Trường mang yếu tố đào tạo theo chương trình quốc tế

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển trường THCS và THPT nguyễn khuyến đến năm 2017 (Trang 25 - 27)

- Trường tư thục Ngô Thời Nhiệm:

1.2.4.2. Trường mang yếu tố đào tạo theo chương trình quốc tế

Giáo dục Việt Nam đang chịu những tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, trong đó, các yếu tố nước ngoài đã, đang và sẽ chiếm tỷ trọng không nhỏ trong cơ cấu của ngành giáo dục nói chung, của hệ thống giáo dục phổ thông nói riêng khiến cho sự phát triển và những biến đổi của nó sẽ diễn ra khá mạnh mẽ, tác động và ảnh hưởng đến điều kiện môi trường cũng như định hướng và chất lượng quy mô giáo dục. TP.HCM với những đặc thù về văn hóa, địa lý, chính trị, lịch sử, có những điều kiện để mô hình trường quốc tế xuất hiện và ảnh hưởng, tác động mạnh đến lĩnh vực giáo dục phổ thông nhiều hơn trước.

Đến nay, có thể nói người dân thành phố đều đã quen với tên gọi trường quốc tế, mặc dù không dễ phân biệt rạch ròi các mô hình trường gọi là trường phổ thông quốc tế. Các trường quốc tế có nhiều mức độ khác nhau. Ví dụ như người có mức thu nhập cao quan tâm nhiều đến việc trường học chương trình học thuộc quốc gia nào, quốc gia nào cung cấp bằng có giá trị quốc tế, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, khả năng du học…..Những người thu nhập ở mức thấp hơn còn cân nhắc ở học phí để phù hợp với mục tiêu học hành của con mình.

Tính đến giữa năm 2012, theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM hiện nay có khoảng trên 32 có sở giáo dục phổ thông quốc tế trong số 1.200 trường phổ thông của thành phố. Nếu tính về số lượng thì tỷ lệ này không lớn nhưng lại có tác động quy mô, loại hình, bản chất của trường học phổ thông của TP.HCM.

Hiện tại, những người đầu tư vào xây dựng các trường quốc tế đa số là những Việt kiều có tấm lòng với sự nghiệp giáo dục, các nhà đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế coi đầu tư giáo dục phổ thông là một trong những hạng mục, những tổ chức phi chính phủ, hiệp hội giúp đỡ dưới dạng học bổng, tài trợ toàn phần học phí hoặc một phần và rất nhiều dạng khác đã làm cho các loại hình trường lớp ngày

càng phong phú đa dạng. Các trường có yếu tố nước ngoài đặc biệt là chương trình tiếng anh, vẫn sử dụng chương trình và sách giáo khoa tiếng anh của Bộ GD-ĐT nhưng có bổ sung, chỉnh sửa lại, mời thêm giảng viên nước ngoài, học theo lối chơi….đã thu hút rất nhiều học sinh và phụ huynh. Sự tồn tại và hoạt động của mô hình này trở nên khá quen thuộc và dần được chấp nhận như một yếu tố khách quan. Các trường này được thành lập và hoạt động theo 3 loại hình sau:

Loại hình 1: Các trường quốc tế được thành lập và hoạt động phi lợi nhuận, do Bộ Giáo dục và đào tạo cấp phép, chủ yếu là các trường do Lãnh sự quán các nước thành lập giảng dạy cho con em các quan chức ngoại giao. Chương trình đào tạo là chương trình nước ngoài với văn bằng, chứng chỉ do nước ngoài cấp.

Loại hình 2: Các trường quốc tế được thành lập và hoạt động vì mục đích lợi nhuận, do Bộ Kế hoạch và đầu tư (hoặc Ủy ban nhân dân thành phố) cấp phép, hoạt động theo quy định đầu tư nước ngoài. Các trường này giảng dạy theo chương trình nước ngoài (chủ yếu là Úc, Anh và Mỹ) và bằng cấp do các nước đó công nhận. Đối tượng học sinh bao gồm học sinh nước ngoài và học sinh Việt Nam.

Loại hình 3: Các trường của Việt Nam đầu tư, giảng dạy theo chương trình của Bộ Giáo dục và đào tạo Việt Nam và một số môn của chương trình nước ngoài. Đối tượng chủ yếu là người Việt Nam và một số ít là người nước ngoài. Đặc biệt tên các trường này được đặt lồng ghép tên gọi “quốc tế”.

Nhận xét: Có thể nói trong quá trình xã hội hóa giáo dục, nền giáo dục nước ta không ngừng đổi mới để có thể theo kịp với xu thế phát triển của xã hội, với nền tri thức ngày càng được mở rộng. Hiện nay, các mô hình giáo dục ở nước ta ngày càng đa dạng, nhất là khi tham gia tổ chức WTO thì các mô hình giáo dục nước ngoài được thành lập ở nước ta ngày càng nhiều và cạnh tranh với các mô hình trong nước. Đây là cơ hội cho ngành giáo dục nước ta được trực tiếp học hỏi, mở rộng tri thức, đáp ứng nhu cầu học tập của người dân. Tuy nhiên đây cũng là một thách thức cho các tổ chức giáo dục trong nước khi mà phải cạnh tranh với các mô hình giáo dục tiên tiến khác. Hệ thống trường tư thục trong quá trình hoạt động cũng phải không ngừng thay đổi, sáng tạo để theo kịp thời đại và có thể cạnh tranh với các tổ chức giáo dục nước ngoài.

1.2.5. Một số vấn đề về hoạt động giáo dục của trường phổ thông tư thục trên địa bàn TP.HCM trên địa bàn TP.HCM

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển trường THCS và THPT nguyễn khuyến đến năm 2017 (Trang 25 - 27)