Hà Văn Mao với Cầm Bá Thớc với việc xây dựng các căn cứ kháng chiến

Một phần của tài liệu Dòng họ hà công, cầm bá ở miền tây thanh hoá trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc (1885 1918 ) (Trang 49 - 58)

cứ kháng chiến

Hà Văn Mao xây dựng căn cứ Điền L

Ngay sau khi vua Hàm Nghi ban chiếu Cần Vơng (7-1885) Hà Văn Mao đã phát động khởi nghĩa, cùng nhân dân xây dựng căn cứ Điền L. Biến Điền L trở thành một căn cứ khởi nghĩa mạnh ở vùng rừng núi Thanh Hoá.

Dựa vào vị trí chiến lợc của vùng rừng núi Thanh Hoá. Dựa vào thế che chắn của rừng núi và sông suối từ Yên Định lên Cẩm Thuỷ, La Hán, Hà Văn Mao đã chỉ đạo xây dựng một hệ thống đồn luỹ và bố trí nghĩa quân đóng giữ từng đồn luỹ, nhằm ngăn chặn đánh địch từ vùng đồng bằng lên vùng miền núi để đàn áp phong trào kháng chiến của nhân dân ta. Tại Điễn L nghĩa quân Hà Văn Mao đã xây dựng nhiều đồn bao gồm các đồn: Mù Cuội, Bãi Má (Điền Th- ợng), Bến Chiềng ( Điền L), Bãi Tráng, Bến Dầu, Bến ái (Long Vân) và La Hán. Riêng các đồn bố trí từ làng én (xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Thuỷ) đến làng Sịa (xã Điền L, huyện Bá Thớc) đợc xây dựng khá vững chắc, gồm các

đồn, trại và công sự chiến đấu tơng đối kiên cố nhằm chặn việc tấn công của địch vào khu trung tâm căn cứ.

Phía giáp đồng bằng, Hà Văn Mao chỉ đạo xây dựng đồn tiền tiêu Đan Nê, do đội quân của Trịnh Văn Nghị đóng giữ có nhiệm vụ kiểm soát, phát hiện địch theo đờng thuỷ hoặc đờng bộ đánh vào Điền L .

Từ đây, nghĩa quân mở rộng lực lợng, căn cứ ra các vùng khác ở Bá Thớc và Cẩm Thuỷ. Với việc xây dựng hệ thống đồn luỹ và tập hợp đợc một lực lợng nghĩa quân đóng giữ các đồn luỹ đó, Hà Văn Mao đã biến Điền L từ thế đất lành trở thành trung tâm căn cứ chống Pháp. Từ đó thu hút nhiều nghĩa quân ở vùng miền núi Thanh Hoá tham gia chiến đấu.

Nghĩa quân Hà Văn Mao với việc xây dựng căn cứ Mã Cao

Mỗi cuộc khởi nghĩa, thờng gắn với một căn cứ kháng chiến nhất định. Căn cứ luôn là nơi nuôi dỡng lực lợng, duy trì phát triển lực lợng và tấn công kẻ thù. Sự xuất hiện của hệ thống cứ điểm Mã Cao bắt nguồn từ lòng yêu nớc chí căm thù giặc trong phong trào yêu nớc chống Pháp cuối thế kỷ XIX ở Thanh Hoá.

Đồn Mã Cao đợc xây dựng vào giữa năm 1886 sau cuộc họp của "Các thủ lĩnh Cần Vơng" ở Bồng Trung (Vĩnh Lộc) dới sự phụ trách của Trần Xuân Soạn và Hà Văn Mao.

Mã Cao tiếp giáp 5 huyện miền núi và trung du, do đó rất thuận lợi cho việc liên lạc giữa các cánh quân, là điểm trung gian trong hệ thống cứ điểm của các nghĩa quân Thanh Hoá.

Hệ thống căn cứ Mã Cao bao gồm các cứ điểm chiến tuyến Mã Cao, Thung Voi, Cửa Bao thông với nhau bằng hệ thống giao thông hào. Mã Cao là hệ thống quan trọng nhất. Hệ thống cứ điểm này thuộc làng Mã Cao, ẩn tránh trong khu rừng rộng lớn từ Yên Lâm (Yên Định) theo hớng Đông Bắc rồi đến

huyện Thờng Xuân. Phía trên cứ điểm là vực Lồi có đồn Giàu Tiền. Đó là hai đồn tiền tiêu chặn đánh địch ở hớng Đồng Ngọc. Đồng thời nhiệm vụ bảo vệ mặt sau của hệ thống cứ điểm.

Hơn nữa, tận dụng thế liên hoàn của toàn bộ hệ thống cứ điểm, song nghĩa quân, có thể bằng đờng sông hoặc đờng núi cơ động lực lợng xuống hỗ trợ cho căn cứ Ba Đình; Mã Cao còn có thể liên hệ với nghĩa quân Cầm Bá Thớc ở Thờng Xuân, với phong trào khởi nghĩa ở Nghệ An và các tỉnh phía Bắc với các đồn Phúc Tĩnh, Nan Đê, thậm chí có thể xuống đóng quân ở Quãng Hoá để giữ mối liên hệ giữa Ba Đình và Mã Cao. Xem thế đã biết, Mã Cao không phải là một hệ thống cứ điểm cô lập mà là một hệ thống cứ điểm liên hoàn nằm trong hệ thống phòng thủ liên hoàn.

Về cứ điểm Mã Cao: Trung tâm cứ điểm đợc đắp cao hình lục giác, chu vi khoảng 800 m. ở mặt Đông và mặt Tây cứ điểm nghĩa quân bố trí hoả lực mạnh, xung quanh có hoả lực mạnh bảo vệ. Thành có bậc lên xuống, có lỗ châu mai. Hai đầu thành đợc đặt súng thần công và hoả mai để hỗ trợ cho mặt thành phía Bắc, nghĩa quân đã xây dựng công sự trên đồi cao, phía trớc có Lũng sâu hai bên là cánh đồng lầy Bỉm và Cáo, công sự cách trung tâm cứ điểm khoảng 200m. Từ hệ thống công sự này, nghĩa quân có thể quan sát địch để báo cáo về trung tâm cứ điểm một cách nhanh chóng. ở mặt Nam cứ điểm, nghĩa quân lợi dụng gần 200m đê tạo thành một chiến luỹ (đê có binh lính canh gác) đồng thời có thể phối hợp chiến đấu với mặt Đông, Tây cứ điểm rất thuận tiện.

Trên cánh đồng Phú Vinh, nghĩa quân đào hào, đắp luỹ thành hai vòng cung nối liền hai đầu của đê. Hào sâu cắm chông thuốc độc. Những hào, luỹ này cùng với hệ thống công sự ở làng Tẩm Viên và Đồng Cua tạo thành hệ thống bao vây khi địch đến. Đặc điểm của cứ điểm Mã Cao là có nhiều lớp hào

giao thông, nhiều công sự bố trí hoả lực để bảo vệ. Nhờ vậy nghĩa quân có khả năng cơ động linh hoạt trong chiến đấu và tạo nên thế liên hoàn vững chắc che chở, hỗ trợ ứng cứu với nhau.

Cứ điểm Thung Voi: Thung Voi là địa điểm nằm trên một địa hình khá bằng phẳng, cách cứ điểm Mã Cao gần 4 km về phía Đông (thuộc làng Phúc Tín, huyện Thọ Xuân), xung quanh cứ điểm Thung Voi có các cánh đồng lầy lội, mà lúc này cỏ lau mọc ngập đầu ngời nh đồng Công, đồng Rèn, đồng Bàng Làng. Nghĩa quân tận dụng địa hình này, đã bắt tay dựng ở đây một bức luỹ đánh chặn địch rất lợi hại. Luỹ cao khoảng 1,5 m, chân luỹ rộng 6m, phía trớc là hào sâu. Trung tâm cứ điểm đợc xây dựng theo hình ngũ giác chu vi khoảng 400m, xung quanh có thành cao và dày. Cứ điểm đợc chia thành nhiều ô, tuỳ theo tầm quan trọng của mỗi ô đợc đắp thành cao và bố trí hoả lực mạnh. ở đây nghĩa quân còn đào hào dẫn nớc vào trung tâm cứ điểm, phòng khi địch bao vây nhiều ngày.

Cứ điểm Cửa Bao: để án ngữ con đờng đi Vực Lòi, nghĩa quân xây dựng ở Cửa Bao hai đồn Bù Quả và Bù Hàng. Hai đồn này đợc xây dựng theo hình vuông, một mặt hớng ra tuyến giao thông đi Vực Lồi, một mặt tựa vào cánh rừng phía sau. Đồn Bù Quả có chu vi 120 m, hai đồn cách nhau 200m. Cách làng Cửa Bao 500m và cách cứ điểm Thung Voi, Mã Cao gần 1 km. Đặc biệt là ở Bù Quả, nghĩa quân đắp chiến luỹ chặn ngang đờng đi. Luỹ dài hơn 40m, và có hào giao thông để giữ mối liên hệ giữa luỹ và đồn. Ngoài hai đồn chính ra, nghĩa quân còn sử dụng ghè làng Bao làm nơi đóng quân cũng là đồn tiền tiêu để đánh địch.

Trong hệ thống Mã Cao còn có cứ điểm Hồ Sen. Hồ Sen là một hồ có diện tích lớn. Phía Bắc giáp Làng Đa Nẫm, Nam giáp Làng Phúc Địa, Tây giáp làng Cửa Bao, Đông cách cứ điểm Mã Cao khoảng 500m. ở giữa có gò đất cao, nghĩa quân sử dụng làm căn cứ. Với vị trí này, nghĩa quân có thể nhanh chóng

toả ra khu rừng trớc mặt để hỗ trợ cho cứ điểm Thung Voi và cứ điểm Mã Cao khi hai cứ điểm này bị uy hiếp. Cũng từ đây theo đờng bí mật, nghĩa quân có thể rút về Cửa Bao rất nhanh chóng. Trên gò cao ở giữa hồ, nghĩa quân xây dựng cứ điểm chiến đấu, các công sự đều tập trung vào hớng đi từ Cửa Bao lên Vực Lòi. Tại cứ điểm, nghĩa quân lập xởng chế tạo súng đạn và kho chứa để cung cấp cho toàn bộ hệ thống cứ điểm. Nét độc đáo của cứ điểm Hồ Sen là nghĩa quân hoàn toàn dựa vào địa thế tự nhiên để lập cứ điểm, không cần đào hào, đắp luỹ nhng rất lợi hại.

Nghĩa quân còn xây dựng cứ điểm Thung Khoai, nằm sâu trong rừng rậm, cách Mã Cao hơn 3 km về phía Đông, cách Thọ Minh hơn 2 km về phía Nam. Thung Khoai có rừng rậm và đầm lầy bao quanh, nghĩa quân đã xây dựng những bức lới bằng tre nứa trát bùn rơm rạ để phòng tránh đạn địch. Dới đầm lầy, nghĩa quân cắm chông thuốc độc để chặn địch từ đồn Lợc kéo lên.

Dựa vào hệ thống hào luỹ công sự, nghĩa quân có thể cơ động ứng cứu lẫn nhau một cách khá hiệu quả trong việc bao vây tiến công địch. Sự lợi hại đó của hệ thống cứ điểm Mã Cao đợc chính kẻ thù thừa nhận: J.Mat – xông, trong cuốn "Hồi ức về xứ Trung Kỳ và xứ Bắc Kỳ" đã viết "Vị trí Mã Cao còn nguy hiểm hơn vị trí Ba Đình và chúng ta rất khâm phục thành thực vị thủ lĩnh đã biết tổ chức nó, đã biết sử dụng tài tình địa hình và phòng thủ tại chỗ".

Mã Cao đã trở thanh trung tâm hoạt động của các nghĩa quân của Quản Khới (quê làng Thành Hng, xã Yên Tâm, Yên Định); Trịnh Văn Nghi (Cai Văn); Tú Văn (làng Mao Lộc, Yên Định); Quản Bông, Đội Kiên (ngời Mờng, quê ở làng Mé, xã Yên Tâm, Yên Định); Đốc Dộp, Đốc Khoái ngời Mờng (Quang Trung Ngọc Lặc)…cũng nh rất nhiều phụ nữ tham gia xây dựng đồn luỹ, tiếp tế lơng thực, vận chuyện vũ khí bảo đảm giao thông liên lạc và chiến đấu.

Qua tìm hiểu nghiên cứu hệ thống căn cứ này chúng tôi có vài nhận xét nh sau:

1. Thứ nhất: Hệ thống Mã Cao bao gồm nhiều đồn trại, trải dài trên một vùng đồi núi của vùng Thợng du Thanh Hoá.

2. Thứ hai: trong hoàn cảnh chiến đấu của nghĩa quân lúc bấy giờ, hệ thống cứ điểm Mã Cao có nhiều hạn chế nhng vẫn phát huy đợc những tác dụng nhất định.

3. Thứ ba: Hệ thống cứ điểm Mã Cao đợc xây dựng từ năm 1886 nhng vẫn bảo đảm đợc bí mật chỉ khi thực dân Pháp chiếm Ba Đình (1-1887) thì căn cứ Mã Cao mới bị phát hiện.

Nghĩa quân Cầm Bá xây dựng căn cứ Trịnh Vạn

Cầm Bá Thớc (dân tộc Thái) sinh năm Kỷ Mùi (1859) ở Tổng Trịnh Vạn (nay là xã Vạn Xuân), huyện Thờng Xuân tỉnh Thanh Hoá. Cha ông là Cầm Bá Tiêu từng giữ chức Quản cơ dới triều vua Tự Đức. Từ nhỏ ông đã nổi tiếng gan dạ, dũng cảm.

Khi thực dân Pháp kéo quân ra xâm lợc và dày xéo quê hơng, Cầm Bá Thớc đã cùng với Hà Văn Mao mộ binh khởi nghĩa …Trong thời kỳ đầu ông chiến đấu dới ngọn cờ của thủ lĩnh Tống Duy Tân. Ông đã xây dựng căn cứ kháng chiến ở vùng Trịnh Vạn.

Đây là một vùng thung lũng rộng khoảng 3 km2, nằm sâu trong vùng rừng núi hiểm trở, núi cao và suối sâu bao bọc. Từ căn cứ Trịnh Vạn có nhiều đờng toả đi các nơi, đến Bái Thợng, Nh Xuân (thuộc tỉnh Thanh Hoá) hoặc có thể theo đờng hẻm sang Nghệ An …

Khác với hai cứ điểm Ba Đình và Mã Cao đợc xây dựng ở đồng bằng và trung du, cứ điểm Trịnh Vạn giống với Điền L lại hình thành trên vùng rừng núi hiểm trở, nhiều núi cao và suối sâu chia cắt. Từ trung tâm Trịnh Vạn có ba ngã đờng toả đi các nơi: Ngã thứ nhất men theo sông đến cửa Đặt rồi xuôi xuống

sông Chu về Bái Thợng; Ngã thứ hai xuôi về Mậu Lộc, Thọ Thắng Thợng; Ngã thứ ba từ Trịnh Vạn tới làng Hang, theo Mối Bọng và sông Khao, rồi ngợc lên phía Bắc. Từ Trịnh Vạn cũng có những con đờng hẻm xuyên rừng vào Nghệ An. Suốt trong 10 năm đấu tranh vũ trang của đồng bào Thái, Trịnh Vạn luôn luôn giữ vị trí trung tâm của cuộc khởi nghĩa (Trớc đây có ý kiến cho rằng Cầm Bá Thớc đóng quân ở Sầm Sơn thuộc huyên Cẩm Xơng. Căn cứ vào th tịch cũ với việc tiến hành điều tra thực địa, chúng tôi thấy Sầm Sơn (núi Sầm hay núi Khầm) tuy nay cha xác định đợc cụ thể vị trí, nhng chắc chắn không nằm dới miền biển mà phải thuộc miền núi phía Tây Thanh Hoá, có thể mở rộng xuống, phía Nam giáp Nghệ An hay nằm sâu phía bên kia biên giới Việt Lào. Đây chính là căn cứ khởi nghĩa đầu tiên của Tống Duy Tân. Khi nghe Tống Duy Tân phất cờ chống Pháp Cầm Bá Thớc đã kéo quân tới theo. Nhng căn cứ chính của ông lại ở Trịnh Vạn). Để duy trì cuộc chiến đấu lâu dài gian khổ, nghĩa quân đã phối hợp với nhân dân dựng lên từ đây một hệ thống đồn trại kiên cố, trong đó Bù Lẹ là đồn quan trọng nhất. Đồn này nằm trên một ngọn núi cao khoảng 50 m giữa thung lũng, phía Bắc có dãy núi đá vôi sừng sững chắn giữ, phía Đông Nam có sông Đặt chở che, còn hai phía Đông Tây tiếp liền đồng ruộng, do đó dễ là hớng tấn công của địch kéo tới, đều có hào cao, lũy sâu và bãi chông bảo vệ.

Đồn Bù Lẹ có cả một hệ thống cứ điểm để bảo vệ và hỗ trợ, trớc mặt có đồn Bù Đồn, Đồng Chong, bên kia sông Đặt có đồn Làng Tột. Đồng thời để bảo vệ cẩn mật toàn khu căn cứ Trịnh Vạn, nghĩa quân còn bố trí các đồn trại toả rộng trên một vùng rộng lớn Thờng Xuân. Chốt giữ các ngã đờng chính, có tác dụng ngăn chặn đón đánh địch khi chúng kéo tới. Đồn Hón Đồn (Đồn Sơn) ở ngoài cùng án ngữ con đờng từ Bái Thợng vào.

Hón Đồn tác dụng lớn trong việc ngăn chặn những cuộc xâm nhập của địch vào căn cứ. Cách Hón Đồn 5km về phía Tây có đồn Cửa Đặt, cũng ở vào một vị trí quan trọng, vừa là ngã ba đờng thuỷ của sông Đặt và sông Chu gặp

nhau, vừa là ngã ba đờng bộ. Đồn này có nhiệm vụ trấn giữ trực tiếp mặt trớc Trịnh Vạn. Dọc theo sông Đặt, trên đờng vào Trịnh Vạn, nghĩa quân còn đặt một số chốt phục kích. ở phía Tây Bắc, dọc theo sông suối có các đồn Nhân Trầm (Xuân Mỹ), Vực Bạch (Làng Nhân)…Trên đờng từ Nông Cống lên, ven theo bờ sông Lợc có các đồn Pà Cầu, Và Pỏm Pai (hai đồn này đều thuộc chòm Pà Cầu, xã Thắng Lộc, huyện Thờng Xuân). Nằm sâu vào các căn cứ là các đồn Cọc Chẻ, Hóm Bồng có nhiệm vụ đảm bảo việc liên hệ với Nghệ An khi cần thiêt. Cầm Bá Thớc trực tiếp cầm quân đóng giữ đồn trung tâm Bù Lẹ, đồng thời chỉ đạo hoạt động của các đội nghĩa quân trong toàn căn cứ. Ông đã cử ngời đồng sự đắc lực tới phụ trách các đồn quan trọng nh: Đốc Thần đóng giữ ở Hón Đồn, Lê Trạch Nhung ở Nhân Trầm, Vực Bạch, Tấn Tín ở Cửa Đặt, Vực Thang, Thác Làng. Lực lợng chính của nghĩa quân, ngoài những ngời tình nguyện thuộc dân tộc ít ngời của các Châu Thờng Xuân, Nh Xuân, Lang Chánh, Ngọc Lặc tỉnh Thanh Hoá chiếm phần đông đảo còn có đồng bào Thái miền Tây Nghệ An cũng nh một số ngời Lào ở mạn Sầm Tớ do Tạo Cống phụ trách.

Vũ khí của nghĩa quân ngoài một số thô sơ nh: Giáo mác, súng kíp, cung nỏ và tên tẩm thuốc độc, cũng có một số súng trờng lấy đợc của giặc Pháp, hoặc do Phan Đình Phùng cung cấp, khi nghĩa quân Cầm Bá Thớc đã trở thành một quân thứ của nghĩa quân Nghệ Tĩnh. Nghĩa quân còn bố trí các dàn đá, bao gỗ, bãi chông ở những nơi ven theo vách núi cao, hay dọc theo bờ vực sâu để bố trí các trận phục kích lợi hại tiêu diệt địch.

Chọn Trịnh Vạn làm căn cứ đầu tiên và lâu dài, hẳn hơn ai hết Cầm Bá Thớc đã nhận thấy nó có đủ các yếu tố (vị trí chiến lợc, tinh thần yêu nớc của nhân dân, khả năng sản xuất lơng thực…) để xây dựng nên một căn cứ địa vững chắc để tổ chức kháng chiến. Qua tìm hiểu căn cứ Trịnh Vạn chúng tôi rút ra 5 nhận xét sau:

Thứ nhất, Trịnh Vạn là quê hơng – quê cha đất tổ của Cầm Bá Thớc,

thân từ một dòng họ quý tộc, đời đời nối tiếp nhau làm Thổ Tù, Lang Đạo có uy tín nên ông có nhiều thuận lợi trong việc vận động nhân dân, tổ chức lực lợng,

Một phần của tài liệu Dòng họ hà công, cầm bá ở miền tây thanh hoá trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc (1885 1918 ) (Trang 49 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(172 trang)
w