Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CHO VAY cá NHÂN tại NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỒNG NAI (Trang 32)

a. Các yếu tố môi trƣờng vĩ mô

(Nguồn: tổng hợp của tác giả)

Sơ đồ 2.4 : Các yếu tố vĩ mô ảnh hƣởng đến khả năng cạnh tranh cho vay cá nhân (Chi tiết trình bày ở phụ lục 4)

Chính sách cho vay Năng lực tài chính Năng lực công nghệ Nhân lực Uy tín, thƣơng hiệu Môi trƣờng vĩ mô Đối thủ cạnh tranh Nhu cầu khách hàng NHÂN TỐ KHÁCH QUAN NHÂN TỐ CHỦ QUAN KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CHO VAY

b. Các đối thủ cạnh tranh

Trong hoạt động cho vay KHCN các NHTM không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác được phép như : quỹ tín dụng, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, công ty bảo hiểm. Chính những đối thủ cạnh tranh là những nhân tố tác động thúc đẩy các NH có những thay đổi, vì chỉ có thế thì NH mới có thể tồn tại và phát triển được. Các đối thủ mà NH quan tâm đó là tác nhân mới tham gi thị trường và cá tác nhân hiện tại:

+ Tác nhân từ phía NHTM mới tham gia thị trường. Các NHTM mới tham gia thị trường với những lợi thế quan trọng như: Mở ra những tiềm năng mới; Có động cơ và ước vọng giành được thị phần; Đã tham khảo kinh nghiệm từ những NHTM đang hoạt động; Có được những thống kê đầy đủ và dự báo về thị trường… Như vậy, bất kể thực lực của NHTM mới là thế nào, thì các NHTM hiện tại đã thấy một mối đe dọa về khả năng thị phần bị chia sẻ; ngoài ra, các NHTM mới có những kế sách và sức mạnh mà các NHTM hiện tại chưa thể có thông tin và chiến lược ứng phó.[19]

+ Tác nhân là các đối thủ NHTM hiện tại. Đây là những mối lo thường trực của các NHTM trong kinh doanh. Đối thủ cạnh tranh ảnh hưởng đến chiến lược hoạt động kinh doanh của NHTM trong tương lai. Ngoài ra, những thay đổi và chính sách mục tiêu của các đối thủ thúc đẩy NH phải thường xuyên quan tâm đổi mới chính sách công nghệ, nâng cao chất lượng các dịch vụ cung ứng để chiến thắng trong cạnh tranh.[19]

c. Nhu cầu của KH

Khách hàng là nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại của các Ngân hàng bởi khách hàng vừa tham gia trực tiếp vào quá trình cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng vừa trực tiếp sử dụng hưởng thụ sản phẩm đó. Chính vì vậy, nhu cầu, mong muốn, và cách thức sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng sẽ là nhân tố ảnh hưởng quan trọng tới số lượng, kết cấu và cách thức phân phối các sản phẩm dịch vụ. [19]

2.2.3.2 Nhân tố chủ quan

Các nhân tố khách quan tác động đến toàn bộ các NHTM, sẽ là thách thức hoặc cơ hội cho toàn hệ thống chứ không phải riêng biệt một NH nào, chính vì thế để tạo ra sự khác biệt, nâng cao khả năng cạnh tranh thì phải dựa vào chính nội lực của NH đó.

a. Chính sách cho vay của Ngân hàng

Đây là một yếu tố quan trọng quyết định tới khả năng cạnh tranh của NHTM. Đó là những chính sách về lãi suất, phí tín dụng cao thay thấp, sự đa dạng các sản phẩm cho vay hạn mức kì hạn cho vay và hình thức thu lãi có linh hoạt và phù hợp với khả năng của KH hay không. Đó là những chính sách quan tâm đến khách hàng, phục vụ khách hàng có tận tâm không. Hồ sơ vay vốn phức tạp hay đơn giản, thời gian giải quyết một hồ sơ vay là bao lâu, nếu qui trình cho vay phức tạp và mất nhiều thời gian thì sẽ khó mà cạnh tranh với NH khác.

b. Năng lực tài chính

Yếu tố tài chính là một nhân tố ảnh hưởng đến mọi hoạt động của NH chứ không chỉ hoạt động cho vay. Với một nguồn lực tài chính lớn, NH có thể đầu tư để xây dựng và phát triển các sản phẩm mới, cũng như là mua sắm các tài sản trang thiết bị hiện đại phục vụ kinh doanh. Đối với hoạt động cho vay năng lực tài chính mà cụ thể là vốn tự có ảnh hưởng đến hạn mức tín dụng NH được phép cấp cho KH, số dư nợ của KH theo quy định, cũng như đảm bảo được các rủi ro tín dụng xảy ra. Chính vì thế mà yếu tố tài chính có ảnh hưởng lớn đến hoạt động cho vay của NH. Một NH với sức mạnh tài chính có thể dễ dàng thu hút được KH, mở rộng thị trường tín dụng.

c. Nguồn nhân lực của Ngân hàng

Con người luôn là trung tâm trong mọi hoạt động, là yếu tố cốt lõi để tạo ra sự thành công. Trong hoạt động cho vay thì yếu tố con người lại hết sức quan trọng đòi hỏi các nhân viên phải có trình độ chuyên môn tốt. Với một đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao, đạo đức tốt sẽ hoàn thành tốt công việc thẩm định và quyết định cho vay chính xác, quản lý các hồ sơ vay và giám sát tín dụng chặt chẽ giúp NH ngăn ngừa được rủi ro tín dụng, cùng với đó sự nhiệt tình, thân thiện tận tình giúp đỡ của các cán bộ tín dụng sẽ tạo được hình ảnh tốt đẹp trong mắt của KH. Đồng thời các cán bộ tín dụng cũng là người đưa ra các ý kiến đóng góp hoàn thiện qui trình cho vay được tốt hơn, đưa ra các sản phẩm cho vay mới nhằm tạo ra sự khác biệt cạnh tranh với các NHTM khác.

Trong nguồn nhân lực, vai trò quản trị là yếu tố quyết định thành công. Các nhà lãnh đạo quản trị là người trực tiếp chỉ đạo giám sát quản lý mọi hoạt động của Ngân hàng, là gắn kết toàn bộ nhân viên xây dựng mô hình tổ chức hoàn hoản để khai thác mọi nguồn lực trong NH. Cũng là người đưa ra quyết định, chính sách phù hợp với những thay đổi của môi trường kinh doanh nhằm tạo ra sự ổn định cho NH.

d. Phát triển và ứng dụng công nghệ trong hoạt động cho vay

Một trong những đặc điểm của hoạt động NH là ứng dụng công nghệ, việc phát triển công nghệ sẽ giúp NH tạo được ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh không chỉ trong hoạt động cho vay mà còn trong mọi hoạt động. Công nghệ tạo điều kiện để NH đưa ra các sản phẩm mới, giúp NH giải quyết các thủ tục vay nhanh hơn, quản lý tốt thông tin khách hàng, theo dõi dư nợ cũng như thu nợ được chính xác. Trong đó việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử được xem là ưu tiên hàng đầu của các NHTM hiện nay, nhờ công nghệ mà các KH có thể tự kiểm tra khoản nợ của mình qua điện thoại, internet, hoặc nhận các thông báo của NH qua tin nhắn, mail giúp cho quá trình giao dịch trở nên thuận tiện, đơn giản hơn.

e. Thƣơng hiệu và uy tín của NH

Thương hiệu và uy tín được hình thành từ quá trình hoạt động của NH, nó thể hiện sự tín nhiệm của khách hàng đối với NH. Để xây dựng được thương hiệu thì đó là một quá trình lâu dài và tập hợp nhiều yếu tố của NH như sức mạnh tài chính, các dịch vụ sản phẩm, cung cách phục vụ, công nghệ của NH. Hoạt động NH hình thành trên cơ sở tín nhiệm vì thế một thương hiệu tốt, uy tín cao sẽ tạo ra được lòng tin cho KH giúp NH đạt được nhiều thành công không chỉ trong việc thu hút khách hàng vay.

2.3 Giới thiệu mô hình hồi qui tuyến tính bội 2.3.1 Định nghĩa 2.3.1 Định nghĩa

Phân tích hồi qui là nghiên cứu mối liên hệ phụ thuộc của một biến ( gọi là biến phụ thuộc hay biến được giải thích) với một hay nhiều biến khác( gọi là biến độc lập hay biến giải thích) [13]

Mô hình hồi qui tuyến tính bội là mô hình thể hiện liên hệ tương quan tuyến tính giữa một biến phụ thuộc và nhiều biến độc lập. Mô hình có dạng như sau:[13]

i pi p i i i X X X e Y 01 1  2 2 ...  

Trong đó : Y : biến phụ thuộc Xpi : biểu hiện giá trị của biến độc lập thứ p tại quan sát thứ i

Hệ số βk: là hệ số hồi qui riêng phần

ei : sai số của hồi qui

Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi qui bội : Giá trị R Square và Adjusted R Square được dùng để đánh giá độ phù hợp của mô hình. Nó thể hiện sự % biến thiên của biến phụ thuộc được giải thích bằng các biến độc lập (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kiểm định độ phù hợp của mô hình : Hệ số R Square để xem xét độ phù hợp của mẫu, do đó để kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi qui tổng thể chúng ta đặt giả thuyết hệ số Rsquare của tổng thể = 0

Đặt giả thuyết : H0 :01 2 ... p hay R2 = 0.

H1 :01 2 ... p hay R2 0 Sau đó dùng đại lượng F để kiểm định , so sánh F của mô hình với Fα(k-1, n-k) :

 F > Fα (k-1, n-k)  bác bỏ H0, chấp nhận H1 tồn tại quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và biến độc lập, mô hình được chấp nhận

 F < Fα (k-1, n-k) bác bỏ H1, chấp nhận H0 không tồn tại quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và biến độc lập, mô hình không được chấp nhận

Kiểm định ý nghĩa hệ số hồi qui : Một giả thuyết thường được kiểm tra là độ dốc của mô hình tổng thể β = 0. Giả thuyết : H0 :1  0 0 : 1 1   H

Sau đó dùng trị số thống kê t để kiểm định so sánh giá trị tuyệt đối của Tβ i với Tα/2,n-k  Tβ i > Tα/2,n-k  bác bỏ H0, chấp nhận H1  hệ số hồi qui có ý nghĩa thống kê, biến độc lập giải thích ý nghĩa cho biến phụ thuộc

 Tβ i < Tα/2,n-k  bác bỏ H1, chấp nhận H0  hệ số hồi qui không có ý nghĩa thống kê, biến độc lập không thể giải thích ý nghĩa cho biến phụ thuộc

2.3.2 Ứng dụng của mô hình hồi qui bội

Mô hình hồi qui tuyến tính bội được ứng dụng trong nhiều nghiên cứu kinh doanh, kinh tế tài chính, với việc xem xét xác định những nhân tố nào thật sự tác động đến vấn đề quan tâm, đồng thời hàm hồi quy bội cũng cho thấy sự đóng góp của từng nhân tố hay nói cách khác có thể xem xét nhân tố có tác động như thế nào đến biến nghiên cứu và đóng góp bao nhiêu trong giá trị của biến phụ thuộc.

Trong đề tài này người viết vận dụng mô hình hồi qui bội để kiểm định các yếu tố khả năng cạnh tranh cho vay KHCN của NH trên thị trường là như thế nào. Với biến phụ thuộc Y là khả năng cạnh tranh của NH, biến phụ thuộc X là các yếu tố thuộc về nội lực của NH có tác động đến khách hàng như chính sách cho vay, qui trình cho vay, uy tín, thương hiệu, công nghệ, trình độ của cán bộ tín dụng..

Mục đích của việc xây dựng hồi qui là tìm ra các yếu tố tác động đến mục tiêu nghiên cứu để đề ra các giải pháp cụ thể. Khả năng cạnh tranh cho vay KHCN của NH cũng thế, chịu tác động của nhiều yếu tố, thế nhưng không phải lúc nào các yếu tố đó cũng đúng cho toàn bộ các NH, mà tùy vào các điều kiện cụ thể của từng NH, điều kiện hoàn cảnh kinh tế, vào từng thời điểm mà những yếu tố tác động cũng khác nhau. Chính vì thế xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng tới cạnh tranh trong hoạt động cho vay KHCN có ý nghĩa quan trọng, sẽ giúp cho mỗi NH tìm ra được các yếu tố có tác động đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm thu hút thêm nhiều KH vay hơn.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Chương 2 đã nêu lên được khái quát hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM, với định nghĩa, đặc điểm, phân loại và cho thấy được vay trò của hoạt động cho vay này, nêu ra những quy định và quy trình của hoạt động cho vay này tại NHTM. Đồng thời cũng nêu lên khái niệm cạnh tranh và các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay cá nhân. Cũng như chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng và giới thiệu sơ lược về mô hình sẽ lựa chọn để kiểm định các nhân tố là mô hình hồi qui tuyến tính bội, mô hình cụ thể và phương pháp nghiên cứu của đề tài sẽ được trình bày và giới thiệu ở chương tiếp theo chương 3, và kết quả nghiên cứu trong chương 4.

CHƢƠNG 3 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Phƣơng pháp và quy trình nghiên cứu 3.1.1 Nghiên cứu định tính 3.1.1 Nghiên cứu định tính

Đây là bước quan trọng để xác định các biến và thiết kế mô hình.

Nội dung thực hiện :

Từ những nghiên cứu cơ sở lý thuyết ở chương 2 đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của VCB ĐN trong hoạt động cho vay cá nhân là : năng lực tài chính, chính sách cho vay, nhân viên, công nghệ NH, uy tín thương hiệu của NH.

Sau đó thảo luận nhóm, thảo luận tay đôi, tham khảo ý kiến từ bạn bè, thầy cô, các cán bộ tín dụng thì các nhân tố được điều chỉnh lại cho phù hợp gồm các yếu tố : chính sách cho vay, quy trình cho vay, tiếp thị quảng cáo, phong cách phục vụ của nhân viên, công nghệ NH, hình ảnh và uy tín của NH. Hình thành bảng câu hỏi sơ bộ.

Rồi tiến hành khảo sát sơ bộ các KH từ câu hỏi sơ bộ 30 khách hàng, và từ kết quả cuộc khảo sát sơ bộ và ý kiến của các cán bộ tín dụng để điều chỉnh bổ sung thêm cũng như loại bỏ những yếu tố không phù hợp, đồng thời là xây dựng thang đo cho các biến độc lập và phụ thuộc.

Kết quả của quá trình nghiên cứu định tính

Xác định được 6 yếu tố có tác động đến khả năng cạnh tranh cho vay KHCN tại NH VCB ĐN, đồng thời xác định các 25 biến quan sát để đo lường các yếu tố đó và 3 biến quan sát yếu tố cạnh tranh cho vay cá nhân. Cuối cùng là thiết kế xây dựng lại mô hình và bảng câu hỏi chính thức rồi tiến hành khảo sát chính thức bắt đầu nghiên cứu định lượng.

3.1.2 Nghiên cứu định lƣợng

Đây là nghiên cứu chính thức của đề tài để đưa ra các kết luận.

Nội dung thực hiện

Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua việc phỏng vấn trực tiếp gửi email, thu thập dữ liệu qua phiếu khảo sát.

Đối tƣợng khảo sát : cá nhân giao dịch tại Vietcombank Đồng Nai, và trên địa bàn Tp Biên Hòa.

Mẫu nghiên cứu : 350 khách hàng

Cách xác định kích thước mẫu [14] : Vì trong bài nghiên cứu thực hiện phân tích nhân tố, nên theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc số quan sát ( kích thước mẫu) tối thiểu 4,5 lần số quan sát (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, mẫu được tính như sau : 5k = 5 x 28 =140 quan sát

Vậy mẫu tối thiểu nghiên cứu là 140, để đảm bảo có thể đạt được kích thước cho việc chạy mô hình này tác giả chọn khảo sát : 350 khách hàng.

Phƣơng pháp chọn mẫu : chọn mẫu thuận tiện

Phƣơng pháp khảo sát : khảo sát trực tiếp KH và gửi email.  Thời gian khảo sát : 1/3/2012 đến 10/4/2012

Kết quả thu thập dữ liệu nhƣ sau :

Số phiếu phát ra : 350

Số phiếu thu hồi : 332 ( tỷ lệ 94,8%)

Số phiếu hợp lệ : 323 phiếu. Trong đó có 168 phiếu là KH đã từng vay vốn tại VCB ĐN được sử dụng cho việc chạy mô hình. Còn lại 92 KH chưa vay vốn tại NH và 63 KH vay vốn ở những NH khác dùng để thống kê mô tả, so sánh.

Sau đó sử dụng số liệu thu thập được và dùng phần mềm SPSS 20.0 để tiến hành các kiểm định nhằm đánh giá thang đo(Crobach‟s Alpha), phân tích nhân

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CHO VAY cá NHÂN tại NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỒNG NAI (Trang 32)