e. Thương hiệu và uy tín của NH
3.1 Phƣơng pháp và quy trình nghiên cứu
3.1.1 Nghiên cứu định tính
Đây là bước quan trọng để xác định các biến và thiết kế mô hình.
Nội dung thực hiện :
Từ những nghiên cứu cơ sở lý thuyết ở chương 2 đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của VCB ĐN trong hoạt động cho vay cá nhân là : năng lực tài chính, chính sách cho vay, nhân viên, công nghệ NH, uy tín thương hiệu của NH.
Sau đó thảo luận nhóm, thảo luận tay đôi, tham khảo ý kiến từ bạn bè, thầy cô, các cán bộ tín dụng thì các nhân tố được điều chỉnh lại cho phù hợp gồm các yếu tố : chính sách cho vay, quy trình cho vay, tiếp thị quảng cáo, phong cách phục vụ của nhân viên, công nghệ NH, hình ảnh và uy tín của NH. Hình thành bảng câu hỏi sơ bộ.
Rồi tiến hành khảo sát sơ bộ các KH từ câu hỏi sơ bộ 30 khách hàng, và từ kết quả cuộc khảo sát sơ bộ và ý kiến của các cán bộ tín dụng để điều chỉnh bổ sung thêm cũng như loại bỏ những yếu tố không phù hợp, đồng thời là xây dựng thang đo cho các biến độc lập và phụ thuộc.
Kết quả của quá trình nghiên cứu định tính
Xác định được 6 yếu tố có tác động đến khả năng cạnh tranh cho vay KHCN tại NH VCB ĐN, đồng thời xác định các 25 biến quan sát để đo lường các yếu tố đó và 3 biến quan sát yếu tố cạnh tranh cho vay cá nhân. Cuối cùng là thiết kế xây dựng lại mô hình và bảng câu hỏi chính thức rồi tiến hành khảo sát chính thức bắt đầu nghiên cứu định lượng.
3.1.2 Nghiên cứu định lƣợng
Đây là nghiên cứu chính thức của đề tài để đưa ra các kết luận.
Nội dung thực hiện
Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua việc phỏng vấn trực tiếp gửi email, thu thập dữ liệu qua phiếu khảo sát.
Đối tƣợng khảo sát : cá nhân giao dịch tại Vietcombank Đồng Nai, và trên địa bàn Tp Biên Hòa.
Mẫu nghiên cứu : 350 khách hàng
Cách xác định kích thước mẫu [14] : Vì trong bài nghiên cứu thực hiện phân tích nhân tố, nên theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc số quan sát ( kích thước mẫu) tối thiểu 4,5 lần số quan sát
Như vậy, mẫu được tính như sau : 5k = 5 x 28 =140 quan sát
Vậy mẫu tối thiểu nghiên cứu là 140, để đảm bảo có thể đạt được kích thước cho việc chạy mô hình này tác giả chọn khảo sát : 350 khách hàng.
Phƣơng pháp chọn mẫu : chọn mẫu thuận tiện
Phƣơng pháp khảo sát : khảo sát trực tiếp KH và gửi email. Thời gian khảo sát : 1/3/2012 đến 10/4/2012
Kết quả thu thập dữ liệu nhƣ sau :
Số phiếu phát ra : 350
Số phiếu thu hồi : 332 ( tỷ lệ 94,8%)
Số phiếu hợp lệ : 323 phiếu. Trong đó có 168 phiếu là KH đã từng vay vốn tại VCB ĐN được sử dụng cho việc chạy mô hình. Còn lại 92 KH chưa vay vốn tại NH và 63 KH vay vốn ở những NH khác dùng để thống kê mô tả, so sánh.
Sau đó sử dụng số liệu thu thập được và dùng phần mềm SPSS 20.0 để tiến hành các kiểm định nhằm đánh giá thang đo(Crobach‟s Alpha), phân tích nhân tố(EFA) và kiểm định mô hình hồi qui lý thuyết đã xây dựng nhằm tìm ra các nhân tố tác động đến khả năng cạnh tranh cho vay cá nhân tại VCB ĐN.
Kết quả nghiên cứu định lƣợng
Xây dựng mô hình và xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh cho vay cá nhân tại VCB ĐN viết báo cáo.
3.1.3 Qui trình nghiên cứu
Qui trình nghiên cứu của bài báo cáo có thể tóm tắt như sau :
(Nguồn: nghiên cứu của tác giả T4/2012)
Sơ đồ 3.1 : Quy trình nghiên cứu
Xác định mục tiêu nghiên cứu
Thang đo nháp 1 Tìm hiểu cơ sở
lý thuyết
Nghiên cứu định lƣợng sơ bộ
Phỏng vấn thử 30 người
Bảng câu hỏi chính
thức
Xử lý dữ liệu
-Làm sạch dữ liệu, mã hóa, nhập liệu -Đánh giá độ tin cậy (Cronbach Alpha) -Phân tích nhân tố mới (EFA)
-Phân tích hồi qui tuyến tính bội
Nghiên cứu định lƣợng chính thức
Phỏng vấn 350 người qua bảng câu hỏi và phỏng vấn trực tiếp
Viết báo cáo
Bản câu hỏi sơ bộ, thang đo nháp 2
Nghiên cứu định tính
-Thảo luận tay đôi -Thảo luận nhóm -Phương pháp chuyên gia
3.2 Dữ liệu nghiên cứu 3.2.1 Dữ liệu thứ cấp 3.2.1 Dữ liệu thứ cấp
Sử dụng số liệu do phòng tín dụng của NH VCB ĐN cung cấp là tình hình hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, tình hình cho vay, kết quả kinh doanh... từ năm 2009 đến năm 2011, và sử dụng các thông tin tổng hợp được từ báo, tạp chí và internet.
3.2.2 Dữ liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập qua quá trình nghiên cứu định lượng từ cuộc phỏng vấn trực tiếp của người viết và gửi bảng câu hỏi để phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
3.3 Thiết kế mô hình
3.3.1 Mô hình tổng thể
Kết quả nghiên cứu định tính đưa ra 6 nhân tố ảnh hưởng khả năng cạnh tranh cho vay cá nhân tại VCB ĐN. Mô hình xây dựng dựa trên 6 nhân tố đó và phương pháp hồi qui tuyến tính bội được sử dụng để kiểm định mô hình dựa trên dữ liệu thu thập từ cuộc khảo sát.
Biến phụ thuộc Y : CT = Khả năng cạnh tranh cho vay cá nhân tại VCB ĐN Biến độc lập X:
Bảng 3.1 : Các biến độc lập Kí hiệu Biến độc lập
CS Chính sách cho vay QT Qui trình cho vay QC Tiếp thị, quảng cáo
NV Phong cách phục vụ của nhân viên CN Công nghệ Ngân hàng
HA Hình ảnh uy tín của Ngân hàng
(Nguồn : Kết quả nghiên cứu của tác giả T4/2012)
Mô hình hồi qui tổng thể :
CT = β0 + β1CS+ β2QT+ β3QC+ β4NV+ β5CN+ β6HA 3.3.2 Xây dựng thang đo cho các biến.
Qua quá trình nghiên cứu định tính và khảo sát sơ bộ thang đo cho các biến nghiên cứu được xây dựng, điều chỉnh như sau :
Bảng 3.2 : Xây dựng thang đo cho các biến Biến Nhân tố quan sát Mã hóa Thang đo
CS = Chính sách cho
vay
Lãi suất cho vay thấp m1.1 Likert
5 điểm Các khoản phí tín dụng thấp m1.2
Hạn mức cho vay hợp lý m1.3
Phương thức hoàn trả gốc, lãi linh hoạt m1.4
Sản phẩm cho vay đa dạng m1.5
QT = Quy trình cho
vay
Hồ sơ thủ tục đơn giản m2.1 Likert
5 điểm Thời gian giải quyết hồ sơ nhanh m2.2
Định giá tài sản đảm bảo phù hợp m2.3
Thủ tục giải ngân nhanh m2.4
QC = Tiếp thị
quảng cáo
Các chương trình quảng cáo sản phẩm cho vay đa dạng
m 3.1 Likert
5 điểm Có nhiều hình thức khuyến mãi m 3.2
Thông tin NH được cập nhật liên tục, đầy đủ m 3.3
NV = Phong cách phục vụ của nhân viên
Các nhân viên có chuyên môn làm việc tốt m4.1 Likert 5 điểm Các nhân viên nhiệt tình sẵn sàng giúp đỡ
khách hàng
m4.2 Nhân viên lịch thiệp và ân cần với khách hàng m4.3 Nhân viên giải quyết thỏa đáng khiếu nại của
khách hàng m4.4 CN= Công nghệ Ngân hàng
Dịch vụ ngân hàng điện tử phát triển m5.1 Likert 5 điểm Thẻ ATM đa dạng đơn vị chấp nhận thẻ nhiều m5.2
NH ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại hoạt động cho vay KHCN
m5.3 NH bảo mật thông tin KH tốt m5.4
HA= Hình ảnh uy tín của NH Uy tín NH cao m6.1 Likert 5 điểm Mạng lưới phòng giao dịch rộng khắp m6.2
Cơ sở vật chất khang trang m6.3
NH có địa điểm giao dịch thuận lợi m6.4 Thời gian giao dịch thuận lợi m6.5
CT= Khả năng cạnh tranh cho vay cá nhân
Anh chị cảm thấy hài lòng, NH đã đáp ứng nhu cầu và hoàn toàn thu hút được KH
m7.1 Likert
5 điểm Anh chị sẽ tiếp tục vay vốn tại NH khi có nhu
cầu và giới thiệu cho người khác tới VCB ĐN để vay vốn.
m7.2 Anh chị cảm thấy hoạt động cho vay cá nhân tại VCB ĐN rất cạnh tranh và tin tưởng sẽ có nhiều KH đến vay hơn nữa
m7.3
Ngoài ra tác giả còn sử dụng các thang đo định danh, thang đo thứ bậc nhằm sàng lọc đối tượng phỏng vấn và thu thập thông tin của các đối tượng này như độ tuổi giới tính, thu nhập nghề nghiệp...
3.4 Tiến hành các kiểm định
3.4.1 Phƣơng pháp thống kê mô tả
Mô tả phân tích tình hình kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình huy động vốn, doanh thu dư nợ cho vay, hoạt động cho vay KHCN...của NH Vietcombank Đồng Nai từ năm 2009 đến năm 2011
Lập bảng phân tích tần số, phân tích bảng chéo để thống kê mô tả đặc điểm thông tin các KH tham gia cuộc khảo sát...
3.4.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha [14]
Mục đích : kiểm tra xem 28 biến quan sát đã xây dựng có thật sự đo lường 7 nhân tố của mô hình hay không ( 6 biến độc lập, 1 biến phụ thuộc) nhằm loại bỏ biến quan sát rác.
Cách kiểm định : Thang đo có hệ số tin cậy tốt khi Cronbach Alpha ≥0,6 và hệ số tương quan biến tổng >0,3. Nếu các biến có hệ số tương quan biến tổng <0,3 làm cho Cronbach Alpha< 0,6 thì là biến rác và loại ra khỏi thang đo.
3.4.3 Phân tích nhân tố mới EFA [14]
Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo những biến quan sát không phù hợp sẽ bị loại ra, tiếp theo sẽ dùng phương pháp phân tích nhân tố mới EFA để kiểm định giá trị khái niệm thang đo.
Mục đích : rút gọn từ tập hợp nhiều biến quan sát thành biến nhỏ hơn, nhưng vẫn mang đầy đủ ý nghĩa.
Cách kiểm định :
Phân tích nhân tố khám phá bằng phương pháp Principle Components với phép quay Varimax, nhân tố trích được có eigenvalue >1,0
Hệ số KMO ≥ 0,5
Mức ý nghĩa của kiểm định Barlett < 0,05 Hệ số tải nhân tố Factor loading > 0,4
Chênh lệch giữa giá trị lớn nhất và nhỏ nhất lớn hơn 0,3. Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích > 50%
3.4.4 Phân tích hồi qui tuyến tính bội [13]
Từ 6 nhân tố và 25 biến quan sát đề nghị ban đầu, đánh giá thang đo và phân tích EFA sẽ giúp loại bỏ biến và gom các nhân tố lại để tiến hành phân tích hồi qui.
Mục đích : tìm ra các nhân tố và mức độ ảnh hưởng từng nhân tố đến khả năng cạnh tranh cho vay cá nhân tại VCB ĐN
Cách kiểm định : sử dụng SPSS 20.0 để chạy hồi qui Linear rồi kiểm định : Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi qui bội : Sử dụng giá trị R Square và Adjusted R Square trong bảng Model Summary, nếu giá trị này lớn hơn 50% thì sử dụng được, mô hình khá phù hợp. Kết luận : có mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và khả năng cạnh tranh cho vay cá nhân.
Kiểm định độ phù hợp của mô hình :
Đặt giả thuyết :
H0: R2 = 0 mô hình đưa ra không phù hợp. H1: R2 ≠ 0 mô hình đưa ra phù hợp.
Kiểm định giá trị F trong bảng phân tích phương sai (ANOVA):
+ Nếu sig. < 0,05 chấp nhận H1 : tồn tại quan hệ tuyến tính giữa biến độc lập và khả năng cạnh tranh cho vay cá nhân. Mô hình đưa ra phù hợp
+ Nếu sig. > 0,05 chấp nhận H0 : không tồn tại quan hệ tuyến tính giữa biến độc lập và khả năng cạnh tranh cho vay cá nhân. Mô hình đưa ra không phù hợp
Kiểm định ý nghĩa hệ số hồi qui :
Đặt giả thuyết :
H0: βk = 0 các hệ số hồi qui không có ý nghĩa, khả năng cạnh tranh cho vay không được giải thích bằng các biến độc lập H1: βk ≠ 0 các hệ số hồi qui có ý nghĩa, khả năng cạnh tranh cho vay
được giải thích bằng các biến độc lập.
+ Nếu các hệ số hồi qui có Sig. < 0,05 thì chấp nhận H1 :các hệ số có ý nghĩa và khả năng cạnh tranh cho vay được giải thích bằng các biến độc lập trong mô hình.
+ Nếu các hệ số hồi qui có Sig. > 0,05 thì chấp nhận H0: các hệ số không có ý nghĩa và khả năng cạnh tranh cho vay không được giải thích bằng các biến độc lập trong mô hình
Kiểm định sự đa cộng tuyến : Giá trị dung sai và VIF trong bảng
Coeffcient được dùng để kiểm tra sự đa cộng tuyến. Nếu dung sai lớn hơn 0 và VIF nhỏ hơn 10 thì không có hiện tượng đa cộng tuyến mô hình phù hợp.
Ngoài ra trong bài nghiên cứu còn tiến hàng kiểm định Chi-Square sự liên hệ giữa biến định danh và biến thứ bậc
Kiểm định mối liên hệ giữa nghề nghiệp của các cá nhân với việc đã từng vay NH, giữa thu nhập của các cá nhân với việc đã từng vay NH.
Mục đích : phân nhóm ra các KH thường có nhu cầu vay NH để NH hướng tới. Cách kiểm định : sử dụng SPSS 20.0 để kiểm định Chi-Square Kiểm tra giá trị Sig. của Pearson Chi-Square trong bảng Chi-Square Test. Nếu Sig. nhỏ hơn mức ý
nghĩa α = 0,05 : có mối liên hệ giữa các biến.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Trong chương 3 tác giả đã trình bày về phương pháp nghiên cứu chính của bài báo cáo đó là : phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Và trình bày về sơ đồ nghiên cứu, cách thức thu thập nguồn dữ liệu phục vụ nghiên cứu.
Cuối cùng trong chương này đưa ra giới thiệu mô hình hồi qui bội gồm 6 nhân tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh hoạt động cho vay các nhân tại NH VCB ĐN và phương pháp tiến hành kiểm định mô hình làm tiền đề cho việc nghiên cứu kiểm định mô hình trong chương 4.
CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CHO VAY CÁ NHÂN TẠI NGÂN
HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỒNG NAI
4.1 Khái quát về NH TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Đồng Nai. 4.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển. [6]
Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam Chi nhánh Đồng Nai Tên viết tắt : Vietcombank Đồng Nai
Địa chỉ : 77C, Hưng Đạo Vương, Trung Dũng, Biên Hòa, Đồng Nai
Giám đốc : Lê Văn Quyết
Số điện thoại : 061. 3382366
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Đồng Nai là chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam được thành lập trên cơ sở chuyển đổi phòng Ngoại hối Đồng Nai theo quyết định số 106/NHQĐ ngày 18/07/1989 của Tổng Giám đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đồng Nai chính thức khai trương vào ngày 01/04/1991 theo công văn số 36/NHNT-VP của Tổng Giám đốc Ngân hàng Ngọai thương Việt Nam. Ngân hàng Ngoại thương Đồng Nai chính thức chuyển đổi thành ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đồng Nai kể từ ngày 02/06/2008, theo quyết định số 415/QĐ.NHNT.TCCB-ĐT, ngày 05/06/2008 của Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
So với các NHTM khác trên địa bàn như các chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Ngân hàng Công Thương, Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển thì Chi nhánh VCB ĐN ra đời và hoạt động trong bối cảnh “sinh sau đẻ muộn” với biên chế ban đầu chỉ gồm 27 cán bộ, công nhân viên trong đó 17 người có trình độ đại học, rất ít người có khả năng sử dụng ngoại ngữ. Những ngày đầu mới thành lập, Ngân hàng phải đối mặt với những khó khăn nhất định: do ra đời sau ngân hàng khác nên lượng khách hàng còn ít, không có đối tượng là doanh nghiệp nhà nước, lại gánh khó khăn từ phòng ngọai hối trước đây là công cụ nợ khó đòi, số cán bộ công
nhân viên mới chỉ khoảng 27 người, không ai được đào tạo trong lĩnh vực ngọai