Dòng họ Hà Công định c, phát triển ở miền Tây

Một phần của tài liệu Dòng họ hà công, cầm bá ở miền tây thanh hoá trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc (1885 1918 ) (Trang 33 - 39)

Dân tộc Thái Thanh Hoá khi thăm hỏi nguồn gốc của khách xem là con cái nhà ai, thờng dùng câu: "Tán tộc ma ngốp đớ, cháo đớ" (ngài thuộc về lộc nào, mầm nào) bởi trong trong truyền thống văn hoá, người phải có họ cũng nh cây phải có vờn vậy (Cân mi họ, co mi suộn) . Nói về ông tổ dòng họ ngời

Thái gọi là "Đẳm" "Đẳm Chao" "Đẳm Pạng" (Đẳm có nghĩa là cán, là gốc, là chuôi). Ngạn ngữ có câu "Cần tôộc nhăng mi họ, câu khó nhăng mỉ nơng"(ngời buồn tủi còn có họ, ngời nghèo khó còn có Mờng). Dòng họ Hà Công ở miền Tây khi nói về dòng họ nhà mình với một thái độ đầy tự hào, tự tôn và có ý thức bảo vệ danh dự dòng họ một cách quyết liệt.

Khi nghiên cứu về quá trình định c phát triển của dòng họ Hà Công ở miền Tây Thanh Hoá chúng tôi đã căn cứ vào những tài liệu sau:

Thứ nhất, gia phả dòng họ Hà Công ở Mờng Khoòng (Cổ Lũng), gia phả về dòng họ Hà Công ở Mờng Hạ (Mai Châu- Hoà Bình), họ Phạm Bá ở Ca Da, Cầm Bá (Thờng Xuân).

Thứ hai, văn bia: “Hà khải Công bia tự” và “Chơng khải phu nhân bia tự”, lập từ thời Hà Công Thái năm Minh Mạng thứ 14.

Thứ ba, chúng tôi đã sử dụng nguồn t liệu điền dã thực địa. Chủ yếu qua lời kể của cụ Hà Công Quý năm nay đã hơn 90 tuổi ở Điền L (Bá Thớc); Tào Quang Toại 80 tuổi xã Điền Trung, huyện Bá Thớc. Những t liệu của ông Hà Nam Ninh phó chủ tịch huyện Bá Thớc hiện đã nghỉ hu tại thị trấn Cành Nàng. Các chắt nội, chắt ngoại hiện đang còn sinh sống tại Điền L quê hơng ông. Con cháu các gia đình thân cận nhà ông nhiều ngời đang còn sống nh cháu ông Đốc Xiềng, Quản Xăm, Xã Khò…

Thứ t, chúng tôi đã căn cứ vào Thần phả thành hoàng làng Đắm, nhà phủ đền chùa, truyện thơ Khăm Panh, các dấu tích lịch sử còn lu dấu lại về mối quan hệ giữa Mờng Khô với Mờng Khoàng…

Do đó chúng tôi đi đến những nhận định. Tổ tiên xa của dòng họ Hà Công gốc ở Quảng Tây, có ba anh em đi buôn bán ở Kẻ chợ. Ngời anh cả lấy vợ là Tống Thân, Dạ Niệu, ngời anh hai lấy vợ là Vân Hoá. Còn em út ngợc lên đất Khát lấy nàng Ngoan Băn sinh đợc con trai đặt tên là Mớn Náu Đồng sau lớn lên lám chúa đất Hớc Khà. Tạo Khà sinh đợc hai con trai. Con cả là con vợ hai

tên là Lang Bôn. Con thứ là con vợ cả tên là Lang Bắp. Ngời cha cho Lang Bắp ăn Mờng Khà Luông, Lang Bôn ăn mờng Khà Nọi. Nhng Lang Bôn không nhận nên đa dân vào đất Mờng Mùn. Từ đó dòng họ Hà Công dần phát triển trên khu vự lãnh thổ Tây Bắc. Đến thời tạo Kha Bằng đã cùng dân đi khai hoá những vùng đất đai bỏ hoang mở mang đến Bản Púng, Bản Beo, Nà Nóc. Tạo lấy nàng Ngăm sinh ra tạo Lang Xôm. Tạo Lang Xôm lấy nàng Mờng Khểnh sinh hạ đợc ba con trai. Ngời con cả là Khằm Bông, con thứ là Khằm Piềng, con út là Khăm Panh. Ba anh em ra sức cùng dân khai khai phá ruộng đất kể cả những nơi khó làm và chia nhau nh sau:

Ông Khằm Bông ăn đất Mờng Hạ, đợc coi giữ gốc Mờng. Ông lấy Bản Uống, Bản Bao, Bản Lầu, Bản Lồm, Bản Nghe làm đất mờng tức mờng trung tâm, lấy “phạ” làm chiềng và lấy các bản Củm, Lọng, Buốc, Cha lang, Hiềm, Ngõa, Băng, Bớc, Búa, Vặn, Pục, Pheo, Púng, Nong Luông, Nà Chào, Xô, Te, Pu, Xam Khoè làm bản pọng.

Ông Khăm Piềng ăn đất Mờng Thợng gồm các pọng: Bản Pớt, Bản Bó, Bản Nhót, Bản Chác Lác, Bản Văn, Bản Cọng, Đồng Bảng, Bản Tòng, Nong Táu, Bản Pặt, Bản Báng.

Còn ông Khăm Pành không có đất ăn. Ba ông mới sai dân xuống Mờng Khoòng xem xét đất đai và bắt dân mờng xuống khai phá. Khi xong, Khằm Pành đem theo số dân đợc chia xuống ở dới đó. Đất ông Khằm Bông lúc đó tới tận giáp Châu Mộc. Đất ông Khằm Piềng cũng vậy tới tận Kẹm Màn.

Nh vậy dòng dọ Hà Công đến miền Tây vào thời Hậu Lê. Điểm đặt chân đầu tiên là Mờng Khoòng. Khun Kha tức Khăm Panh nhờ lấy con gái chúa đất Mờng Khòng mà đợc lên làm chủ Mờng. Sau đó đem quân tấn công các mờng khác để mở rộng lãnh thổ : Khun Ha có 9 con trai đã phân đi cai quản các vùng đất sau:

Khun ý Lân con đầu cho ở Chiềng Vang Khun Mao con trai thứ cho ở Poọng Lặn

Tạo Khun Hiếng về ở Chiềng Đồn Con trai bốn về ở Đắm Đan

Khun Tao về Chiềng Lau Lầm Chặng ăn cá Con thứ sáu Khun Páo về ở Mờng Kháy Con thứ bảy Khun Pẹp về ở Mờng Ai

Còn Khun Rè, Khun Róng về ở Mờng Khô, Mờng ánh

Đến thời Khun ý Lân (còn có tên là Hà Lân) hay Tạo quãng Uý Đơn, Thái Uý Lân. Thì vào 1527 sau khi Mạc Đăng Dung cớp ngôi nhà Lê. Theo gia phả về lai lịch dòng họ Hà Công ở Mai Châu Hoà Bình: "Từ khi nhà Lê bị nhà Mạc cớp ngôi ông Tày Ngự (Nguyễn Kim) chạy lên miền ngợc. Tạo Mờng Khoòng là Quản uý đã đón ông Tày Ngự về Mờng Khoòng để lo việc nớc. Tạo Uý còn rủ Tạo Hạ theo. Tạo Mờng Thợng không theo nhà Lê (vì đã theo Mạc) nên Tạo Uý và Tạo Hạ theo lệnh ông Tày Ngự giết Tạo út Ngàn ở Mờng Th- ợng. Tạo Hạ và Tạo Khoòng đánh Mạc thắng nhiều trận. Sau đó nhà Lê lại đợc cả Mờng Xang và quân Lào sang giúp cuối cùng nhà Lê thắng, nhà Mạc thua. Vua Lê phong công đầu cho Mờng Khoòng, công hai cho Mờng Xang, công ba cho Mờng Mùn, công chót cho Mờng Thàng".

Theo sách ở bản Kén sau khi ông Mờng Khoòng đã già liền phân các con đi ăn đất mỗi ngời một nơi. Con đầu là Nhân Định, đáng lẽ ở lại trung tâm M- ờng nhng hiền lành, hay nhờng nhịn đã để lại cho em thứ hai là Hà Công Tiến ở lại Poọng Lặn còn mình ăn đất bản Bó, Hà Thừa Chăng ăn đất bản Đôn, Lý Sủn Hà Công Thành ăn đất bản Leo, ông Lơng ăn đất bản Cốc, còn Tiêu Tai và con trai là Hà Thừa Tú xuống ăn đất Đắm Đan, Mờng Khô, Mờng Khà.

Nh vậy, từ Mờng Khoòng dòng họ Hà Công đã vơn ra cai quản các mờng xung quanh, và lan rộng ra cả miền Tây Thanh Hoá. Trong đó chi họ Hà Công ở Mờng Khô là mạnh hơn cả. Chi họ này sau có những nhân vật nổi tiếng nh: Hà Công Thái, Hà Văn Mao, Hà Triều Nguyệt…

Với chế độ cha truyền con nối, dòng họ Hà Công đã cai quản một vùng đông dân nhiều ruộng nhất miền Tây Thanh Hoá. Có những ngời chí lớn gắn liền với những biến động lịch sử của một vùng. Điển hình nh Hà Công Luận (1759-1823). Ông quê huyện Cẩm Thuỷ, Thanh Hoá, từng làm quan đời Lê Hiển Tông. Cuối đời Lê tình hình trong nớc vô cùng rối ren, ông li khai khỏi triều Lê, mộ quân chiếm giữ vùng Thợng Du Thanh Hoá xng là Thống Chế. Ông và viên thổ quan Nguyễn Đình Ba đã chiêu tập đồng bào Thợng Du Thanh Hoá thành lập một khu tự trị.

Khi Nguyễn ánh dấy binh chống Tây Sơn và kéo quân ra bắc ông đi theo (1794) và đợc thống lĩnh miền Tây Thanh – Nghệ, việc này đã tăng lực lợng cho Nguyễn ánh khá nhiều. Khi Nguyễn ánh lên ngôi (Gia Long) ông đợc phong tớc Quận Công vì là công thần ông đợc vua tặng một khẩu súng nạm vàng và một thanh đao nạm vàng.

Đến thời Minh Mạng tuy đã già ông vẫn là một võ tớng xông pha trận mạc. Ông mất nơi chiến trận năm Quý Tỵ (1823) thọ 64 tuổi khi đi dẹp loạn. Hà Công Thái sinh thời đời vua Gia Long đã có công đánh giặc Xá Khoong ở trấn Hng Hoá và đánh dẹp giặc cỏ ở vùng biên giới Việt Lào đợc nhà vua phong tớc Quận Công có quyền cai quản từ núi Eo Lê, chợ Mầu, Chợ Bãi, M- ờng Ne cho đến tận ngọn nguồn sông Mã. Khi ông mất dân Mờng lập nhà thờ đầu cầu Đại Lạn gần Đống Tráng nơi đặt phần mộ của ông. Nhà thờ này có đặt tranh và tợng một con hổ xám. Do tránh từ huý, ngời ta gọi hổ là Mèo, cho nên nhà thờ này đợc gọi là Chùa Mèo. Chùa Mèo vừa là nơi cúng dòng họ Lang Khô vừa là nơi vãn cảnh, hội hè của nhân dân vùng Mờng Khô.

Trong bài tế Chùa Mèo hàng năm vào ngày 20/8 Âm lịch hàng năm thầy mo mời các vị thần linh đã từng làm ông Khô, cha truyền con nối gồm 9 vị là:

1. Hà Công Ngôn 2. Hà Công Ngoan 3. Hà Công Cơ

4. Hà Công Thái 5. Hà Công Ten 6. Hà Công Chấn 7. Hà Văn Mao 8. Hà Công Nguyệt 9. Hà Công Thắng

Đến nay có thế hệ chắt của Hà Công Thắng

Nh thế dòng họ Hà Công lập nghiệp ở miền Tây tính đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 mới có 9 đời và từ 1945 đến nay tổng cộng 12 đời.

Dòng họ Hà Công ở miền Tây không chỉ phát về mặt công danh mà còn phát triển về mặt số lợng. Hiện nay dòng họ sống trên khắp miền Tây và trãi rộng ra vùng Mai Châu (Hoà Bình). Để duy trì sức mạnh dòng họ Lang Đạo, họ Hà Công thờng tìm mọi cách gây dựng lực lợng. Trớc hết bằng con đờng hôn nhân, họ Hà Công thờng dựng vợ gả chồng cho các dòng họ Lang Đạo ở các châu, các mờng có thế lực: Mờng Bi, Mờng Vang (Hoà Bình) Mờng Ca Da (Quan Hoá), Mờng Kìm (Cẩm Thuỷ), Châu Nh, Châu Thờng, châu Lang Chánh ở mạn sông Chu… với nhiều dân tộc: Mờng, Thái, Hoa... Mặt khác dòng họ Hà Công cũng chấp nhận sự gia nhập của dòng họ khác vào dòng họ mình. Họ Hà Công còn tìm con đờng nhận anh em kết nghĩa với các Mờng lớn.

Trong suốt chiều dài lịch sử dòng họ Hà Công đã xây dựng nên một truyền thống văn hoá đặc sắc. Trong đó tinh thần thợng võ đặc biệt nổi trội. Tinh thần ấy bắt nguồn từ những lý do sau:

Thứ nhất, yếu tố dân tộc, địa bàn c trú quyết định, là dân tộc mang trong mình truyền thống văn hoá Thái – Mờng, mỗi chàng trai của dòng họ từ khi sinh ra, lớn lên đã tập làm quen với cung nỏ, những buổi đi săn thâu đêm suốt sáng, phải luôn đối diện với nhiều thử thách trong cuộc sống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ hai, truyền thống thợng võ đợc bắt nguồn từ tổ tiên để lại, từ thời Hà Nhân Chính (Hà Thọ Trờng), Hà Thọ Lộc (Tạo Uý Lân) vốn là những viên võ quan, từng giúp Nguyễn Kim, vua Lê dựng lại cơ đồ.

Thứ ba, vốn dòng họ Lang Đạo, để giữ vững uy danh, dòng họ, lãnh đạo bản mờng xây dựng kinh tế văn hoá và chống xâm lăng, con em dòng họ Hà Công đã đợc đào tạo một cách cơ bản trên con đờng võ nghiệp.

Trãi qua nhiều biến động lịch sử, truyền thống văn hoá của dòng họ Hà Công trong đó có tinh thần thợng võ luôn đợc kế thừa và phát huy. Thế hệ nào cũng có những vị tớng xông pha trận mạc và lập đợc nhiều chiến công hiển hách.

Nh vậy có thể kết luận rằng dòng họ Hà công ở miền Tây Thanh Hoá có nguồn gốc từ Mờng Hạ (Mai Châu, Hoà Bình) đến đây lập nghiệp đã hơn 400 năm. Điểm dừng chân đầu tiên là Mờng Khoòng sau đó chuyển đi cai quản các vùng và xuống làm Lang đạo Mờng Khô. Quá trình này đã làm chi dòng họ Hà Công ở Mờng Khô từ dân tộc Thái chuyển thành dân tộc Mờng và đã hoà nhập ba dòng máu Thái - Mờng - Kinh trong một chi họ. Việc tìm hiểu nguồn gốc của dòng họ có nghĩa ý to lớn trong việc tìm hiểu t tởng, tình cảm phong tục, tập quán, truyền thống văn hoá, đặc biệt khi nghiên cứu về các dòng họ trong những thời kỳ lịch sử sôi động.

Một phần của tài liệu Dòng họ hà công, cầm bá ở miền tây thanh hoá trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc (1885 1918 ) (Trang 33 - 39)