Nghiệp vụ cho vay

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CHO VAY cá NHÂN tại NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỒNG NAI (Trang 50 - 53)

e. Thương hiệu và uy tín của NH

4.1.3.2 Nghiệp vụ cho vay

Cho vay là một trong những hoạt động chủ yếu tạo ra lợi nhuận cho NH, nguồn vốn huy động được để NH đáp ứng nhu cầu vay của KH. Do đó các NH phải cân bằng được hoạt động cho vay và huy động vốn nhằm tạo ra lợi nhuận lớn nhất. Để phân tích hoạt động cho vay tại VCB ĐN ta sẽ phân tích số liệu về doanh số cho vay, dư nợ và tình hình nợ xấu tại chi nhánh.

Doanh số cho vay

Bảng 4.2 : Doanh số cho vay tại VCB ĐN năm 2009 - 2011

( Đơn vị tính: Tỷ đồng) Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh 2010/ 2009 So sánh 2011/2010 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Doanh số cho vay 10.397 100% 11.951 100% 15.016 100% 1.554 14,9% 3.065 25,6% Ngắn hạn 9.937 95,6% 11.310 94,6% 14.139 94,2% 1.373 13,8% 2.829 25,0% Dài hạn 459 4,4% 641 5,4% 877 5,8% 182 39,7% 236 36,8%

(Nguồn :Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh VCB ĐN )[4] Doanh số cho vay tại chi nhánh trong năm 2010 đạt 11.951 tỷ đồng tăng 14,9% tương ứng tăng 1.554 tỷ đồng so với năm 2009, trong đó doanh số cho vay ngắn hạn tăng 13,8%, dài hạn tăng 39,7% so với năm 2009

Doanh số cho vay tại VCB ĐN năm 2011 đã tăng trưởng rất tốt tăng 3.065 tỷ đồng tương ứng tăng 25,6% so với năm 2010, trong đó doanh số cho vay ngắn hạn tăng 25%, còn dư nợ dài hạn tăng 36,8% so với năm 2010

(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh VCB ĐN )[4]

Biểu đồ 4.2 : Doanh số cho vay tại VCB ĐN từ năm 2009 - 2011

Qua biểu đồ ta thấy doanh số cho vay tại chi nhánh qua các năm đều tăng trưởng rất tốt. Đặc biệt là trong năm 2011 trước sự bất ổn của nền kinh tế thế giới, nợ công ở Châu Âu đã làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước nhưng hoạt động cho vay của Chi nhánh vẫn phát triển ổn định. Điều này có được là nhờ vào hoạt động huy động ngày càng tăng, cùng với đó là sự nỗ lực cố gắng của các cán bộ tín dụng và những chính sách phù hợp mà Chi nhánh đã đưa ra. Thêm vào đó VCB là một NH lớn, với uy tín cao được mọi người biết đến và VCB ĐN nằm ở vị trí thuận lợi trên địa bàn Tp Biên Hòa với số lượng đông đảo dân cư, các công ty với nhu cầu cao về vốn cũng đã góp phần tạo ra sự thuận lợi cho Chi nhánh phát triển hoạt động cho vay. Bên cạnh đó doanh số cho vay dài hạn luôn tăng trưởng mạnh trong thời gian qua năm 2009 chỉ chiếm 4,4% trong doanh số cho vay đến năm 2011 đã chiếm 5,8%. Thế nhưng doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm một tỷ trọng cao trên 90% phản ánh đúng thực trạng tại chi nhánh khi KH đến vay chủ yếu là doanh nghiệp với mục đích bổ sung vốn lưu động.

Dƣ nợ cho vay Bảng 4.3 : Tình hình dƣ nợ tại VCB ĐN năm 2009 -2011 (Đơn vị tính : tỷ đồng) Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 Giá trị trọng Tỷ Giá trị trọng Tỷ Giá trị trọng Tỷ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Dƣ nợ 4.174 100% 5.121 100% 6.008 100% 947 22,7% 887 17,3% Ngắn hạn 3.399 81,4% 4.208 82,2% 4.723 78,6% 809 23,8% 515 12,2% Trung, dài hạn 775 18,6% 913 17,8% 1.285 21,4% 138 17,8% 372 40,7% Nợ xấu 101 96 54 -5 -5% -42 -43,9% Nợ xấu/ dư nợ 2,4% 1,9% 0,9%

(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh VCB ĐN)[4] Năm 2010 dư nợ cho vay là 5.121 tỷ đồng tăng 947 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 22,7% so với năm 2009, cùng với đó nợ xấu cũng giảm 5 tỷ đồng so với 2009

Năm 2011 dư nợ cho vay là 6.008 tỷ đồng tăng 887 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 17,3% so với năm 2009, còn nợ xấu giảm mạnh 43,9% so với 2010

(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh VCB ĐN) [4]

Biểu đồ 4.3 : Dƣ nợ cho vay tại VCB ĐN năm 2009 -2011

Qua biểu đồ ta có thể dư nợ tại chi nhánh liên tục tăng trong các năm qua cho thấy qui mô tín dụng ngày càng được mở rộng. Trong đó chủ yếu là dư nợ ngắn hạn (luôn chiếm trên 70% tổng dư nợ), bởi vì các KH chủ yếu của chi nhánh là các doanh nghiệp thường vay để bổ sung nguồn vốn lưu động trong ngắn hạn, mua nguyên vật

liệu để sản xuất kinh doanh, còn các cá nhân thường vay để tiêu dùng thông qua sản phẩm cho vay mua nhà, mua xe, cho vay cán bộ công nhân viên…Nhưng trong năm 2011 dư nợ cho vay ngắn hạn tăng trưởng chậm, chiếm 78,6% tổng dư nợ, nguyên nhân chủ yếu là do những bất ổn kinh tế gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp, và lãi suất biến động cao làm cho các doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn. Còn cho vay trung và dài hạn tại chi nhánh chủ yếu là đầu tư vào các dự án, mua sắm tài sản cố định, mua nhà mua xe ô tô của các cá nhân. Mặc dù có những khó khăn kinh tế trong năm qua nhưng dư nợ trung và dài hạn tại chi nhánh vẫn tăng trưởng mạnh (tăng 40,7%), điều này cho thấy chi nhánh đang dần tập trung tín dụng trung dài hạn cho các doanh nghiệp để đầu tư công nghệ xây dựng các công trình lớn góp phần xây dựng đất nước. Thế nhưng các khoản vay trung dài hạn thường tiềm ẩn rủi ro lớn, do đó Chi nhánh nên kiểm soát tốt nguồn vay để đảm bảo an toàn tín dụng.

Có thể nói chất lượng tín dụng tại chi nhánh là rất tốt, nợ xấu liên tục giảm qua các năm. Năm 2009 chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế Mỹ 2008, mà dư nợ quá của chi nhánh đã lên tới 631 tỷ đồng ( nợ xấu là 101 tỷ đồng) đến năm 2010 nợ xấu đã còn lại là 96 tỷ đồng, giảm được 5 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ giảm 4,95%. Với những nỗ lực và cố gắng trong công tác quản lý nợ mà đến năm 2011 thì nợ xấu chỉ còn lại là 54 tỷ đồng chiếm 0,9% trên tổng dư nợ giảm đến 43,9% so với năm 2010. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng tại Chi nhánh đang ngày càng được nâng lên và hoạt động tín dụng của Chi nhánh là an toàn và ổn định, nợ xấu được kiểm soát chặt chẽ và giải quyết một cách hiệu quả.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CHO VAY cá NHÂN tại NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỒNG NAI (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)