e. Thương hiệu và uy tín của NH
3.4.4 Phân tích hồi qui tuyến tính bội
Từ 6 nhân tố và 25 biến quan sát đề nghị ban đầu, đánh giá thang đo và phân tích EFA sẽ giúp loại bỏ biến và gom các nhân tố lại để tiến hành phân tích hồi qui.
Mục đích : tìm ra các nhân tố và mức độ ảnh hưởng từng nhân tố đến khả năng cạnh tranh cho vay cá nhân tại VCB ĐN
Cách kiểm định : sử dụng SPSS 20.0 để chạy hồi qui Linear rồi kiểm định : Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi qui bội : Sử dụng giá trị R Square và Adjusted R Square trong bảng Model Summary, nếu giá trị này lớn hơn 50% thì sử dụng được, mô hình khá phù hợp. Kết luận : có mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và khả năng cạnh tranh cho vay cá nhân.
Kiểm định độ phù hợp của mô hình :
Đặt giả thuyết :
H0: R2 = 0 mô hình đưa ra không phù hợp. H1: R2 ≠ 0 mô hình đưa ra phù hợp.
Kiểm định giá trị F trong bảng phân tích phương sai (ANOVA):
+ Nếu sig. < 0,05 chấp nhận H1 : tồn tại quan hệ tuyến tính giữa biến độc lập và khả năng cạnh tranh cho vay cá nhân. Mô hình đưa ra phù hợp
+ Nếu sig. > 0,05 chấp nhận H0 : không tồn tại quan hệ tuyến tính giữa biến độc lập và khả năng cạnh tranh cho vay cá nhân. Mô hình đưa ra không phù hợp
Kiểm định ý nghĩa hệ số hồi qui :
Đặt giả thuyết :
H0: βk = 0 các hệ số hồi qui không có ý nghĩa, khả năng cạnh tranh cho vay không được giải thích bằng các biến độc lập H1: βk ≠ 0 các hệ số hồi qui có ý nghĩa, khả năng cạnh tranh cho vay
được giải thích bằng các biến độc lập.
+ Nếu các hệ số hồi qui có Sig. < 0,05 thì chấp nhận H1 :các hệ số có ý nghĩa và khả năng cạnh tranh cho vay được giải thích bằng các biến độc lập trong mô hình.
+ Nếu các hệ số hồi qui có Sig. > 0,05 thì chấp nhận H0: các hệ số không có ý nghĩa và khả năng cạnh tranh cho vay không được giải thích bằng các biến độc lập trong mô hình
Kiểm định sự đa cộng tuyến : Giá trị dung sai và VIF trong bảng
Coeffcient được dùng để kiểm tra sự đa cộng tuyến. Nếu dung sai lớn hơn 0 và VIF nhỏ hơn 10 thì không có hiện tượng đa cộng tuyến mô hình phù hợp.
Ngoài ra trong bài nghiên cứu còn tiến hàng kiểm định Chi-Square sự liên hệ giữa biến định danh và biến thứ bậc
Kiểm định mối liên hệ giữa nghề nghiệp của các cá nhân với việc đã từng vay NH, giữa thu nhập của các cá nhân với việc đã từng vay NH.
Mục đích : phân nhóm ra các KH thường có nhu cầu vay NH để NH hướng tới. Cách kiểm định : sử dụng SPSS 20.0 để kiểm định Chi-Square Kiểm tra giá trị Sig. của Pearson Chi-Square trong bảng Chi-Square Test. Nếu Sig. nhỏ hơn mức ý
nghĩa α = 0,05 : có mối liên hệ giữa các biến.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Trong chương 3 tác giả đã trình bày về phương pháp nghiên cứu chính của bài báo cáo đó là : phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Và trình bày về sơ đồ nghiên cứu, cách thức thu thập nguồn dữ liệu phục vụ nghiên cứu.
Cuối cùng trong chương này đưa ra giới thiệu mô hình hồi qui bội gồm 6 nhân tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh hoạt động cho vay các nhân tại NH VCB ĐN và phương pháp tiến hành kiểm định mô hình làm tiền đề cho việc nghiên cứu kiểm định mô hình trong chương 4.
CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CHO VAY CÁ NHÂN TẠI NGÂN
HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỒNG NAI
4.1 Khái quát về NH TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Đồng Nai. 4.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển. [6]
Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam Chi nhánh Đồng Nai Tên viết tắt : Vietcombank Đồng Nai
Địa chỉ : 77C, Hưng Đạo Vương, Trung Dũng, Biên Hòa, Đồng Nai
Giám đốc : Lê Văn Quyết
Số điện thoại : 061. 3382366
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Đồng Nai là chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam được thành lập trên cơ sở chuyển đổi phòng Ngoại hối Đồng Nai theo quyết định số 106/NHQĐ ngày 18/07/1989 của Tổng Giám đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đồng Nai chính thức khai trương vào ngày 01/04/1991 theo công văn số 36/NHNT-VP của Tổng Giám đốc Ngân hàng Ngọai thương Việt Nam. Ngân hàng Ngoại thương Đồng Nai chính thức chuyển đổi thành ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đồng Nai kể từ ngày 02/06/2008, theo quyết định số 415/QĐ.NHNT.TCCB-ĐT, ngày 05/06/2008 của Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
So với các NHTM khác trên địa bàn như các chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Ngân hàng Công Thương, Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển thì Chi nhánh VCB ĐN ra đời và hoạt động trong bối cảnh “sinh sau đẻ muộn” với biên chế ban đầu chỉ gồm 27 cán bộ, công nhân viên trong đó 17 người có trình độ đại học, rất ít người có khả năng sử dụng ngoại ngữ. Những ngày đầu mới thành lập, Ngân hàng phải đối mặt với những khó khăn nhất định: do ra đời sau ngân hàng khác nên lượng khách hàng còn ít, không có đối tượng là doanh nghiệp nhà nước, lại gánh khó khăn từ phòng ngọai hối trước đây là công cụ nợ khó đòi, số cán bộ công
nhân viên mới chỉ khoảng 27 người, không ai được đào tạo trong lĩnh vực ngọai thương, ngọai hối…Trên cơ sở đó nhận thức rõ lợi thế và thách thức, những điểm mạnh và khó khăn, VCB ĐN đã xác định cho mình hướng đi tập trung huy động vốn từ khách hàng doanh nghiệp mà trứơc hết là khu vực có vốn doanh nghiệp nước ngòai.
Với nỗ lực không ngừng của các cán bộ nhân viên chi nhánh, với qui mô ban đầu chỉ có 4 phòng đến nay chi nhánh đã có 11 phòng nghiệp vụ và 6 phòng giao dịch trên địa bàn Tp Biên Hòa. Những thành quả đạt được của VCB ĐN gắn liền với việc đề ra những chủ trương kinh doanh đúng đắn, những hướng đi thích hợp, những giải pháp sáng tạo phù hợp với những thời điểm cụ thể nhằm đưa hoạt động vượt qua những thử thách và vươn lên không ngừng. Đó là :
VCB ĐN là chi nhánh đi đầu trên địa bàn trong việc ứng dụng công nghệ mới, đưa ra nhiều loại sản phẩm dịch vụ hiện đại với chất lượng cao, thực hiện thành công hoạt động huy động vốn tập trung từ các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài
Là đơn vị tiên phong đổi mới mô hình quản trị của VCB trong việc chuyển từ mô hình “quản trị theo sản phẩm” sang áp dụng mô hình “quản trị theo định hướng khách hàng kết hợp sản phẩm”.
Thực hiện mục tiêu phát triển ngân hàng đa năng, đa sản phẩm trên nền tảng công nghệ hiện đại, hệ thống thanh toán điện tử toàn cầu SWIFT, VCB-oline…; VCB Đồng Nai đã triển khai mạnh mẽ và phát triển nhanh chóng các sản phẩm dịch vụ chuyển tiền điện tử, các sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế và thẻ connect 24/24 ( thẻ ATM), các dịch vụ phonebanking, E-Banking thu hút hàng chục nghìn khách hàng thuộc mọi thành phần..
VCB ĐN là chi nhánh NHTM nhà nước đi tiên phong trong hệ thống cũng như trên địa bàn trong việc đầu tư vào các khu công nghiệp tập trung, các doanh nghiệp nước ngoài. Chi nhánh đã thu hút được nhiều khách hàng lớn và có tiềm lực về tài chính mạnh, có uy tín trên thị trường quốc tế đến giao dịch về tiền gởi, tín dụng, thanh toán quốc tế và nội địa ngày càng nhiều.
Cơ cấu tổ chức của VCB ĐN như sau :
(Nguồn :Tài liệu nội bộ phòng hành chánh nhân sự VCB ĐN)[6] Sơ đồ 4.1 : Cơ cấu tổ chức của VCB ĐN
4.1.3 Phân tích một số nghiệp vụ chính tại VCB ĐN 4.1.3.1 Nghiệp vụ huy động vốn. 4.1.3.1 Nghiệp vụ huy động vốn.
Bảng 4.1 : Tình hình huy động vốn tại VCB ĐN năm 2009 - 2011 (Đơn vị :Tỷ đồng ) Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh 2010/ 2009 So sánh 2011/2010 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Tổng nguồn huy động 4.089 100 5.393 100 5.828 100 1.304 31,9 435 8,07 Cá nhân 1.056 25,83 2.142 39,73 2.629 45,15 1.086 102 486 22,72 Tổ chức kinh tế 3.032 74,17 3.250 74,17 3.194 54,85 217 7,18 -56 -1,73
(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh VCB ĐN )[4] Nghiệp vụ huy động vốn là một hoạt động chính và quan trọng của các NHTM, đây là nguồn vốn chủ yếu cho mọi hoạt động của Ngân hàng. Vì thế mà Vietcombank
Giám Đốc
P.GĐ P.GĐ P.GĐ P. Kiểm Tra - Giám Sát - Tuân Thủ P. Khách Hàng DN P. KD Vốn - Ngoại tệ P. Hành Chánh Nhân Sự Các Phòng GD P.Khách Hàng SME P.Quản Lý Nợ P. Kinh Doanh DV P. Ngân Quỹ P. KT Thanh Toán P. Thanh Toán Thẻ P.Vi Tính Công Tác HCQT Công Tác XDCB P.Thanh Toán QT
Đồng Nai luôn coi trọng việc huy động vốn đặc biệt là nguồn vốn từ tiền gửi tiết kiệm của người dân do có tính ổn định cao. Mặc dù nền kinh tế trong vài năm qua có nhiều bất ổn nhưng tình hình động vốn của VCB ĐN vẫn có nhiều khả quan và tăng trưởng ổn định. Tình hình huy động vốn trong 3 năm 2009 – 2011 như sau :
Năm 2010 cho thấy thành công trong hoạt động huy động vốn của Chi nhánh, nguồn vốn huy động tăng 31,9% tương ứng tăng 1.304 tỷ đồng so với năm 2009
Năm 2011 nguồn huy động vốn đạt 5.828 tỷ đồng, tăng 435 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 8,07% so với năm 2010.
(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh VCB ĐN)[4]
Biểu đồ 4.1 : Tình hình huy động vốn tại VCB ĐN năm 2009-2011
Nhìn chung tình hình huy động vốn của VCB ĐN là khá tốt, nguồn vốn huy động năm sau đều tăng hơn so với năm trước, điều này cho thấy uy tín và thương hiệu của Chi nhánh được nâng cao và ngày càng được sự tín nhiệm của khách hàng. Trong đó nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế tại Chi nhánh luôn chiếm một tỷ trọng cao bởi vì KH tại VCB ĐN chủ yếu là các doanh nghiệp lớn. Còn đối với KHCN, nguồn vốn huy động luôn tăng trong những năm gần đây là một tín hiệu rất tốt cho Chi nhánh, bởi đa số đây là những nguồn vốn có tính ổn định cao giúp cho Chi nhánh chủ động trong việc sử dụng các nguồn vốn này. Để đạt được kết quả như vậy là do nền kinh tế đang dần phục hồi phát triển trở lại người dân tiết kiệm nhiều hơn nhưng chủ yếu là những thay đổi linh hoạt, nhạy bén trong hoạt động huy động vốn của ban lãnh
đạo chi nhánh khi đưa ra nhiều loại hình tiền gửi đồng thời là các chương trình khuyến mãi, hậu mãi, chính sách chăm sóc KH như trong năm qua chi nhánh đã triển khai các chương trình “Tri ân khách hàng”, “Quốc khánh trọn niềm vui”, “Quà tặng kim cương”…, đồng thời với đó là việc VCB ĐN tăng cường thu hút nguồn vốn bằng ngoại tệ với cam kết sẽ bán ngoại tệ lại cho KH. Chính vì thế mà đã thu hút được lượng lớn KH tạo ra sự tăng trưởng ổn định trong nguồn vốn huy động tại chi nhánh tạo điều kiện thuận để Chi nhánh có thể phát triển đa dạng dịch vụ, tăng khả năng thanh khoản hạn chế sự khan hiếm về vốn.
4.1.3.2 Nghiệp vụ cho vay
Cho vay là một trong những hoạt động chủ yếu tạo ra lợi nhuận cho NH, nguồn vốn huy động được để NH đáp ứng nhu cầu vay của KH. Do đó các NH phải cân bằng được hoạt động cho vay và huy động vốn nhằm tạo ra lợi nhuận lớn nhất. Để phân tích hoạt động cho vay tại VCB ĐN ta sẽ phân tích số liệu về doanh số cho vay, dư nợ và tình hình nợ xấu tại chi nhánh.
Doanh số cho vay
Bảng 4.2 : Doanh số cho vay tại VCB ĐN năm 2009 - 2011
( Đơn vị tính: Tỷ đồng) Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh 2010/ 2009 So sánh 2011/2010 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Doanh số cho vay 10.397 100% 11.951 100% 15.016 100% 1.554 14,9% 3.065 25,6% Ngắn hạn 9.937 95,6% 11.310 94,6% 14.139 94,2% 1.373 13,8% 2.829 25,0% Dài hạn 459 4,4% 641 5,4% 877 5,8% 182 39,7% 236 36,8%
(Nguồn :Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh VCB ĐN )[4] Doanh số cho vay tại chi nhánh trong năm 2010 đạt 11.951 tỷ đồng tăng 14,9% tương ứng tăng 1.554 tỷ đồng so với năm 2009, trong đó doanh số cho vay ngắn hạn tăng 13,8%, dài hạn tăng 39,7% so với năm 2009
Doanh số cho vay tại VCB ĐN năm 2011 đã tăng trưởng rất tốt tăng 3.065 tỷ đồng tương ứng tăng 25,6% so với năm 2010, trong đó doanh số cho vay ngắn hạn tăng 25%, còn dư nợ dài hạn tăng 36,8% so với năm 2010
(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh VCB ĐN )[4]
Biểu đồ 4.2 : Doanh số cho vay tại VCB ĐN từ năm 2009 - 2011
Qua biểu đồ ta thấy doanh số cho vay tại chi nhánh qua các năm đều tăng trưởng rất tốt. Đặc biệt là trong năm 2011 trước sự bất ổn của nền kinh tế thế giới, nợ công ở Châu Âu đã làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước nhưng hoạt động cho vay của Chi nhánh vẫn phát triển ổn định. Điều này có được là nhờ vào hoạt động huy động ngày càng tăng, cùng với đó là sự nỗ lực cố gắng của các cán bộ tín dụng và những chính sách phù hợp mà Chi nhánh đã đưa ra. Thêm vào đó VCB là một NH lớn, với uy tín cao được mọi người biết đến và VCB ĐN nằm ở vị trí thuận lợi trên địa bàn Tp Biên Hòa với số lượng đông đảo dân cư, các công ty với nhu cầu cao về vốn cũng đã góp phần tạo ra sự thuận lợi cho Chi nhánh phát triển hoạt động cho vay. Bên cạnh đó doanh số cho vay dài hạn luôn tăng trưởng mạnh trong thời gian qua năm 2009 chỉ chiếm 4,4% trong doanh số cho vay đến năm 2011 đã chiếm 5,8%. Thế nhưng doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm một tỷ trọng cao trên 90% phản ánh đúng thực trạng tại chi nhánh khi KH đến vay chủ yếu là doanh nghiệp với mục đích bổ sung vốn lưu động.
Dƣ nợ cho vay Bảng 4.3 : Tình hình dƣ nợ tại VCB ĐN năm 2009 -2011 (Đơn vị tính : tỷ đồng) Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 Giá trị trọng Tỷ Giá trị trọng Tỷ Giá trị trọng Tỷ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Dƣ nợ 4.174 100% 5.121 100% 6.008 100% 947 22,7% 887 17,3% Ngắn hạn 3.399 81,4% 4.208 82,2% 4.723 78,6% 809 23,8% 515 12,2% Trung, dài hạn 775 18,6% 913 17,8% 1.285 21,4% 138 17,8% 372 40,7% Nợ xấu 101 96 54 -5 -5% -42 -43,9% Nợ xấu/ dư nợ 2,4% 1,9% 0,9%
(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh VCB ĐN)[4] Năm 2010 dư nợ cho vay là 5.121 tỷ đồng tăng 947 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 22,7% so với năm 2009, cùng với đó nợ xấu cũng giảm 5 tỷ đồng so với 2009
Năm 2011 dư nợ cho vay là 6.008 tỷ đồng tăng 887 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 17,3% so với năm 2009, còn nợ xấu giảm mạnh 43,9% so với 2010
(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh VCB ĐN) [4]
Biểu đồ 4.3 : Dƣ nợ cho vay tại VCB ĐN năm 2009 -2011
Qua biểu đồ ta có thể dư nợ tại chi nhánh liên tục tăng trong các năm qua cho thấy qui mô tín dụng ngày càng được mở rộng. Trong đó chủ yếu là dư nợ ngắn hạn (luôn chiếm trên 70% tổng dư nợ), bởi vì các KH chủ yếu của chi nhánh là các doanh