Vai trò, vị trí của dòng họ Hà Công, Cầm Bá trong phong trào chống Pháp cuối thế kỷ XIX.

Một phần của tài liệu Dòng họ hà công, cầm bá ở miền tây thanh hoá trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc (1885 1918 ) (Trang 101 - 107)

Hà Công Tú?

2.5 Vai trò, vị trí của dòng họ Hà Công, Cầm Bá trong phong trào chống Pháp cuối thế kỷ XIX.

chống Pháp cuối thế kỷ XIX.

Trong phong trào yêu nớc cuối thế kỷ XIX miền Tây Thanh Hoá nổi lên nh một lực lợng xung kích, ngay từ rất sớm đồng bào các dân tộc: Mờng, Thái, Kinh Dao, Mèo... đã sát cánh bên các nghĩa quân Điền L của Hà Văn Mao, Trịnh Vạn của Cầm Bá Thớc, Mờng Kỷ do Hà Văn Nho đứng đầu... miền Tây đã tham gia nhiều trận đánh lớn từ miền núi đến trung du xuống đồng bằng. Nghĩa quân đã tổ chức các trận đánh lớn ở Bái Thợng (đêm 8/11/1885) ở thành Thanh Hoá (đêm 11 rạng ngày 12-3-1886), ở La Hán (5/1887), Nhân Kỷ (tháng 5/1886 và tháng 11/1887) đã gây cho thực dân Pháp nhiều thiệt hại nặng nề. Ngoài ra các nghĩa quân miền Tây còn tham gia đánh chặn thực dân Pháp khi chúng tiến công lên các căn cứ Ba Đình (Nga Sơn) từ 1886-1887, Mã Cao (1887). Mặt khác cuộc đấu tranh của nhân dân các dân tộc miền Tây còn liên kết với phong trào yêu nớc tỉnh ngoài trong việc phối hợp tác chiến, tạo điều kiện thuận lợi để tiến công quân thù khi thời cơ đến, hoặc là rút lui khi phong trào gặp khó khăn.

Nét đặc biệt trong phong trào yêu nớc chống Pháp Miền Tây đặt dới sự lãnh đạo của dòng họ Hà Công Cầm Bá đó là nó nổ ra liên tiếp, khi nghĩa quân này bị đàn áp, thì nghĩa quân khác lại vùng lên. Tất cả đã tạo nên những đợt sóng trào dâng, đầy căm thù trớc thực dân Pháp xâm lợc. Miền Tây không chỉ là địa bàn cho các nghĩa quân miền núi Mờng, Thái, Dao, Mèo... mà còn là nơi trú

chân cho các nghĩa quân miền đồng bằng khi bị giặc đánh phá dữ dội buộc phải rút đi. Cho đến khi thực dân Pháp đã tiêu diệt đợc nghĩa quân của Cầm Bá Thớc (1895) về căn bản phong trào Cần Vơng miền Tây mới bị bị dập tắt. Nhng không phải vì thế mà nhân dân các tộc ngời miền Tây không còn đứng lên chống Pháp. Qua nhiều nguồn sử liệu đã cho thấy, nhiều bộ phận nghĩa quân đã sang vùng sông Đà theo Đốc Ngữ ra miền Bắc lên Yên Thế theo nghĩa quân Đề Thám hoặc vào miền núi Nghệ An theo Lang Văn Thiết (dân tộc Thái), nhiều nghĩa quân ở lại chờ thời nh Cầm Bá Lá dân tộc Thái, Hà Văn ái, Hà Văn Lãi, ngời Mờng thuộc Cẩm Ngọc - Cẩm Thuỷ hay mu đồ đánh Tây theo cách cha ông họ từng làm nh: Cầm Bá Thành (con trai của Cầm Bá Thớc), Hà Triều Nguyệt (con của Hà Văn Mao).

Vai trò, vị trí của Miền Tây đặt dới sự lãnh đạo của dòng họ Hà Công, Cầm Bá không chỉ dừng ở các hoạt động quân sự, là trung tâm của sự liên kết: Thanh Hoá - Lào, Thanh Hoá - Nghệ An, Thanh Hoá, Ninh Bình, Sơn La... mà còn thể hiện sự đấu tranh trên lĩnh vực văn hoá t tởng, kinh tế cũng không kém phần quyết liệt. Đó là cuộc đấu tranh giữa văn hoá truyền thống của các dân tộc Mờng, Thái, Dao, Hmông... với giáo lý Thiên chúa giáo và các sản phẩm của văn minh phơng Tây. Đây là cuộc đấu tranh có lúc thì âm ỉ, có những lúc thì bùng cháy dữ dội. Đây chính là một nét đặc sắc nhất trong phong trào Cần V- ơng Thanh Hoá nói riêng, cả nớc nói chung. Họ đấu tranh để không đi lính, đi phu cho Pháp, cho phong kiến tay sai, không nộp mọi thứ lâm thổ sản quý. Chống việc cớp đất lập đồn điền của thực dân, và một mực kiên quyết loại trừ đạo GiaTô. Nhng bên cạnh đó họ lại ra sức đóng góp cả về nhân lực, vật lực cho các nghĩa quân, sẵn sàng che dấu nghĩa quân, những thủ lĩnh đang bị vây lùng và truy bắt.

Nghiên cứu về phong trào yêu nớc chống Pháp cuối thế kỷ XIX của dân tộc ta, chúng tôi thấy Hà Văn Mao, Cầm Bá Thớc giữ một vị thế hết sức quan trọng.

Đối với Hà Văn Mao, Cầm Bá Thớc và cuộc khởi nghĩa do các ông lãnh đạo là một trong những cuộc khởi nghĩa nổ ra đầu tiên của đồng bào các dân tộc thiểu số phía Bắc đặt dới sự lãnh đạo của các thủ lĩnh dân tộc ít ngời. Dới sự chỉ đạo của ông nhân dân các dân tộc Mờng, Kinh, Dao, Thái và những bộ phân ng- ời Hoa lu vong trong các cánh quân Cờ Đen của Lu Vĩnh Phúc đã đồng lòng góp sức xây dựng đồn luỹ, hệ thống căn cứ kháng chiến. Nghĩa quân Điền L, Trịnh Vạn do Hà Văn Mao - Cầm Bá Thớc lãnh đạo không chỉ bó hẹp trong phạm vi miền núi xứ Thanh mà có lúc nó đã kết hợp với những lực lợng yêu nớc các miền đồng bằng, trung du, vùng biển và các tỉnh khác trong các trận quyết chiến với kẻ thù.

Có thể nói cả Hà Văn Mao, Cầm Bá Thớc, Hà Văn Nho… tuy không có t- ớc vị cao trong đám quan trờng cũng nh không phải thuộc tầng lớp trí thức nho học, nhng họ đã có chỗ đứng - một vị trí xứng đáng trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc lúc bấy giờ và đơng nhiên cũng trở thành những thành viên trong đám Văn thân. Hà Văn Mao, Cầm Bá Thớc là Văn thân kháng Pháp đó là một điều đặc biệt với những con ngời ở vùng rừng núi. Họ xứng đáng đợc tôn vinh trong hàng ngũ những anh hùng giải phóng dân tộc.

Có thể nói ngời mở đầu phong trào Cần Vơng Miền Tây là Hà Văn Mao và ngời cuối cùng đại diện cho phong trào là Cầm Bá Thớc. Hai thủ lĩnh ngời Mờng, ngời Thái cùng đông đảo các con em dân tộc miền núi nh Hà Văn Nho, Đội ấm, Quyền Vong, Quản Bổng, Đội Kiên, Đốc Dộp, Đốc Khoái, Đốc Lẫm, Đốc Rầm, Hà Công Hng, Hà Công Do, Hà Công Tú (dân tộc Mờng) cho đến Đốc binh Lê Trọng Nhung, suất đội Lò Văn Piềng, Hà Văn Liêu, lý trởng Lò Văn Nh, Cầm Bá Lá, Tấn Tín, Đốc Thận, Bang biện Cao Văn Lự, Lang Văn ọt, Lang Văn Thụ (dân tộc Thái)... cùng hợp sức với Phạm Bành, Đinh Công Tráng, Hoàng Bật Đạt, Tống Duy Tân, Cao Bá Điển...đã làm nên một "Ba Đình- Hùng Lĩnh... Một Trịnh Vạn, Mã Cao”, đỉnh cao của phong trào chống Pháp nổi tiếng cả nớc cuối thế kỷ XIX.

Hà Văn Mao, Cầm Bá Thớc, Hà Văn Nho và hàng ngàn chiến sĩ miền Tây có cái nhân cao cả của ngời yêu nớc, thơng dân, có cái trí sáng suốt để nhận rõ đâu là con đờng cần phải lựa chọn và quyết dấn thân theo. Có cái dũng của ngời chiến sĩ quyết xả thân vì nớc và chiến đấu hi sinh đến hơi thở cuối cùng. Đúng nh nhận xét của Nguyễn ái Quốc trong những năm 20 đầu thế kỷ XX: "Tôi tôn kính tất cả những Tống Duy Tân...cái chết của họ đã làm cho Tổ quốc họ sống lại, lòng can đảm của họ bất diệt".

Đúng nh nhận định của Ch. Fourniau: "Với cai Mao, Cầm Bá Thớc, các thủ lĩnh Cần Vơng có đợc những đảm bảo cho thắng lợi lớn của phong trào" [92; 552].

Từ những trình bày trên có thể rút ra một vài nhận xét về đặc điểm cuả phong trào yêu nớc miền Tây đặt dới sự lãnh đạo của con em dòng họ Hà Công, Cầm Bá.

Thứ nhất, phong trào chống Pháp ở miền núi Thanh Hoá cuối thế kỷ

XIX thuộc vào phong trào Cần Vơng bùng nổ sớm và kéo dài nhất trong phạm vi cả nớc (1885-1895). Sự hiện diện của các thủ lĩnh Hà Văn Mao, Cầm Bá Th- ớc, Hà Văn Nho là bằng chứng kinh động về tinh thần yêu nớc của các dân tộc ngời miền Tây trớc vận mệnh của Tổ quốc.

Thứ hai, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Tây đã lôi kéo

đợc đông đảo nhân dân các dân tộc ngời tham gia, các dân tộc Mờng, Thái, Dao, Mèo.. đã có mặt trong các nghĩa quân Ba Đình, Mã Cao, là lực lợng chủ yếu của phong trào chống Pháp ở Thanh Hoá sau khi vùng đồng bằng bị địch đánh chiếm.

Thứ ba, mặc dù thất bại nhng chính cuộc đấu tranh anh dũng, kiên cờng

đã để lại nhiều tấm gơng sáng về tinh thần yêu nớc, lòng căm thù giặc sâu sắc... Qua đó thể hiện truyền thống văn hoá, truyền thống yêu nớc đợc rèn đúc hàng ngàn năm của các dân tộc thiểu số miền Tây.

Thứ t, Nếu nh ở vùng Đồng bằng lãnh đạo phong trào yêu nớc là các Văn

thân, sĩ phu thì ở miền núi Thanh Hoá lại là các Thổ ty, Lang đạo, những dòng họ lớn, quý tộc trải qua nhiều đời làm Lang Cun - Lang Khô (Mờng) Lang Đạo, Tào Phìa (dân tộc Thái) hoặc là những dòng họ có vai vế trong bản mờng. Chính vì sức mạnh của dòng họ, vị thế của dòng họ trong xã hội miền Tây, nên khi họ phát động khởi nghĩa đã đợc đông đảo mọi tầng lớp, mọi tộc ngời tin t- ởng đi theo. Chính các dòng họ thế tục này là trung tâm của sự đoàn kết cho nên để đàn áp phong trào yêu nớc nơi đây thực dân Pháp cũng không quên dùng những lợi lộc về quan chức, phẩm hàm để chiêu dụ những ngời đứng đầu. Thậm chí khi không mua chuộc đợc họ (Cầm Bá Thớc, Hà Văn Mao...) thực dân Pháp buộc phải xử tử, nhng cũng cố gắng đa con em họ ra lãnh trách nhiệm đứng đầu bản mờng. Thực dân Pháp mặc nhiên không dám công khai tấn công vào chế độ đó. Mặc dù chúng biết rằng có ngày chế độ ấy sẽ sụp đổ.

Mối quan hệ giữa phong trào chống Pháp của các dân tộc miền núi Thanh Hoá với phong trào của nhân dân miền núi Nghệ Tĩnh và Hng Hoá là mối quan hệ nội tại, tạo nên một sức mạnh thống nhất, một bộ phận quan trọng của phong trào chống Pháp cuối thế kỷ XIX.

Sau khi Ba Đình thất thủ, phong trào chống Pháp chủ yếu diễn ra trên miền Tây Thanh Hoá. Để duy trì, phát triển lực lợng các thủ lĩnh của phong trào đã tiếp tục tăng cờng các mối liên lạc xung quanh. Trong những năm 1888 - 1889 Cầm Bá Thớc đã đợc sự giúp đỡ đắc lực của các tộc ngời miền núi Nghệ An (chủ yếu là dân tộc Thái) do Lang Văn Thiết, Lang Văn Hạnh đứng đầu. Qua tờ trát của Tán Tớng quân vụ Cầm Bá Thớc cấp cho Lang Văn Thiết để ngày 25 tháng 08 năm 1889 đã cho thấy mối quan hệ này, tờ trát có đoạn: "Bấy lâu nay quân lính khởi nghĩa, có đội xã này là Lang Văn Thiết là ngời vốn có hảo tâm nghĩa hiệp giúp đỡ, vậy cấp trát giao cho xã này lu giữ, nếu có quan quân tới đem trát này ra trình để họ đợc biết". Do mối quan hệ này mà trong những năm 1890-1891 khi căn cứ Trịnh Vạn có nguy cơ bị tiêu diệt thì Đốc

Thiết đã cho quân sang phối hợp hỗ trợ tác chiến với nghĩa quân châu Thờng, họ đã ra sức chi viện quần áo, lơng thực cho nghĩa quân.

Mặt khác giữa nghĩa quân miền Tây Thanh Hoá với Hng Hoá, Ninh Bình cũng có sự giúp đỡ và ủng hộ lẫn nhau. Các nghĩa quân của Đốc Tâm, Lãnh binh Tráng ở Ninh Bình của Đê Kiều, Đốc Ngũ ở vùng hạ lu Sông Đà đã đợc đẩy mạnh hơn trong những năm cuối cùng của phong trào Cần Vơng. Miền Tây Thanh Hoá trở thành trọng tâm của phong trào yêu nớc chống Pháp xâm lợc lúc bấy giờ.

Tiểu kết chơng 2

Trong những tháng ngày oanh liệt chống Pháp dới ngọn cờ Cần Vơng, dòng họ Hà Công, Cầm Bá đã có những đóng góp hết sức to lớn cho phong trào giải phóng dân tộc, kế thừa truyền thống thợng võ của cha ông dòng họ Hà Công, Cầm Bá đã đứng lên đoàn kết các dòng họ, dân tộc tổ chức kháng chiến trên một vùng đất đai, rộng lớn trớc một bối cảnh lịch sử hết sức khó khăn.

Nét nổi bật trong các cuộc khởi nghĩa ấy là sự tham gia đông đảo của các dân tộc ít ngời Thái, Mờng, Dao, Mèo…với tất cả các loại vũ khí từ thô sơ nh giáo, mác, cung tên đến những loại vũ khí hiện đại cớp đợc của kẻ thù. Đó là sự lãnh đạo của những dòng họ có uy tín lớn, của những cá nhân đang trực tiếp đứng đầu xã hội bản Mờng, bộ phận làm nên xã hội, mà từ trớc tới nay nhiều nhà sử học đều quen gọi là giai cấp bóc lột.

Bên cạnh đấu tranh trên lĩnh vực quân sự cuộc chiến đấu về kinh tế và bảo vệ nền văn hoá truyền thống cũng không kém phần quyết liệt. Có thể nói đây là một trong những nét mới nhất của phong trào Cần Vơng miền Tây dới sự lãnh đạo của hai dòng họ Cầm Bá, Hà Công.

Thất bại về mặt quân sự đối với dòng họ Hà Công, Cầm Bá không những không mất đi uy tín và địa vị của dòng họ mà nó còn làm tăng thêm vai trò to lớn trong cộng đồng các dân tộc miền Tây. Bởi lẽ các tộc ngời miền Tây nói

riêng và dân tộc Việt Nam nói chúng cha bao giờ quên ơn những vị anh hùng đã đứng lên lãnh đạo nhân dân chống giặc bảo vệ đất nớc.

Bằng chứng lịch sử đã cho thấy, sau khi phong trào Cần Vơng Thất bại, thực dân Pháp buộc phải tiếp tục đa con em dòng họ lên nắm các chức vụ cao trong bản mờng. Điều đó đã dẫn đến dòng họ Hà Công, Cầm Bá tiếp tục có điều kiện để chống Pháp. Hai dòng họ lại tiếp tục chuẩn bị xây dựng những thứ cần thiết cho một cuộc chiến đấu mới.

Chơng 3:

Những đóng góp của dòng họ Hà Công, Cầm bá từ sau phong trào cần vơng đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất

Một phần của tài liệu Dòng họ hà công, cầm bá ở miền tây thanh hoá trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc (1885 1918 ) (Trang 101 - 107)