc thu nợ gốc đều còn lãi theo số dư giảm dần theo tháng hoặc quý là khá hợp lý, nhưng theo tác giả VCB ĐN nên xem xét điều chỉnh lại thời gian thu hồi vốn vì thời gian cho vay mua nhà chỉ 10 năm là quá ngắn trong khi các NH khác cho vay lên tới 25 năm điều này sẽ gây ra áp lực không nhỏ cho KH, do đó chi nhánh nên điều chỉnh lại thời gian cho vay mua nhà từ 10-20 năm thì hợp lý hơn.
Ngoài ra, đối với KHCN chi nhánh nên tạo điều kiện thuận lợi cho KH nếu có đề nghị điều chỉnh hạn nợ hoặc gia hạn nợ vì đối với cá nhân nguồn thu nhập thường ổn định do đó nếu có phát sinh ngoài ý muốn họ sẽ khó xoay sở để thanh toán nợ cho NH.