Phân tích một số nghiệp vụ chính tại VCB ĐN

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CHO VAY cá NHÂN tại NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỒNG NAI (Trang 48)

e. Thương hiệu và uy tín của NH

4.1.3 Phân tích một số nghiệp vụ chính tại VCB ĐN

4.1.3.1 Nghiệp vụ huy động vốn.

Bảng 4.1 : Tình hình huy động vốn tại VCB ĐN năm 2009 - 2011 (Đơn vị :Tỷ đồng ) Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh 2010/ 2009 So sánh 2011/2010 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Tổng nguồn huy động 4.089 100 5.393 100 5.828 100 1.304 31,9 435 8,07 Cá nhân 1.056 25,83 2.142 39,73 2.629 45,15 1.086 102 486 22,72 Tổ chức kinh tế 3.032 74,17 3.250 74,17 3.194 54,85 217 7,18 -56 -1,73

(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh VCB ĐN )[4] Nghiệp vụ huy động vốn là một hoạt động chính và quan trọng của các NHTM, đây là nguồn vốn chủ yếu cho mọi hoạt động của Ngân hàng. Vì thế mà Vietcombank

Giám Đốc

P.GĐ P.GĐ P.GĐ P. Kiểm Tra - Giám Sát - Tuân Thủ P. Khách Hàng DN P. KD Vốn - Ngoại tệ P. Hành Chánh Nhân Sự Các Phòng GD P.Khách Hàng SME P.Quản Lý Nợ P. Kinh Doanh DV P. Ngân Quỹ P. KT Thanh Toán P. Thanh Toán Thẻ P.Vi Tính Công Tác HCQT Công Tác XDCB P.Thanh Toán QT

Đồng Nai luôn coi trọng việc huy động vốn đặc biệt là nguồn vốn từ tiền gửi tiết kiệm của người dân do có tính ổn định cao. Mặc dù nền kinh tế trong vài năm qua có nhiều bất ổn nhưng tình hình động vốn của VCB ĐN vẫn có nhiều khả quan và tăng trưởng ổn định. Tình hình huy động vốn trong 3 năm 2009 – 2011 như sau :

Năm 2010 cho thấy thành công trong hoạt động huy động vốn của Chi nhánh, nguồn vốn huy động tăng 31,9% tương ứng tăng 1.304 tỷ đồng so với năm 2009

Năm 2011 nguồn huy động vốn đạt 5.828 tỷ đồng, tăng 435 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 8,07% so với năm 2010.

(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh VCB ĐN)[4]

Biểu đồ 4.1 : Tình hình huy động vốn tại VCB ĐN năm 2009-2011

Nhìn chung tình hình huy động vốn của VCB ĐN là khá tốt, nguồn vốn huy động năm sau đều tăng hơn so với năm trước, điều này cho thấy uy tín và thương hiệu của Chi nhánh được nâng cao và ngày càng được sự tín nhiệm của khách hàng. Trong đó nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế tại Chi nhánh luôn chiếm một tỷ trọng cao bởi vì KH tại VCB ĐN chủ yếu là các doanh nghiệp lớn. Còn đối với KHCN, nguồn vốn huy động luôn tăng trong những năm gần đây là một tín hiệu rất tốt cho Chi nhánh, bởi đa số đây là những nguồn vốn có tính ổn định cao giúp cho Chi nhánh chủ động trong việc sử dụng các nguồn vốn này. Để đạt được kết quả như vậy là do nền kinh tế đang dần phục hồi phát triển trở lại người dân tiết kiệm nhiều hơn nhưng chủ yếu là những thay đổi linh hoạt, nhạy bén trong hoạt động huy động vốn của ban lãnh

đạo chi nhánh khi đưa ra nhiều loại hình tiền gửi đồng thời là các chương trình khuyến mãi, hậu mãi, chính sách chăm sóc KH như trong năm qua chi nhánh đã triển khai các chương trình “Tri ân khách hàng”, “Quốc khánh trọn niềm vui”, “Quà tặng kim cương”…, đồng thời với đó là việc VCB ĐN tăng cường thu hút nguồn vốn bằng ngoại tệ với cam kết sẽ bán ngoại tệ lại cho KH. Chính vì thế mà đã thu hút được lượng lớn KH tạo ra sự tăng trưởng ổn định trong nguồn vốn huy động tại chi nhánh tạo điều kiện thuận để Chi nhánh có thể phát triển đa dạng dịch vụ, tăng khả năng thanh khoản hạn chế sự khan hiếm về vốn.

4.1.3.2 Nghiệp vụ cho vay

Cho vay là một trong những hoạt động chủ yếu tạo ra lợi nhuận cho NH, nguồn vốn huy động được để NH đáp ứng nhu cầu vay của KH. Do đó các NH phải cân bằng được hoạt động cho vay và huy động vốn nhằm tạo ra lợi nhuận lớn nhất. Để phân tích hoạt động cho vay tại VCB ĐN ta sẽ phân tích số liệu về doanh số cho vay, dư nợ và tình hình nợ xấu tại chi nhánh.

Doanh số cho vay

Bảng 4.2 : Doanh số cho vay tại VCB ĐN năm 2009 - 2011

( Đơn vị tính: Tỷ đồng) Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh 2010/ 2009 So sánh 2011/2010 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Doanh số cho vay 10.397 100% 11.951 100% 15.016 100% 1.554 14,9% 3.065 25,6% Ngắn hạn 9.937 95,6% 11.310 94,6% 14.139 94,2% 1.373 13,8% 2.829 25,0% Dài hạn 459 4,4% 641 5,4% 877 5,8% 182 39,7% 236 36,8%

(Nguồn :Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh VCB ĐN )[4] Doanh số cho vay tại chi nhánh trong năm 2010 đạt 11.951 tỷ đồng tăng 14,9% tương ứng tăng 1.554 tỷ đồng so với năm 2009, trong đó doanh số cho vay ngắn hạn tăng 13,8%, dài hạn tăng 39,7% so với năm 2009

Doanh số cho vay tại VCB ĐN năm 2011 đã tăng trưởng rất tốt tăng 3.065 tỷ đồng tương ứng tăng 25,6% so với năm 2010, trong đó doanh số cho vay ngắn hạn tăng 25%, còn dư nợ dài hạn tăng 36,8% so với năm 2010

(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh VCB ĐN )[4]

Biểu đồ 4.2 : Doanh số cho vay tại VCB ĐN từ năm 2009 - 2011

Qua biểu đồ ta thấy doanh số cho vay tại chi nhánh qua các năm đều tăng trưởng rất tốt. Đặc biệt là trong năm 2011 trước sự bất ổn của nền kinh tế thế giới, nợ công ở Châu Âu đã làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước nhưng hoạt động cho vay của Chi nhánh vẫn phát triển ổn định. Điều này có được là nhờ vào hoạt động huy động ngày càng tăng, cùng với đó là sự nỗ lực cố gắng của các cán bộ tín dụng và những chính sách phù hợp mà Chi nhánh đã đưa ra. Thêm vào đó VCB là một NH lớn, với uy tín cao được mọi người biết đến và VCB ĐN nằm ở vị trí thuận lợi trên địa bàn Tp Biên Hòa với số lượng đông đảo dân cư, các công ty với nhu cầu cao về vốn cũng đã góp phần tạo ra sự thuận lợi cho Chi nhánh phát triển hoạt động cho vay. Bên cạnh đó doanh số cho vay dài hạn luôn tăng trưởng mạnh trong thời gian qua năm 2009 chỉ chiếm 4,4% trong doanh số cho vay đến năm 2011 đã chiếm 5,8%. Thế nhưng doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm một tỷ trọng cao trên 90% phản ánh đúng thực trạng tại chi nhánh khi KH đến vay chủ yếu là doanh nghiệp với mục đích bổ sung vốn lưu động.

Dƣ nợ cho vay Bảng 4.3 : Tình hình dƣ nợ tại VCB ĐN năm 2009 -2011 (Đơn vị tính : tỷ đồng) Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 Giá trị trọng Tỷ Giá trị trọng Tỷ Giá trị trọng Tỷ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Dƣ nợ 4.174 100% 5.121 100% 6.008 100% 947 22,7% 887 17,3% Ngắn hạn 3.399 81,4% 4.208 82,2% 4.723 78,6% 809 23,8% 515 12,2% Trung, dài hạn 775 18,6% 913 17,8% 1.285 21,4% 138 17,8% 372 40,7% Nợ xấu 101 96 54 -5 -5% -42 -43,9% Nợ xấu/ dư nợ 2,4% 1,9% 0,9%

(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh VCB ĐN)[4] Năm 2010 dư nợ cho vay là 5.121 tỷ đồng tăng 947 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 22,7% so với năm 2009, cùng với đó nợ xấu cũng giảm 5 tỷ đồng so với 2009

Năm 2011 dư nợ cho vay là 6.008 tỷ đồng tăng 887 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 17,3% so với năm 2009, còn nợ xấu giảm mạnh 43,9% so với 2010

(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh VCB ĐN) [4]

Biểu đồ 4.3 : Dƣ nợ cho vay tại VCB ĐN năm 2009 -2011

Qua biểu đồ ta có thể dư nợ tại chi nhánh liên tục tăng trong các năm qua cho thấy qui mô tín dụng ngày càng được mở rộng. Trong đó chủ yếu là dư nợ ngắn hạn (luôn chiếm trên 70% tổng dư nợ), bởi vì các KH chủ yếu của chi nhánh là các doanh nghiệp thường vay để bổ sung nguồn vốn lưu động trong ngắn hạn, mua nguyên vật

liệu để sản xuất kinh doanh, còn các cá nhân thường vay để tiêu dùng thông qua sản phẩm cho vay mua nhà, mua xe, cho vay cán bộ công nhân viên…Nhưng trong năm 2011 dư nợ cho vay ngắn hạn tăng trưởng chậm, chiếm 78,6% tổng dư nợ, nguyên nhân chủ yếu là do những bất ổn kinh tế gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp, và lãi suất biến động cao làm cho các doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn. Còn cho vay trung và dài hạn tại chi nhánh chủ yếu là đầu tư vào các dự án, mua sắm tài sản cố định, mua nhà mua xe ô tô của các cá nhân. Mặc dù có những khó khăn kinh tế trong năm qua nhưng dư nợ trung và dài hạn tại chi nhánh vẫn tăng trưởng mạnh (tăng 40,7%), điều này cho thấy chi nhánh đang dần tập trung tín dụng trung dài hạn cho các doanh nghiệp để đầu tư công nghệ xây dựng các công trình lớn góp phần xây dựng đất nước. Thế nhưng các khoản vay trung dài hạn thường tiềm ẩn rủi ro lớn, do đó Chi nhánh nên kiểm soát tốt nguồn vay để đảm bảo an toàn tín dụng.

Có thể nói chất lượng tín dụng tại chi nhánh là rất tốt, nợ xấu liên tục giảm qua các năm. Năm 2009 chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế Mỹ 2008, mà dư nợ quá của chi nhánh đã lên tới 631 tỷ đồng ( nợ xấu là 101 tỷ đồng) đến năm 2010 nợ xấu đã còn lại là 96 tỷ đồng, giảm được 5 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ giảm 4,95%. Với những nỗ lực và cố gắng trong công tác quản lý nợ mà đến năm 2011 thì nợ xấu chỉ còn lại là 54 tỷ đồng chiếm 0,9% trên tổng dư nợ giảm đến 43,9% so với năm 2010. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng tại Chi nhánh đang ngày càng được nâng lên và hoạt động tín dụng của Chi nhánh là an toàn và ổn định, nợ xấu được kiểm soát chặt chẽ và giải quyết một cách hiệu quả.

4.1.3.3 Một số nghiệp vụ khác

Ngoài hoạt động huy động vốn và cho vay, tại VCB ĐN còn có nhiều hoạt động như dịch vụ thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử, bảo lãnh, bao thanh toán, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán xuất nhập khẩu... Trong phần này tác giả chỉ phân tích hoạt động kinh doanh ngoại tệ, thanh toán xuất nhập khẩu, vì đây là các nghiệp vụ thế mạnh và phát triển của VCB cũng như VCB ĐN.

Tình hình kinh doanh ngoại tệ và hoạt động xuất nhập khẩu trong 3 năm qua tại chi nhánh như sau :

Bảng 4.4 : Doanh số xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ tại VCB ĐN (Đơn vị : triệu USD)

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Doanh số Xuất nhập khẩu(XNK) 864 1.251 1.544 387 44,79% 293 18,98% Kinh doanh ngoại tệ 623 914 855 291 46,71% -59 -6,90%

(Nguồn :Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh VCB ĐN)[4] Năm 2010 doanh số XNK và kinh doanh ngoại tệ của VCB ĐN đều tăng mạnh so với năm 2009. Trong đó doanh số XNK tăng 387 triệu USD tương ứng tỷ lệ tăng 44,79%, còn kinh doanh ngoại tệ tăng 291 triệu USD tương ứng tỷ lệ tăng 46,71%.

Năm 2011 doanh số XNK tiếp tục đà tăng trưởng khi tăng 18,99% so với năm 2010 đạt 1.544 triệu USD. Trong khi đó kinh doanh ngoại tệ lại giảm 59 triệu USD tương ứng tỷ lệ giảm 6,9% so với năm 2010

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh VCB ĐN)[4]

Biểu đồ 4.4 : Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán XNK của VCB ĐN

Từ biểu đồ ta thấy mặc dù gặp phải sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM trên địa bàn, cùng với những khó khăn về kinh tế nhưng VCB ĐN vẫn giữ được ưu thế của mình là một trong những NH đi đầu trong hoạt động thanh toán quốc tế.Với doanh số XNK liên tục tăng qua các năm, đặc biệt là tăng trưởng mạnh trong năm 2010, dù trong

năm 2011 sự tăng trưởng có có phần chậm hơn so với năm 2010 nhưng đó cũng có thể coi là thành công của Chi nhánh trong bối cảnh của nền kinh tế trong năm qua.

Còn với hoạt động kinh doanh ngoại tệ VCB với tiền thân là cục dự trữ ngoại hối được xem là định chế tài chính hàng đầu và có uy tín nhất của Việt Nam trong hoạt động này. Hơn nữa tại TP Biên Hòa với nhiều khu công nghiệp, số lượng doanh nghiệp nước ngoài cùng với hoạt động kinh doanh XNK diễn ra sôi động là điều kiện thuận lợi để VCB ĐN phát huy hết sức mạnh của mình trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Doanh số mua bán ngoại tệ luôn ở mức cao và tăng trưởng qua các năm, nhưng trong năm 2011 do ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá, tỷ giá hồi đầu năm tăng lên đã tạo ra sự chênh lệch tỷ giá giữa thị trường tự do và ngân hàng làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động mua bán ngoại tệ của chi nhánh. Do vậy Chi nhánh nên có nhiều biện pháp như tăng cường công tác huy động và dự trữ ngoại hối cũng phát triển mở rộng việc sử dụng các công cụ ngoại hối phái sinh nhằm giảm thiểu rủi ro về tỷ giá.., để Chi nhánh có thể tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ.

4.1.3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh

Sau 20 năm hoạt động trên địa bàn Tp Biên Hòa, VCB Đồng Nai đã khẳng định được vị thế của mình là một trong những NHTMCP Nhà nước có uy tín lớn và hoạt động có hiệu quả nhất. Điều này được thể hiện cụ thể qua kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong 10 năm qua :

Bảng 4.5 : Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB ĐN 2001-2011 (Đơn vị tính : tỷ đồng) Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Thu nhập 94,0 125,2 185,7 204,1 286,1 379,9 394,9 583,4 497,8 742,6 861,5 Chi phí 65,7 89,7 135,7 146,3 204,8 237,1 290,1 536,2 294,4 442,9 502,3 Lãi 28,3 35,6 49,9 57,8 81,4 142,7 104,9 47,2 203,5 299,8 359,2

(Nguồn :Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh VCB ĐN)[4] Trong 10 năm trở lại đây nền kinh tế nước ta có nhiều những biến động, các NH phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn như : sự xâm nhập ồ ạt của các định chế tài chính nước ngoài sau khi nước ta gia nhập WTO năm 2007, khủng hoảng kinh tế Mỹ năm 2008, khủng hoảng nợ công Châu Âu năm 2011…cùng với đó là những quy định khắt khe hơn của Ngân hàng Nhà nước trong hoạt động của các NHTM cũng đã

tạo ra không ít những khó khăn cho VCB ĐN. Thế nhưng, Chi nhánh đã vượt qua được những khó khăn, thách thức đó để đạt được doanh thu và lợi nhuận liên tục tăng từ năm 2001 đến nay. So với cách đây 10 năm thì doanh thu và lợi nhuận của chi nhánh tăng hơn 8 lần, trong đó 3 năm gần đây lợi nhuận liên tục tăng trưởng mạnh : năm 2009 lợi nhuận tăng 330%, năm 2010 tăng 47%, năm 2011 tăng 19,8% so với năm trước. Trong giai đoạn này chỉ có 2 năm chi nhánh bị sụt giảm về lợi nhuận và doanh thu, năm 2007 giảm 37 tỷ tương ứng giảm 26,53% lý do là vào năm 2007 hệ thống VCB không còn phân biệt chi nhánh cấp 1 và cấp 2, nên hai chi nhánh Biên Hòa và Nhơn Trạch đã tách ra khỏi VCB Đồng Nai; còn năm 2008 lợi nhuận sụt giảm 57 tỷ đồng tương ứng giảm 54,94% đây là một sự sụt giảm khá lớn nhưng vào thời điểm đó thì là tình cảnh chung của toàn bộ nền kinh tế mà Chi nhánh không thể tránh khỏi.

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh VCB ĐN)[4]

Biểu đồ 4.5 : Kết quả hoạt động kinh doanh tại VCB ĐN từ năm 2001-2011 Tóm lại từ những phân tích trên ta có thể thấy hoạt động kinh doanh của VCB ĐN là rất tốt, phát triển đều và rất ổn định , đã xây dựng một được một hình ảnh tốt đẹp trong công chúng, một uy tín cao trên thị trường, góp phần không nhỏ trong việc xây dựng hệ thống Vietcombank trở thành một tập đoàn tài chính hàng đầu Việt Nam và tầm cỡ trong khu vực.

4.2 Thực trạng hoạt động cho vay KHCN tại VCB ĐN 4.2.1 Quy trình cho vay [7] 4.2.1 Quy trình cho vay [7]

Cũng như các NHTM khác và quy trình tín dụng chung, thì quy trình cho vay cá nhân cũng gồm có 6 bước, nhưng tại chi nhánh hướng dẫn cụ thể hơn công việc cho

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CHO VAY cá NHÂN tại NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỒNG NAI (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)