Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CHO VAY cá NHÂN tại NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỒNG NAI (Trang 64)

e. Thương hiệu và uy tín của NH

4.3.1 Các nhân tố khách quan

4.3.1.1 Môi trƣờng kinh tế vĩ mô

Trong năm 2011 nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn do sự bất ổn chính trị tại châu phi, động đất tại Nhật Bản, khủng hoảng nợ Châu Âu làm ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp cùng với đó là chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước và lãi suất bị đẩy lên cao làm cho các KH có nhu cầu khó tiếp cận với nguồn vốn của NH. Nhưng sang năm 2012, nền kinh tế nước ta đang có sự phục hồi mạnh mẽ, đời sống nhân dân ổn định, cùng với đó Ngân hàng nhà nước giảm trần lãi suất huy động yêu cầu các NH giảm lãi suất cho vay để giúp cá nhân phát triển công việc kinh doanh và nâng cao đời sống, cùng với đó với mục đích kích cầu tiêu dùng hoạt động cho vay cá nhân cũng đang được NHNN khuyến khích. Những điều này có tác động tích cực và hứa hẹn sẽ đem lại những thuận lợi cho hoạt động cho vay của NHTM.

4.3.1.2 Các đối thủ cạnh tranh

Địa bàn hoạt động của VCB ĐN là tập trung nhiều chi nhánh của các NHTM khác có thể kể đến như Vietinbank, Agribank, BIDV, HD Bank…, và đặc biệt là sự xuất hiện của NH 100% vốn nước ngoài HSBC. Đó là những đối thủ thực sự của chi nhánh, trong thời gian qua các NH này đã có hàng loạt chính sách thay đổi để thúc đẩy hoạt động cho vay KHCN :

 Đầu tiên là việc NH BIDV giảm lãi suất cho vay với mức giảm 0,5-1%/năm, tiếp đế Agribank và Vietinbank cũng giảm lãi suất cho vay từ 1-1,5%/năm

 NH TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank) triển khai chương trình “Ưu đãi lãi suất cho vay” đối với các KHCN có nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng cá nhân. Mức giảm lãi suất lên đến 2%/năm so với lãi suất cho vay thông thường [24]

 NH TMCP Đông Nam Á (SeABank) triển khai chương trình vay mua nhà “Vững như kiềng ba chân” miễn 1 tháng tiền lãi đầu tiên đối với cá nhân mua nhà, xây dựng nhà,

sửa chữa nhà để ở. Số tiền vay tối đa 70% giá trị tài sản định giá, thời gian vay tối đa 20 năm, LS cho vay thấp nhất hiện tại 19%/năm (điều chỉnh thả nổi).[24]

 ACB giảm lãi suất đồng thời dành 7.000 tỉ đồng cho vay cá nhân và hộ gia đình như chương trình “Tích lũy từ lương, dựng xây tổ ấm”, “Hoàn lại vốn vay kinh doanh đã góp”... ACB cũng gia tăng hạn mức cho vay tín chấp hỗ trợ tiêu dùng từ 300 triệu đồng lên 500 triệu đồng, cho vay thấu chi tín chấp từ 50 triệu đồng lên 100 triệu đồng.[24]

 Bên cạnh đó HSBC cũng có chương trình ưu đãi lớn dành cho KHCN khi vay với lãi suất 0% trong tháng đầu tiên và nhiều phần quà hấp dẫn.

Trước những thay đổi của đối thủ để tăng tính cạnh tranh, VCB cũng giảm lãi suất cho vay 2%/năm trong toàn hệ thống, thế nhưng để tạo ưu thế thì VCB nên có những chính sách, biện pháp mới trong thời gian tới để thu hút thêm các KHCN.

4.3.1.3 Nhu cầu của KH

Các sản phẩm, dịch vụ đều bắt nguồn từ nhu cầu của KH, hoạt động cho vay cá nhân cũng thế nó chỉ sôi động và hấp dẫn với các NH khi mà nhu cầu vay vốn của người dân tăng lên. Trong thời tới nhu cầu vốn của các cá nhân được dự báo sẽ gia tăng rất nhiều vì những lý do sau đây :

 Nền kinh tế phục hồi giúp cho hoạt động buôn bán nhỏ lẻ của các tiểu thương cá nhân hộ gia đình sẽ thuận lợi hơn, họ sẽ muốn vay vốn để hoạt động và có thể mở rộng kinh doanh

 Lãi suất huy động của NH giảm thay vì tiết kiệm người dân sẽ vay NH để chi tiêu, mua xe, và đặc biệt là mua nhà khi mà giá các căn hộ đang giảm xuống.

Nhu cầu vay vốn của các cá nhân lớn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho VCB ĐN cũng như các NHTM khác phát triển hoạt động cho vay cá nhân nhưng cũng sẽ tạo ra sự cạnh tranh gay gắt. Do đó để cạnh tranh với các NH khác ngoài việc đáp ứng nhu cầu KH, VCB ĐN cũng nên quan tâm đến sự hài lòng cuả KH về chi nhánh

4.3.2 Các nhân tố chủ quan 4.3.2.1 Năng lực tài chính 4.3.2.1 Năng lực tài chính

Theo thông tư 13 ban hành của Ngân hàng Nhà nước các NHTM khi cho vay, bảo lãnh phải tuân theo các giới hạn về tín dụng. Cụ thể dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng

đối với một KH không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng. Tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với một KH không được vượt quá 25% vốn tự có của tổ chức tín dụng[11]. Do đó thực hiện theo đúng qui định của Nhà nước để tăng cường khả năng cạnh tranh và mở rộng hoạt động cho vay, cũng như là tăng cường sức mạnh tài chính trong các hoạt động kinh doanh, các NH trong thời gian qua đã liên tục có những thay đổi tăng nguồn vốn tự có của mình và NH Vietcombank cũng không ngoại lệ. Nguồn vốn tự có của các NH trong thời qua cụ thể như sau :

Bảng 4.12 : Vốn điều lệ của các Ngân hàng thƣơng mại

(Đơn vị : tỷ đồng) STT Ngân hàng T1/2008 T12/2010 T3/2012 1 Vietcombank 12.101 17.587 23.174 2 BIDV 7.900 14.373 28.251 3 Agribank 10.327 20.709 21.130 4 Vietinbank 9.000 16.858 20.230 5 Eximbank 3.722 10.560 12.355 6 Sacombank 4.449 9.179 10.740 7 SCB 1.970 4.185 10.584 8 ACB 2.630 9.377 9.377 9 Techcombank 2.521 6.932 8.788 10 Maritimebank 1.500 5.000 8.000 (Nguồn : reuters.com)[22] Từ số liệu ta thấy vốn điều lệ của các NH liên tục tăng trong thời gian qua để đáp ứng theo yêu cầu của NHNN cũng như tạo ra sức cạnh tranh trên thị trường. Trong đó vốn điều lệ của các NHTM nhà nước luôn cao hơn so với các NHTM khác, Vietcombank hiện tại là NH có vốn điều lệ vượt 1 tỷ USD sau khi NHNN có quyết định số 523/QĐ-NHNN ngày 22/3/2012 để tăng vốn điều lệ của Vietcombank lên 23.174 tỷ đồng. Điều này đã tạo ra thuận lợi cho hệ thống VCB trong đó có VCB ĐN để tăng sức mạnh cạnh tranh với các NH khác trên địa bàn.

4.3.2.2 Chính sách cho vay của VCB ĐN

Chính sách cho vay của một NH gồm nhiều yếu tố nhưng ở đây tác giả chỉ xem xét 2 yếu tố được KH quan tâm khi đi vay đó là lãi suất cho vay và các sản phẩm NH cung cấp.

Để đánh giá mức độ cạnh tranh qua sản phẩm của NH VCB ĐN, ta sẽ so sánh các sản phẩm mà VCB ĐN cung cấp so với các NH trên cùng địa bàn qua bảng sau :

Bảng 4.13 : Sản phẩm cho vay của các NHTM

Sản phẩm cho vay của các Ngân hàng VC B AGR BID V TC B AC B ST B SEA EIB AN Z HS BC Vay mua nhà          

Vay xây dựng sửa chữa nhà

     

Vay mua xe ôtô          

Vay du học         

Vay cầm cố giấy tờ có giá        

Vay tiêu dùng         

Cho vay cán bộ, nhân viên.      

Thẻ tín dụng         

Thấu chi tài khoản      

Vay sản xuất, kinh doanh      

Thế chấp chứng khoán chưa niêm yết

 

Thế chấp chứng khoán niêm yết

   

Đầu tư kinh doanh chứng khoán

   

Vay ứng tiền bán chứng khoán

      

Vay người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Vay hộ nông dân  

Vay trả góp 

Vay hỗ trợ tiểu thương  

Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp 

(Nguồn :Tổng hợp của tác giả ) Nhìn chung các sản phẩm cho vay của các NH đưa ra đều rất đa dạng và đáp ứng được hầu hết các nhu cầu của cá nhân. Trong đó có thể thấy các sản phẩm cho vay mà Agribank, ACB, và BIDV đưa ra cho các KHCN là khá nhiều và đều là các nhu cầu thiết yếu của người dân vì thế tạo điều kiện thuận lợi cho các NH này thu hút các KHCN. Trong khi đó các sản phẩm cho vay cá nhân mà VCB, cũng như VCB ĐN đưa ra còn khá ít và đơn điệu chưa có những sản phẩm đặc thù để tạo sự khác biệt. Tại VCB chưa có hình thức cho vay đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán, cũng như chưa có sản phẩm cho vay hỗ trợ học tập, và chi nhánh cũng chưa có sản phẩm cho vay đặc thù và riêng biệt của

chi nhánh. Hy vọng rằng trong thời gian tới, VCB sẽ đưa ra thêm được các sản phẩm cho vay mới, phù hợp với nhu cầu thiết yếu của KH để tăng tính cạnh tranh cho NH.

Lãi suất cho vay của VCB

Mặc dù các sản phẩm đưa ra không đa dạng, nhưng xét về giá cả mà ở đây là lãi suất cho vay thì mức lãi suất Chi nhánh đưa ra rất cạnh tranh. Xét về các sản phẩm chủ yếu của các NH đối với KHCN đó là mua nhà, mua xe và tiêu dùng thì lãi suất mà VCB đưa ra là luôn thấp hơn hoặc bằng với các NH khác, điều này đã tạo thuận lợi trong hoạt cho vay cá nhân của VCB phát triển và mở rộng.

Bảng 4.14 : Lãi suất cho vay của các NH (%) Tiêu Dùng Mua xe Mua nhà

Vietcombank 17,5 17 18 BIDV 16,5 17,5 17,5 Agribank 17,5 17,5 17,5 Vietinbank 17,5 17,5 17,5 SCB 18 20 18 ACB 18 17,5 18 Techcombank 17,9 18 19 Seabank 17,5 17 17,5 NH Phương Nam 19,2 20 19 Ocean bank 18 19 19 (Nguồn:laisuat.vn)[16] 4.3.2.3 Về ứng dụng công nghệ

Ứng dụng công nghệ được xem là một trong những điều kiện tiên quyết để NH tạo ra sự khác biệt để thu hút KH nâng cao tính cạnh tranh, cùng với đó với sự phát triển của hệ công nghệ thông tin tương đối đồng bộ và hiện đại trong vài năm qua đã tạo nền tảng cho các NH ứng dụng công nghệ trong mọi hoạt động. Chính vì thế mà trong thời gian gần đây các NH đã không ngừng đầu tư các trang thiết bị công nghệ hiện đại như : Agribank phát triển hoàn thiện hệ thống IPCAS II ; Sacombank đầu tư hệ thống phần mềm NH lõi Core Banking Teminos; NH Bưu điện Liên Việt ứng dụng hệ thống Core Banking Flexcube; NH Phát triển Hồ Chí Minh đầu tư phát triển phần mềm Symbols; còn NH ACB, Đông Á, Techcombank phát triển hệ thống thẻ, hệ thống thanh toán trực tuyến, và dịch vụ NH điện tử.

Còn đối với Vietcombank được xem là một trong những NH đi đầu trong việc ứng dụng và phát triển công nghệ trong hệ thống NH tại Việt Nam. Phần mềm NH sử dụng Silverlake SIBS Axis với nhiều tính năng vượt trội như : bảo mật thông tin tốt, hạch tốt chứng từ sổ sách thuận tiện hơn, việc quản lý nội bộ hiệu quả hơn, quản trị rủi ro tốt hơn như giúp NH quản trị rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, với nhiều mức độ quản lý khác nhau, đồng thời giúp nâng cao việc quản lý tài khoản khách hàng và cung cấp dịch vụ cho khách hàng với tốc độ cao. Cùng với đó Vietcombank cũng đáp ứng nhu cầu của khách hàng bằng các sản phẩm dịch vụ hiện đại trên nền tảng công nghệ mới như giao dịch trực tuyến VCB Online, hệ thống giao dịch tự động Connect 24, hệ thống ngân hàng điện tử E-Banking…

Trong hoạt động cho vay, Vietcombank cũng như tại VCB ĐN áp dụng nhiều công nghệ để đáp ứng nhu cầu của KH và cũng để có thể quản lý tốt nguồn vốn cho vay, giảm thiểu các rủi ro tín dụng. Tại chi nhánh sử dụng phần mềm chấm điểm tín dụng với độ chính xác cao và tốc độ xử lý nhanh, giúp cho các cán bộ tín dụng có thể đưa ra quyết định cho khách hàng vay hay không một cách nhanh chóng, cải thiện đáng kể thời gian và thủ vay. Cùng với đó khi KH vay vốn tại NH có thể kiểm soát tức thời hoạt động rút, trả nợ vay tại Chi nhánh bằng dịch vụ VCB-iB@nking hoặc VCB-SMS B@nking. Thêm vào đó Chi nhánh cũng tận dụng ưu thế của NH đó là thế mạnh về công nghệ thẻ, mà đẩy mạnh việc cho vay qua hình thức thẻ tín dụng, đây là hình thức cho vay có ít rủi ro cũng như xu hướng chung của các NH khi cho vay cá nhân, trong năm 2011 VCB ĐN đã phát hành 1037 thẻ tín dụng và sẽ đạt chỉ tiêu cao hơn vào những năm sau góp phần không nhỏ trong hoạt động cho vay KHCN tại Chi nhánh.

Với những công nghệ hiện có sẽ đảm bảo cho Vietcombank nói chung và VCB ĐN nói riêng nâng cao được sức mạnh cạnh tranh trong mọi hoạt động của mình để có thể tiến tới xây dựng một tập đoàn tài chính hàng đầu Việt Nam.

4.3.2.4 Về nguồn nhân lực

Xây dựng nguồn nhân lực với trình độ và chất lượng chuyên môn cao là một trong những mục tiêu chính của ban lãnh đạo VCB. Bên cạnh việc tuyển dụng các nhân viên mới có trình độ đại học trở lên để bổ sung cho nguồn nhân lực, tại VCB ĐN còn luôn chú

trọng đến công tác đào tạo và tái đào tạo nguồn nhân lực, tổ chức cho các cán bộ tham gia các lớp tập huấn để bổ sung kiến thức xã hội, nâng cao trình độ chuyên môn, các kiến thức pháp luật để phục vụ cho công việc. Trình độ nhân sự tại VCB ĐN cuối năm 2011 :

Bảng 4.15: Trình độ nhân sự tại VCB ĐN

(Đơn vị tính : số người) Chỉ tiêu Toàn chi nhánh Phòng KHCN

Số người Tỷ trọng Số người Tỷ trọng Thạc sĩ 10 4,08% 2 16,67% Đại học, Cao đẳng 184 80,41% 10 83,33% Trung cấp 11 4,49% 0 0% Lao động phổ thông 27 11,02% 0 0% Tổng số lao động 245 100% 12 100%

(Nguồn:Tài liệu nội bộ phòng hành chánh nhân sự VCB ĐN)[6] Với chỉ 27 cán bộ nhân viên trong những ngày đầu thành lập đến nay chi nhánh đã có 245 cán bộ nhân viên với trình độ chuyên môn cao. Cụ thể trình độ chủ yếu của các nhân viên tại VCB ĐN là đại học và cao đẳng chiếm tới 80,41%, trình độ thạc sĩ chiếm 4,08%. Và số còn lại là các nhân viên làm công tác hỗ trợ như kiểm ngân, bảo vệ, tài xế, tạp vụ…thì có 4,49% là trình độ trung cấp, còn lại lao động phổ thông chiếm 11,02%.

Riêng tại phòng cho vay KHCN toàn bộ các cán bộ đều có trình độ từ đại học trở lên, với 2 người có trình độ thạc sĩ chiếm 16,67% là trưởng và phó phòng, còn các nhân viên còn lại có trình độ đại học chiếm 83,33%. Đồng thời các nhân viên đều có độ tuổi còn rất trẻ do đó tinh thần học hỏi và năng động có trách nhiệm trong công việc là tác nhân chính giúp cho hoạt động cho vay KHCN tại chi nhánh ngày càng phát triển mở rộng với chất lượng tín dụng rất tốt. Qua tiếp xúc tác giả nhận thấy các cán bộ tín dụng tại chi nhánh rất nhiệt tình, sẵn sàng giúp đỡ, hướng dẫn cụ thể KH về các thủ tục vay vốn. Và thường xuyên gọi điện thoại nhắc nhở thông báo cho KH về các khoản lãi, gốc đến hạn, cũng như sẵn sàng tư vấn giải đáp những thắc mắc của KH, tạo ra một thiện cảm tốt cho các KH và các KH hầu như khi đã vay vốn tại chi nhánh đều có mong muốn sẽ tính tục vay lại khi có nhu cầu. Điều này đã cho thấy các cán bộ tín dụng đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và tiếp tục phát huy để giúp chi nhánh mở rộng phát triển nghiệp vụ cho vay KHCN.

4.3.2.5 Về thƣơng hiệu uy tín

Xây dựng một thương hiệu riêng là mục tiêu của bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tham gia trên thị trường. Đặc biệt trong giai đoạn hội nhập với nhiều thách thức, cạnh tranh khốc liệt việc xây dựng thương hiệu càng có ý nghĩa thiết thực để doanh nghiệp tạo ra sức mạnh, là điều giúp cho KH nhận diện được doanh nghiệp. Các NHTM ở nước ta cũng thế đã xây dựng và tạo ra được những thương hiệu riêng, đặc thù với các sản phẩm thế mạnh của mình. Như Agribank gắn liền với các hoạt động hỗ trợ cho nông thôn, nông

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CHO VAY cá NHÂN tại NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỒNG NAI (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)