e. Thương hiệu và uy tín của NH
4.2.3 Phân tích thực trạng hoạt động cho vay KHCN tại Chi nhánh
4.2.3.1 Về doanh số cho vay
Với tốc độ phát triển nhanh của nền kinh tế, xã hội ngày càng phát triển đời sống của người dân ngày càng tăng, nhu cầu về vốn từ đó cũng tăng lên để họ có thể kinh doanh, mua sắm tiêu dùng…Đặc biệt tại thành phố đang phát triển như Biên Hòa, thì nhu cầu vốn của người dân nhiều hơn bao giờ hết. Chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động cho vay cá nhân tại Chi nhánh phát triển, điều này được thể hiện qua doanh số cho vay tại chi nhánh qua các năm như sau:
Bảng 4.6 : Doanh số cho vay cá nhân tại VCB ĐN năm 2009 – 2011
(Đơn vị tính : tỷ đồng)
Biểu đồ 4.6 :Doanh số cho vay cá nhân tại VCB ĐN năm 2009 – 2011 (Đơn vị tính : tỷ đồng) Năm Doanh số cho vay cá nhân Tăng/ giảm Tỷ lệ 2009 1.590 2010 2.067 476 29,98% 2011 1.987 -80 -3,88%
(Nguồn : Báo cáo tổng kết của phòng khách hàng thể nhân và SME)[5] Doanh số cho vay KHCN tại VCB ĐN liên tục tăng trong các năm qua, tỷ trọng cho vay cá nhân luôn chiếm trên 15% tổng doanh số cho vay, điều này có được là nhờ những thay đổi trong chính sách cho vay tại chi nhánh, nghiên cứu mở rộng mạng lưới
giao dịch, tăng cường các hình thức quảng cáo tiếp thị để thu hút thêm KHCN. Trong đó năm 2010 có mức tăng trưởng cao khi đạt 2.067 tỷ đồng tăng 476 tỷ đồng tương ứng tăng 29,98% so với năm 2009. Còn so với năm 2010, trong năm 2011 doanh số cho vay giảm 80 tỷ đồng tương ứng giảm 3,88%, nguyên nhân dẫn đến việc giảm doanh số cho vay KHCN trong khi doanh số cho vay tại chi nhánh vẫn tăng có thể giải thích như sau :
+ Do ảnh hưởng xấu của nền kinh tế thế giới làm cho thu nhập của người dân bị giảm sút, cùng với đó là tỷ lệ lạm phát của nước ta trong năm 2011 ở mức cao đã khiến cho nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân cũng giảm xuống. Thêm vào đó lãi suất cho vay của các NH có thời điểm lên rất cao làm cho người dân không thể tiếp cận với nguồn vốn, chỉ có những cá nhân có thu nhập cao và ổn định mới đi vay.
+ Đồng thời cũng là do yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước về việc hạn chế cho vay KHCN với mục đích phi sản xuất để hạn chế tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nóng tại nước ta. Điều này đã dẫn đến việc các NHTM đã hạn chế cho vay đối với cá nhân với mục đích tiêu dùng và vào thời điểm cuối năm thì hầu như các NHTM không giải ngân cho hoạt động này.
4.2.3.2 Về dƣ nợ cho vay KHCN
Bảng 4.7 : Dƣ nợ cho vay cá nhân tại VCB ĐN năm 2009-2011
(Đơn vị tính : tỷ đồng) Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh
2010/ 2009
So sánh 2011/2010 Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Tổng dư nợ 4.174 5.121 6.008 947 22,69% 887 17,32% Dƣ nợ cho vay cá nhân 403 591 596 188 46,65% 5 0,85% Tỷ trọng dư nợ cá nhân/dư nợ 9,66% 11,54% 9,92% 1,9% -1,6%
(Nguồn : Báo cáo tổng kết của phòng khách hàng thể nhân và SME )[5] Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ tăng đều qua các năm, cho thấy sự chú trọng phát triển hoạt động này của Chi nhánh, góp phần không nhỏ trong việc tăng dư nợ tín dụng cho toàn bộ Chi nhánh. Cụ thể năm 2010 có sự tăng trưởng mạnh về dư nợ khi tăng 188 tỷ đồng tương ứng tăng 46,65% so với năm 2009. Còn năm 2011 có sự biến động nhẹ so với năm 2010 khi tăng 5 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ tăng 0,85%.
Thế nhưng xét về dư nợ cá nhân trên tổng dư nợ thì còn là khá thấp chỉ chiếm khoảng 10%. Năm 2010 có sự tăng trưởng mạnh về dư nợ cá nhân, nên tỷ trọng giữa dư nợ cá nhân và tổng dư nợ cũng khá cao chiếm 11,54% tăng 1,9% so với năm 2009. Nhưng đến năm 2011 thì lại sụt giảm 1,6% so với năm 2010, dư nợ cá nhân chỉ chiếm 9,92% trên tổng dư nợ, điều này cũng là dễ hiểu do doanh số cho vay trong năm 2011 bị sụt giảm do những khó khăn gặp phải nên cá nhân cũng vay ít hơn so với doanh nghiệp.
Để thấy rõ hoạt động cho vay cá nhân tại VCB ĐN, tác giả sẽ phân tích tình hình dư nợ cho vay cá nhân theo sản phẩm và thời hạn.
Cơ cấu dƣ nợ theo sản phẩm
Bảng 4.8 : Dƣ nợ cho vay cá nhân tại VCB ĐN theo sản phẩm năm 2009-2011 (Đơn vị tính : Tỷ đồng) Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 Giá
trị trọng Tỷ Giá trị trọng Tỷ Giá trị trọng Tỷ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Cho vay mua nhà 84 20,8% 128 21,7% 100 16,7% 44 52,4% -28 -21,9% Cho vay mua xe ô tô 98 24,3% 140 23,7% 135 22,6% 42 42,9% -5 -3,6% Cho vay tiêu dùng 36 8,9% 48 8,1% 90 15,2% 12 33,3% 42 87,5% Cho vay kinh doanh 173 42,9% 252 42,6% 247 41,4% 79 45,7% -5 -2,0%
Khác 12 3,0% 23 3,9% 24 4,1% 11 91,7% 1 4,3%
Tổng dƣ nợ 403 100% 591 100% 596 100% 188 46,7% 5 0,8%
(Nguồn : Báo cáo tổng kết của phòng khách hàng thể nhân và SME)[5] Từ bảng số liệu có thể thấy năm 2010, dư nợ theo các sản phẩm cho vay đều tăng mạnh so với năm 2009. Nhưng sang năm 2011 thì dư nợ cho vay cá nhân đều có xu hướng giảm là do doanh số cho vay cá nhân tại chi nhánh giảm so với năm 2010 như đã phân tích ở trên, giảm nhiều nhất là dư nợ cho vay mua nhà. Trong năm chỉ có dư nợ cho vay tiêu dùng là tăng mạnh so với 2010, chủ yếu là các khoản vay dành cho cán bộ quản lý, và các cá nhân có thu nhập cao qua hình thức vay thấu chi, và phát hành thẻ tín dụng, đây cũng là sản phẩm cho vay đang được chi nhánh tập trung chú trọng phát triển trong hoạt động cho vay cá nhân trong thời gian tới.
(Nguồn : Báo cáo tổng kết của phòng khách hàng thể nhân và SME)[5]
Biểu đồ 4.7 : Dƣ nợ cho vay cá nhân phân theo sản phẩm tại VCB ĐN 2009-2011
Từ biểu đồ cho thấy dư nợ cho vay cá nhân tại VCB ĐN chủ yếu là cá sản phẩm cho vay với mục đích sản xuất kinh doanh : chiếm 42,89% tương ứng 173 tỷ đồng trong năm 2009, năm 2010 chiếm 42,6% (252 tỷ đồng), năm 2011 chiếm 41,39% (247 tỷ đồng). Thế nhưng tỷ lệ dư nợ cho vay sản phẩm này trong tổng dư nợ cho vay cá nhân đang có xu hướng giảm mà thay vào đó là các sản phẩm cho vay tiêu dùng điều này phản ánh đời sống của đa số người dân đang tăng lên, nhu cầu mua sắm sử dụng các sản phẩm đắt tiền, xa xỉ cũng nhiều hơn trước. Cụ thể năm 2011 dư nợ cho vay mua xe ôtô chiếm 22,7% tổng dư nợ cho vay cá nhân, trong năm 2011 dư nợ cho vay mua xe ôtô là 135 tỷ đồng giảm nhẹ 5 tỷ đồng tương ứng giảm 3,6% so với năm 2010. Còn cho vay tiêu dùng dư nợ năm 2011 đạt 90 tỷ đồng tăng đến 87,5% so với năm 2010, và chiếm tỷ lệ 15,2% trong tổng dư nợ cá nhân, chủ yếu là các khoản cho vay dành cho các cán bộ công nhân viên tại các cơ quan trả lương qua chi nhánh, các khoản vay này thường qui mô không lớn nhưng số lượng là khá nhiều nên dư nợ dần tăng lên. Trong số các sản phẩm cho vay, dư nợ cho vay mua nhà cũng chiếm một tỷ lệ cao khoảng 20%, nhưng trong năm 2011 với những khó khăn của ngành bất động sản cùng với việc yêu cầu hạn chế cho vay của Ngân hàng Nhà nước mà dư nợ cho vay của sản phẩm này tại VCB ĐN cũng giảm sút khá mạnh, so với năm 2010 giảm 28 tỷ đồng tương ứng giảm 21,9%.
Cơ cấu dƣ nợ cho vay cá nhân theo thời hạn
Bảng 4.9 : Dƣ nợ cho vay cá nhân tại VCB ĐN theo thời hạn năm 2009-2011 (Đơn vị tính : Tỷ đồng) Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Ngắn hạn 250 62,0% 377 63,8% 390 65,4% 127 50,8% 13 3,4% Dài hạn 153 38,0% 214 36,2% 206 34,6% 61 39,9% -8 -3,7% Tổng dƣ nợ 403 100% 591 100% 596 100% 188 46,7% 5 0,8%
(Nguồn : Báo cáo tổng kết của phòng khách hàng thể nhân và SME)[5] Qua số liệu có thể thấy dư nợ cho vay của VCB ĐN chủ yếu là ngắn hạn, bởi vì các khoản vay chiếm tỷ lệ cao tại VCB ĐN là kinh doanh và tiêu dùng mà các khoản vay này thường có thời gian vay ngắn, trong khi các khoản có thời hạn vay lâu từ 5-10 năm là các khoản vay mua nhà, mua xe hơi lại không chiếm tỷ trọng cao tại chi nhánh. Năm 2009 dư nợ ngắn hạn là 250 tỷ đồng chiếm 62%, còn dư nợ trung và dài hạn chiếm 38%. Trong năm 2010 dư nợ cho vay đều tăng, dư nợ ngắn hạn tăng nhiều hơn so với trung và dài hạn chiếm 63,72% tổng dư nợ cá nhân. Năm 2011 so với năm 2010, trong khi dư nợ ngắn hạn tăng 3,4% (chiếm tỷ lệ 65,4%), thì dư nợ trung dài hạn lại giảm 3,7% lý do là các khoản vay trung dài hạn trong năm 2011như mua xe, mua nhà đều giảm mạnh.
Dư nợ cho vay ngắn hạn tại chi nhánh chiếm một tỷ trọng cao đã cho thấy ban lãnh đạo của VCB ĐN đã chú trọng đến việc phát triển hoạt động này ổn định và an toàn. Dư nợ ngắn hạn giúp cho chi nhánh có khả năng thu hồi vốn nhanh để tiếp tục mở rộng hoạt động cho vay, đồng thời đó là hạn chế các rủi ro từ các khoản vay có thời hạn quá lâu.
Tình hình nợ xấu cho vay cá nhân.
Bảng 4.10 : Tình hình nợ xấu cho vay cá nhân tại VCB ĐN năm 2009-2011 (Đơn vị tính : Tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh
2010/2009
So sánh 2011/2010 Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Nợ xấu cho vay cá nhân 1,37 1,60 1,25 0,23 16,46% -0,34 -21,56% Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ cá nhân 0,34% 0,27% 0,21% -0,07% -0,06%
(Nguồn : Báo cáo tổng kết của phòng khách hàng thể nhân và SME năm 2011)[5]
Biểu đồ 4.8 : Nợ xấu cho vay cá nhân tại VCB ĐN 2009-2011
Từ biểu đồ và bảng số liệu ta có thể thấy nợ xấu cho vay KHCN luôn có xu hướng giảm góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế những rủi ro từ hoạt động tín dụng cho chi nhánh. Năm 2010 tỷ lệ nợ xấu là 0,27% thấp hơn so với năm 2009, nhưng số dư nợ xấu lại cao hơn là do dư nợ 2010 cao hơn nhiều so với năm 2009, đến năm 2011 thì nợ xấu KHCN giảm cả về số dư lẫn tỷ lệ chỉ là 1,25 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 0,21% trên tổng dư nợ cá nhân. Nhìn chung nợ xấu KHCN luôn đạt theo đúng yêu cầu ban lãnh đạo chi nhánh đưa ra là phải thấp hơn 1%, kết quả này cho thấy nỗ lực của các cán bộ tín dụng tại chi nhánh đã có những biện pháp thúc giục các KH vay, cắt giảm hạn chế cho vay những KH có nợ dưới chuẩn, đồng thời là tìm kiếm cho vay những KH tiềm năng có khả năng thu hồi vốn cao.
4.2.3.3 So sánh thực trạng cho vay cá nhân với một số NH
Để có cái nhìn khái quát về thực trạng hoạt động cho vay với KHCN, tác giả so sánh tình hình cho vay cá nhân của VCB ĐN với một số NHTM khác trên địa bàn là Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Biên hòa (Agribank) và Ngân hàng TMCP Sài gòn Hà Nội Chi nhánh Đồng Nai (SHB). Agribank là NH Nhà nước đã hoạt động trên địa bàn khá lâu với mạng lưới giao dịch rộng, còn
SHB mới hoạt động trên địa bàn nhưng quy mô và mạng lưới đang không ngừng mở rộng. Tình hình hoạt động cho vay cá nhân của 3 NH năm 2011 như sau :
Bảng 4.11 : Hoạt động cho vay cá nhân tại các NH
(Đơn vị tính : Triệu đồng) Ngân hàng Vietcombank Agribank SHB
Doanh số cho vay 1.987.348 376.566 1.475.687
Dư nợ cho vay 596.817 177.049 464.254
Tỉ lệ dư nợ cho vay
KHCN/ tổng dư nợ 9,9% 21,7% 27,5%
Tình hình nợ xấu KHCN 1.253 1.009 2.134
Tỷ lệ nợ xấu KHCN/dư
nợ KHCN 0,21% 0,57% 0,45%
(Nguồn : Tổng hợp của tác giả)[5],[8],[9] Từ bảng số liệu ta có thể thấy sự vượt trội của VCB ĐN trong hoạt động cho vay KHCN. Trong 3 ngân hàng doanh số cho vay và dư nợ cho vay của VCB là lớn nhất, điều này có thể cho thấy thị phần cho vay của VCB ĐN trên địa bàn chiếm một tỷ trọng lớn và chi nhánh đã những chính sách chú trọng vào hoạt động này.
So sánh về doanh số và dư nợ cho vay ( chỉ tiêu phản ánh quy mô tín dụng) thì ta thấy doanh số và dư nợ của VCB ĐN là lớn nhất so với hai NH còn lại. Nhưng xét trên tỉ lệ dư nợ cho vay cá nhân và tổng dư nợ thì có thể thấy tỉ lệ dư nợ của VCB ĐN chỉ chiếm 9,9% trong khi đó của Agribank là 21,7% còn SHB là 27,5%. Điều này cho thấy VCB ĐN còn tập trung chủ yếu là cho vay với KH doanh nghiệp lớn, còn 2 NH Agribank và SHB đang chú trọng vào thị trường bán lẻ, vào KHCN. Đặc biệt là SHB có thời gian hoạt động trên địa bàn cũng chưa lâu nhưng kết quả này cho thấy họ đang dần lớn mạnh và là đối thủ cạnh tranh lớn trong lĩnh vực cho vay cá nhân.
So sánh về tỉ lệ nợ xấu (chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng) thì có thể thấy chất lượng tín dụng của VCB ĐN là tốt nhất khi tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cá nhân chỉ chiếm có 0,21%; 2 hai còn lại lần lượt có tỉ lệ nợ xấu là 0,57% (Agribank) và 0,45%(SHB). Như vậy có thể thấy rằng VCB ĐN đang chú trọng phát triển hoạt động cho vay KHCN theo hướng an toàn với mức độ rủi ro thấp, điều này là rất tốt khi nền kinh tế có nhiều bất ổn nợ xấu quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của NH, thế nhưng chi nhánh nên cũng
có những chính sách phù hợp để có thể phát triển thêm về doanh số và dư nợ để tỷ trọng cho vay giữa cá nhân và doanh nghiệp không quá chênh lệch.
4.3 Đánh giá những nhân tố ảnh hƣởng tới khả năng cạnh tranh của VCB ĐN trong hoạt động cho vay KHCN trong hoạt động cho vay KHCN
4.3.1 Các nhân tố khách quan
4.3.1.1 Môi trƣờng kinh tế vĩ mô
Trong năm 2011 nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn do sự bất ổn chính trị tại châu phi, động đất tại Nhật Bản, khủng hoảng nợ Châu Âu làm ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp cùng với đó là chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước và lãi suất bị đẩy lên cao làm cho các KH có nhu cầu khó tiếp cận với nguồn vốn của NH. Nhưng sang năm 2012, nền kinh tế nước ta đang có sự phục hồi mạnh mẽ, đời sống nhân dân ổn định, cùng với đó Ngân hàng nhà nước giảm trần lãi suất huy động yêu cầu các NH giảm lãi suất cho vay để giúp cá nhân phát triển công việc kinh doanh và nâng cao đời sống, cùng với đó với mục đích kích cầu tiêu dùng hoạt động cho vay cá nhân cũng đang được NHNN khuyến khích. Những điều này có tác động tích cực và hứa hẹn sẽ đem lại những thuận lợi cho hoạt động cho vay của NHTM.
4.3.1.2 Các đối thủ cạnh tranh
Địa bàn hoạt động của VCB ĐN là tập trung nhiều chi nhánh của các NHTM khác có thể kể đến như Vietinbank, Agribank, BIDV, HD Bank…, và đặc biệt là sự xuất hiện của NH 100% vốn nước ngoài HSBC. Đó là những đối thủ thực sự của chi nhánh, trong thời gian qua các NH này đã có hàng loạt chính sách thay đổi để thúc đẩy hoạt động cho vay KHCN :
Đầu tiên là việc NH BIDV giảm lãi suất cho vay với mức giảm 0,5-1%/năm, tiếp đế Agribank và Vietinbank cũng giảm lãi suất cho vay từ 1-1,5%/năm
NH TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank) triển khai chương trình “Ưu đãi lãi suất cho vay” đối với các KHCN có nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng cá nhân. Mức giảm lãi suất lên đến 2%/năm so với lãi suất cho vay thông thường [24]