Miền Tây Thanh Hoá trong chính sách xâm lợc của thực dân Pháp

Một phần của tài liệu Dòng họ hà công, cầm bá ở miền tây thanh hoá trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc (1885 1918 ) (Trang 46 - 49)

phong kiến ở thời kỳ Cận Đại.

Trong luận án tiến sĩ cấp nhà nớc Cha-Fouriau, khi nghiên cứu về phong trào yêu nớc Cần Vơng Thanh Hoá đã rút ra 3 đặc điểm của phong trào nơi đây:

Thứ nhất, phong trào Thanh Hoá là trung tâm của cả Bắc Việt Nam. Thứ hai, phong trào có nguy cơ lan rộng ra Bắc vào Nam phát triển gần nh một cuộc tổng nổi dậy.

Thứ ba, phong trào tập hợp Sĩ phu Văn thân thúc đẩy nông dân ở đồng bằng cùng ngời Mờng ở vung cao và trên các ngã đi về phía Thợng du Bắc Kỳ.

Cha-Fourniau Khẳng địng: "Sự thật, một trong những nét đặc sắc của phong trào ở Thanh Hoá là tầm quan trong của một trong những dân tộc thiểu số ngời Mờng tham gia".

2.2 Miền Tây Thanh Hoá trong chính sách xâm lợc của thực dânPháp Pháp

Sau khi đánh chiếm xong Ninh Bình và Nghệ An thực dân Pháp mới đánh chiếm ra Thanh Hoá (11-1885). Vậy nguyên nhân nào thực dân Pháp lại không chiếm ngay tỉnh Thanh Hoá vốn đất rộng, ngời đông, lại nằm trên trục đ-

ờng giao thông Bắc – Nam rất thuận lợi cho việc hành quân của chúng? phải chăng là chúng ngần ngại đa quân vào một địa phơng có đông đảo văn thân, sỹ phu yêu nớc. Một lực lợng mà chúng biết trớc sẽ là đối thủ quyết liệt của chúng. Địa phơng đó lại là đất khởi nghiệp của triều Nguyễn là đất quý hơng của dòng họ Nguyễn Gia Miêu với ông vua trẻ Hàm Nghi – Linh hồn của phong trào chống Pháp và đợc Tôn Thất Thuyết vốn có nhiều quan hệ với những ngời yêu nớc tỉnh Thanh hết lòng phụ tá”?

Những lý do trên đều đúng, nhng quan trọng hơn vì thông qua các giáo sỹ Pháp, chúng biết Thanh Hoá đã có sự chuẩn bị chu đáo cho cuộc kháng chiến chống Pháp. Do đó từ năm 1876 dới sự giúp đỡ của thực dân Pháp, Thiên chúa giáo đã du nhập vào Mờng Đeng và nhanh chóng thiết lập đợc những cơ sở cần thiết cho việc truyền đạo cũng nh điều tra tình hình tỉnh Thanh. Thực dân Pháp đã biết đợc đây là nơi có địa bàn hiểm yếu, lực lợng canh phòng của nhà Nguyễn mạnh và hơn hết các dân tộc trên khắp các địa bàn c trú đã thiết lập đợc một mạng lới nghĩa quân hùng mạnh để chống Pháp.

Chỉ trong một thời gian ngắn các làng có phong trào chống Pháp mạnh nh Cổ Định (Triệu Sơn), Bồng Trung (Vĩnh Lộc), Hà Ngoại (Hậu Lộc), Bút Sơn (Hoằng Hoá)… đều bị triệt hạ nhng Pháp cha dám và cha đủ lực lợng đánh lên miền rừng núi.

Phải tới cuối năm 1885 đợc sự phối hợp của triều đình Đồng Khánh (mới đợc thực dân Pháp đặt lên ngôi) viên trung tá Boa – le – vơ (Boilêvơ) mới lại kéo quân vào Thanh Hoá. Chính lần này bằng lực lợng mạnh chúng mới dám thực hiện chính sách càn quét, bình định và tiêu diệt phong trào kháng chiến miền Tây mà trung tâm điểm của nó là triệt hạ cứ điểm Điền L (Mờng Khô) của Hà Văn Mao ở châu Quan Hoá. Tuy nhiên, một lần nữa thực dân Pháp đã thất bại.

Không từ bỏ ý định thực dân Pháp nhanh chóng tấn công và thiết lập đồn Bái Thợng. Nhằm chốt giữ vị trí quan trọng bên bờ sông Chu. Ngăn chặn mối

liên lạc giữa các đội nghĩa quân hai vùng Thợng Du và đồng bằng Thanh Hoá. Chính từ căn cứ này thực dân Pháp đã nhiều lần hành quân lên vùng núiẻTịnh Vạn (Thờng Xuân) để tiêu diệt nghĩa quân Cầm Bá Thớc).

Đặc biệt từ khi miền đồng bằng đã lọt vào tay giặc, khởi nghĩa Ba Đình thất bại, căn cứ Cổn Lâm – kỳ Thợng bị giặc Pháp tấn công, tàn phá và khủng bố thì vai trò của miền Tây Thanh Hoá càng quan trọng đối với phong trào Cần Vơng Thanh Hoá. Đồng thời lại là cái gai trong mắt thực dân Pháp đã phải tiến hành nhiều cuộc càn quét, tấn công hòng tiêu diệt các căn cứ kháng chiến nơi đây. Mặt khác để hoàn thành nhiệm vụ bình định miền Tây thực dân Pháp vừa tiến hành mua chuộc dụ dỗ các dân tộc, các tầng lớp nhân dân tay sai cho chúng, vừa tích cực rao giảng Kinh phúc âm vào đồng bào theo đạo. Từ đó cô lập và dẫn đến bóp chết phong trào yêu nớc miền Tây.

Để thực hiện đợc âm mu thôn tính Việt nam nói chung và Thanh Hoá nói riêng, dập tắt phong trào Cần Vơng ở xứ sở này thực dân Pháp đã công khai trả thù ngời dân vô tội.

“(…) Làng bản đợc coi là phải chịu trách nhiệm tập thể về những sự kiện xảy ra trong vùng. Nếu quân Pháp nghi ngờ làng nào cung cấp tin tức hay trợ giúp Cần Vơng, hoặc “ngang ngợc”, làng đó bị đốt và c dân phải sống vật vạ không nhà cửa. Các phơng pháp phỏng vấn cũng hà khắc và nhanh gọn. Hàng nghìn ngời bị hành quyết và tống giam không xét xử. Năm 1891 Phủ toàn quyền báo rằng: “Nhiều nhà tù ở Côn Đảo không hề có hồ sơ”, quân Pháp dùng pháo binh tàn phá những vùng họ đi càn. Ngời Pháp cố gắng làm cho ngời ta biết về sự tàn phá bằng cách cho in những bức ảnh có cảnh hoang tàn của những Làng xã không chịu hợp tác”. [82; 151-152]

Có thể nói cha bao giờ miền Tây lại xuất hiện những phong trào yêu nớc chống Pháp sôi động. Họ không chỉ đấu tranh trên lĩnh vực quân sự mà còn tranh đấu trên lĩnh vực văn hoá t tởng và kinh tế. Có thể nói đấu tranh trên lĩnh vực văn hoá, t tởng (truyền thống văn hoá các tộc ngời chống lại đạo Thiên

Một phần của tài liệu Dòng họ hà công, cầm bá ở miền tây thanh hoá trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc (1885 1918 ) (Trang 46 - 49)