Các chỉ tiêu phản ánh khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay cá nhân

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CHO VAY cá NHÂN tại NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỒNG NAI (Trang 25)

(Nguồn : tổng hợp của tác giả)

Sơ đồ 2.2 : Các chỉ tiêu phản ánh khả năng cạnh tranh cho vay cá nhân 2.2.2.1 Năng lực tài chính

Đây là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng cạnh của NHTM, vì khi có một tiềm lực tài chính vững mạnh thì các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng sẽ được đảm bảo trước những biến động, đặc biệt là hoạt động có nhiều rủi ro như cho vay. Sức mạnh tài chính của NHTM được thể hiện qua :

Vốn tự có

Theo Luật các tổ chức tín dụng Vốn tự có được định nghĩa bao gồm giá trị thực của vốn điều lệ của tổ chức tín dụng hoặc vốn được cấp của chi nhánh NHNN và các quỹ dự trữ, một số tài sản nợ khác theo quy định của NHNN Việt Nam [20]

Vốn tự có của NH cao sẽ giúp tăng khả năng cạnh tranh, cũng như uy tín trên thị trường và lòng tin của công chúng. Đồng thời trong hoạt động cho vay, giới hạn tín dụng đều phụ thuộc vào vốn tự có, thế nên một NH có vốn tự có lớn sẽ thuận lợi hơn khi mở rộng và cạnh tranh trong hoạt động tín dụng.

Trong nguồn vốn tự có thì vốn điều lệ (vốn pháp định) của NH luôn chiếm một tỉ lệ cao hơn các nguồn vốn khác. Vốn điều lệ của NHTM do nhà nước cấp nếu là NHTM nhà nước, do các cổ đông đóng góp nếu là NHTM cổ phần và phải bằng vốn pháp định do NHNN qui định. Theo qui định hiện nay vốn điều lệ tối thiểu của các NHTM là 3.000 tỷ đồng và theo dự thảo sẽ là 10.000 tỷ đồng vào năm 2015, nhằm tăng tính cạnh tranh trong quá trình hội nhập và đảm bảo hoạt động cho các NHTM.

Chỉ tiêu phản ánh khả năng cạnh tranh cho vay cá nhân của NHTM NĂNG LỰC TÀI CHÍNH SẢN PHẨM DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ NGUỒN NHÂN LỰC UY TÍN THƢƠNG HIỆU

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR)

Đây là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá năng lực tài chính của NHTM, nó là thước đo mức độ an toàn vốn của NHTM. CAR được xác định như sau :

Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) = Tổng tài sản có rủi ro Vốn tự có

Tỉ lệ này thường được dùng để bảo vệ những người gửi tiền trước rủi ro của ngân hàng và tăng tính ổn định cũng như hiệu quả của hệ thống tài chính toàn cầu. Bằng tỉ lệ này người ta có thể xác định được khả năng của ngân hàng thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành. Như vậy, khi ngân hàng đảm bảo được tỉ lệ này tức là nó đã tự tạo ra một tấm đệm chống lại những cú sốc về tài chính, vừa tự bảo vệ mình, vừa bảo vệ những người gửi tiền. Chính vì lý do trên, các nhà quản lý ngành ngân hàng các nước luôn xác định rõ và giám sát các ngân hàng phải duy trì một tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu [23]

Theo Basel II thì tỉ lệ này ở các nước là 12%, nhưng ở Việt Nam với qui mô các NH còn nhỏ và vốn điều lệ thấp do đó theo thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 của Ngân hàng nhà nước thì các NHTM phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 9%[11]. Điều này có nghĩa là nếu các NHTM không thể đạt được tỷ lệ này thì các NHTM phải giảm tài sản rủi ro bằng cách giảm các khoản cấp tín dụng. Do đó, NHTM có tỷ lệ CAR cao thì khả năng cạnh tranh cho vay cũng cao hơn NH khác.

Khả năng sinh lời

Khả năng sinh lời phản ánh kết quả của quá trình hoạt động kinh doanh và cũng là kết quả của sự cạnh tranh. Trong hoạt động NHTM, hoạt động tín dụng là hoạt động sinh lời chủ yếu. Khả năng sinh lợi cao giúp NH gia tăng được sức mạnh tài chính thông qua việc hình thành các qũy dự trữ giúp tăng nguồn vốn tự có, từ đó tăng cường được khả năng cạnh tranh. Mức sinh lợi thường được thể hiện qua các chỉ tiêu :

ROA = Thu nhập ròng

Tài sản có x100

Chỉ tiêu ROA phản ánh thu nhập trên tích sản của NH, được dùng để đo lường khả năng sinh lợi tích sản. Chỉ tiêu này thể hiện khả năng sử dụng linh hoạt các khoản

mục của tích sản, ROA càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản càng cao.[15]

(trang 644.)

ROE = Thu nhập ròng

Vốn tự có x100

Chỉ tiêu này đo lường tính lành mạnh trong hoạt động của một NH. Hệ số ROE phản ánh lợi nhuận kiếm được từ đơn vị vốn đầu tư. Nó có ý nghĩa quan trọng đối với các cổ đồng và nhà đầu tư [15] (trang 644)

Chất lƣợng tài sản có

Tài sản có là phần sử dụng nguồn vốn đưa vào kinh doanh và duy trì khả năng thanh toán của một ngân hàng ( yêu cầu rút tiền của KH gửi tiết kiệm và yêu cầu giải ngân của Kh vay). Chất lượng tài sản có là một chỉ tiêu tổng hợp nhất nói lên khả năng bền vững về mặt tài chính, khả năng sinh lời và năng lực quản lý của một NH. Tuyệt đại đa số rủi ro vốn có trong kinh doanh tiền tệ đều tập trung ở tài sản có [15] (trang 635)

Tài sản có của NHTM chủ yếu là các khoản cho vay và ứng trước. Do đó để đánh giá chất lượng tài sản có tốt hay xấu người ta thường xem xét tỷ số tổng dư nợ trên vốn huy động, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ...và các chính sách quản trị rủi ro của NHTM.

2.2.2.2 Sản phẩm dịch vụ

Sản phẩm, dịch vụ là nhân tố chính để các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau, trong hoạt động cho vay cũng vậy các NHTM phải đưa ra được nhiều sản phẩm cho vay, đa dạng hóa loại hình cho vay, hình thức phù hợp với điều kiện của KH. Chỉ tiêu phản ánh cạnh tranh qua sản phẩm được thể hiện qua :

Giá cả sản phẩm, dịch vụ : Trong hoạt động cho vay, giá cả chính là lãi suất mà NHTM cho KH vay. Thông thường các KH thường mong muốn chịu một lãi vay thấp nhưng lãi suất mà NHTM đưa ra thường là mặt bằng chung với các NH khác và phải bù đắp được lãi suất huy động vốn, các khoản chi phí hoạt động. Do đó để tăng tính cạnh tranh về giá cả các NHTM nên đưa ra các sản phẩm, dịch vụ bổ trợ khác để thu hút KH như là có các chương trình khuyến mãi, các dịch vụ tư vấn miễn phí...

Mức độ đa dạng hóa của loại hình cho vay : Các sản phẩm cho vay càng đa dạng, sẽ càng tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng có nhiều lựa chọn hơn, đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của các KH, điều này làm tăng tính cạnh tranh giúp cho có

thể dễ dàng chiếm lĩnh thị trường. Để làm được như vậy NH phải biết kết hợp các sản phẩm truyền thống với điều kiện kinh tế của dân cư nhằm đưa ra các gói sản phẩm phù hợp với họ. Thế nhưng NH có nhiều sản phẩm cho vay nhưng khách hàng không biết đến thì điều đó cũng trở nên vô nghĩa. Chính vì thế mà NH cũng phải tăng mức độ phổ biến sản phẩm của mình cho KH biết qua việc quảng cáo, mở rộng mạng lưới chi nhánh, cùng với đó là qui trình cho vay phải nhanh và thuận tiện cho KH. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản phẩm dịch vụ : Đánh giá khả năng cạnh tranh qua sản phẩm cũng chính là đánh giá hiệu quả của hoạt động cho vay KHCN, bởi vì với cùng một loại hình cho vay mà NH có số lượng khách hàng sử dụng nhiều hơn và tính hiệu quả cao hơn NH khác thì chứng tỏ khả năng cạnh tranh của NH là tốt hơn. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của hoạt động cho vay KHCN (đƣợc thể hiện chi tiết ở phụ lục 3).

2.2.2.3 Năng lực công nghệ

Ngân hàng là một nghành đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh. Việc ứng dụng công nghệ giúp cho NHTM có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn, tạo ra môi trường hiện đại giúp khách hàng cảm thấy thuận tiện và thoải mái hơn. Điều này là yếu tố tạo ra khả năng cạnh tranh cho NHTM.

Ứng dụng công nghệ của các NH được thể hiện qua việc NH sử dụng các phần mềm quản lý tốt, thiết bị hiện đại, ứng dụng và phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử (như Home banking, Internet banking, SMS banking..) trong các hoạt động. Cùng với đó công nghệ của NH phát triển cũng được thể hiện qua thời gian giải quyết nhanh chóng các nghiệp vụ như chuyển tiền, thanh toán, giải quyết hồ sơ vay..Nói chung công nghệ của NH có thể được đánh giá qua việc đưa ra có KH các sản phẩm tiện ích và phục vụ tốt trong quá trình quản lý điều hành.

Hiện nay với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, các NH có điều kiện thuận lợi để phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử, các giao dịch tự động thông qua máy ATM, máy POS để thực hiện các giao dịch như vay tiền, rút tiền, chuyển tiền, kiểm tra tài khoản mà không cần đến NH. Thế nhưng các dịch vụ này lại đem đến sự lo

lắng cho khách hàng về việc bị tiết lộ thông tin, mất tiền, nghẽn mạng, hoặc cung cấp thông tin chưa chính xác. Do đó, ngoài việc ứng dụng các công nghệ thì các NH phải thường xuyên kiểm tra, phát triển ứng dụng không ngừng các công nghệ mới để bảo mật thông tin tốt, bảo đảm an toàn, nhanh chóng và tiện lợi đem lại cho KH sự hài lòng về công nghệ của NH.

2.2.2.4 Nguồn nhân lực

Cũng như các ngành cung ứng dịch vụ khác, trong hoạt động NH thì nguồn nhân lực cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá được sự cạnh tranh với NH khác. Nguồn nhân lực trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàngcó thể được xem xét là : năng lực quản trị lãnh đạo của các cán bộ và nguồn nhân lực tham gia trực tiếp hoạt động kinh doanh.

Nhà quản trị là những người giữ vai trò quyết định trong việc xây dựng và nâng cao khả năng cạnh tranh của NH. Năng lực quản lý lãnh đạo của nhà quản trị được thể hiện qua sự nhạy bén chính xác trong các chiến lược kinh doanh, cũng như có những chính sách thay đổi kịp thời trước những biến động của kinh tế, những thay đổi của luật pháp và trước nhu cầu của khách hàn, sự thay đổi của các đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó năng lực quản trị cao còn được đánh giá qua kết quả hoạt động kinh doanh cao, có sự tăng trưởng theo thời gian, mở rộng được thị phần và năng cao được vị thế.

Nguồn nhân lực trực tiếp là các cán bộ tín dụng, các nhân viên tiếp xúc với các khách hàng. Trong môi trường cạnh tranh để có thể tồn tại phát triển thì việc xây dựng một nguồn nhân lực có chất lượng là vấn đề sống còn. Chất lượng nguồn nhân lực được thể hiện qua chuyên môn nghiệp vụ tốt, năng suất làm việc cao, sự nhiệt tình sáng tạo, nhiệt tình quan tâm đến khách hàng và được đánh giá qua mức độ hài lòng của khách hàng về phong cách phục vụ của nhân viên.

2.2.2.5 Thƣơng hiệu

Thương hiệu là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh khả năng cạnh tranh của Ngân hàng. Đó là tài sản vô hình của NH, là kết quả của quá trình phấn đấu của NH để tạo niềm tin cho KH. Thương hiệu của NH có thể được đánh giá thông sự tín nhiệm của KH, sự ưu

tiên lựa chọn NH để giao dịch, đồng thời đó cũng là các giải thưởng do các tổ chức có uy tín trong và ngoài nước trao tặng

2.2.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay cá nhân của ngân hàng thƣơng mại.

Khi nhắc tới cạnh tranh không thể không nhắc tới Michael Porter, ông được xem là cha đẻ của chiến lược cạnh tranh, theo ông thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gồm bốn yếu tố:

1)Các yếu tố bản thân doanh nghiệp : Bao gồm các yếu tố về con người (chất lượng, kỹ năng); các yếu tố về trình độ (khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm thị trường); các yếu tố về vốn

2)Nhu cầu của khách hàng : Đây là yếu tố có tác động rất lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp. Thông qua nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp có thể tận dụng được lợi thế theo quy mô, từ đó cải thiện các hoạt động kinh doanh và dịch vụ của mình

3)Các lĩnh vực có liên quan và phụ trợ : Sự phát triển của doanh nghiệp không thể tách rời sự phát triển các lĩnh vực có liên quan và phụ trợ như: thị trường tài chính, sự phát triển của công nghệ thông tin

4)Chiến lƣợc của doanh nghiệp, cấu trúc ngành và đối thủ cạnh tranh : Sự phát triển của hoạt động doanh nghiệp sẽ thành công nếu được quản lý và tổ chức trong một môi trường phù hợp và kích thích được các lợi thế cạnh tranh của nó.

Trong bốn yếu tố trên, yếu tố 1 và 4 được coi là yếu tố nội tại của doanh nghiệp, yếu tố 2 và 3 là những yếu tố có tính chất tác động và thúc đẩy sự phát triển của chúng. Ngoài ra, còn hai yếu tố mà doanh nghiệp cần tính đến là những cơ hội và vai trò của Chính Phủ. [17]

Nói chung, những yếu tác động đến khả năng cạnh tranh trong hoạt động của NH cũng như hoạt động cho vay KHCN cũng giống như các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như Micheal Porter đưa ra đó là :

(Nguồn : tổng hợp của tác giả) Sơ đồ 2.3 : Các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng cạnh tranh cho vay cá nhân

2.2.3.1 Nhân tố khách quan

a. Các yếu tố môi trƣờng vĩ mô

(Nguồn: tổng hợp của tác giả)

Sơ đồ 2.4 : Các yếu tố vĩ mô ảnh hƣởng đến khả năng cạnh tranh cho vay cá nhân (Chi tiết trình bày ở phụ lục 4)

Chính sách cho vay Năng lực tài chính Năng lực công nghệ Nhân lực Uy tín, thƣơng hiệu Môi trƣờng vĩ mô Đối thủ cạnh tranh Nhu cầu khách hàng NHÂN TỐ KHÁCH QUAN NHÂN TỐ CHỦ QUAN KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CHO VAY

b. Các đối thủ cạnh tranh

Trong hoạt động cho vay KHCN các NHTM không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác được phép như : quỹ tín dụng, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, công ty bảo hiểm. Chính những đối thủ cạnh tranh là những nhân tố tác động thúc đẩy các NH có những thay đổi, vì chỉ có thế thì NH mới có thể tồn tại và phát triển được. Các đối thủ mà NH quan tâm đó là tác nhân mới tham gi thị trường và cá tác nhân hiện tại:

+ Tác nhân từ phía NHTM mới tham gia thị trường. Các NHTM mới tham gia thị trường với những lợi thế quan trọng như: Mở ra những tiềm năng mới; Có động cơ và ước vọng giành được thị phần; Đã tham khảo kinh nghiệm từ những NHTM đang hoạt động; Có được những thống kê đầy đủ và dự báo về thị trường… Như vậy, bất kể thực lực của NHTM mới là thế nào, thì các NHTM hiện tại đã thấy một mối đe dọa về khả năng thị phần bị chia sẻ; ngoài ra, các NHTM mới có những kế sách và sức mạnh mà các NHTM hiện tại chưa thể có thông tin và chiến lược ứng phó.[19] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tác nhân là các đối thủ NHTM hiện tại. Đây là những mối lo thường trực của các NHTM trong kinh doanh. Đối thủ cạnh tranh ảnh hưởng đến chiến lược hoạt động kinh doanh của NHTM trong tương lai. Ngoài ra, những thay đổi và chính sách mục tiêu của các đối thủ thúc đẩy NH phải thường xuyên quan tâm đổi mới chính sách công nghệ, nâng cao chất lượng các dịch vụ cung ứng để chiến thắng trong cạnh tranh.[19]

c. Nhu cầu của KH

Khách hàng là nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại của các Ngân hàng bởi khách hàng vừa tham gia trực tiếp vào quá trình cung ứng sản phẩm dịch vụ

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CHO VAY cá NHÂN tại NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỒNG NAI (Trang 25)