- Trường tư thục Ngô Thời Nhiệm:
1.2.5.2. Những vấn đề tồn tại của giáo dục phổ thông tư thục hiện nay
chính sách xã hội hóa giáo dục của nhà nước, thỏa mãn nhu cầu học tập của nhân dân, từng bước hội nhập quốc tế, giao lưu hợp tác trong giáo dục.
Hiện nay, các trường tư thục đang tạo nên luồng không khí mới cho nền giáo dục của thành phố. Họ nhạy bén hơn các trường công lập khi nắm bắt được nhu cầu của xã hội. Không chỉ dạy giỏi, các trường còn có cơ sở vật chất hiện đại, giúp học sinh có điều kiện học tập, sinh hoạt tốt hơn. Mặt khác hệ thống trường tư thục sẵn sàng đón nhận những học sinh ngoài TP.HCM, ở những trường nay học sinh bao giờ cũng chiếm tới 30% đến 40%. Hiện tại nền giáo dục Việt Nam đang có các yếu tố nước ngoài chi phối mạnh mẽ (nhất là khi gia nhập WTO), khi ấy các trường trong nước không theo kịp sẽ bị đóng cửa.
1.2.5.2. Những vấn đề tồn tại của giáo dục phổ thông tư thục hiện nay hiện nay
Với những thành quả của trường tư mang lại cho nền giáo dục Việt Nam hiện nay có thể nói là rất lớn. Chỉ với khoảng 20 năm hình thành và phát triển, giờ đây hệ thống giáo dục trường tư đã và đang khẳng định vị thế của mình trong quá trình hội nhập. Tuy nhiên sự phát triển này cũng không gặp ít khó khăn và tồn tại:
- Các trường phải tự trang trải về vốn trong khi nhà nước thu thuế quá cao, không có chính sách ưu đãi.
- Nhà nước cho mở ồ ạt các lớp bán công trong trường công, đầu tư ưu đãi cho xây lớp học, học phí thu thấp hơn trường dân lập, tư thục. Ngoài ra lại ưu đãi nguyện vọng học sinh vào lớp 10 công lập bán công, còn trường tư thục không được nhắc tới.
- Sự khác biệt trong quản lý các trường ngoài công lập cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của các trường. Hiệu trưởng chỉ là người làm thuê, không có thực quyền, nếu hiệu trưởng không phải cổ đông thì sẽ khó làm trọn chức năng là người quyết định và chịu trách nhiệm. Ngay cả tuyển giáo viên, sắm các trang thiết bị
cũng phải đảm bảo được lợi nhuận cao nhất mới làm vừa lòng cổ đông khác. Hiệu trưởng các trường tư hầu hết là những nhà giáo đã từng công tác tại trường công lập trước đây, nay đã về hưu mới làm cán bộ quản lý. Là nhà giáo từng đứng lâu năm trên bục giảng, hơn ai hết họ muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho học sinh của mình. Trong khi đó, những người trong ban quản trị hầu như không có chuyên môn nghiệp vụ và năng lực quản lý đội ngũ sư phạm trong nhà trường. Vấn đề mà những người này quan tâm là hiệu quả hoạt động của trường mang về bao nhiêu phần trăm lợi nhuận. Điều này dẫn đến ban quản trị và ban giám hiệu không đồng nhất ý kiến với nhau.
- Sự phát triển của các trường không đồng đều, có trường tạo được uy tín, chất lượng thì có trường phải giải thể.
- Chưa có quy định về điều kiện trường nội trú, thiếu sự quan tâm, giám sát chặt chẽ của cơ quan chủ quản.
- Trường tư đang đối mặt với quy luật cạnh tranh đào thải rất khốc liệt. Để trụ lại và phát triển các trường phải đưa ra nhiều “chiêu” tuyển sinh và giữ học sinh. Cuộc cạnh tranh thường diễn ra khốc liệt vào mỗi mùa tuyển sinh, giữa những trường có chung địa bàn hoặc trường xem nhau là “đối thủ” khi có thị phần tuyển sinh trùng nhau.
- Sự cạnh tranh lôi kéo giáo viên giữa các trường. Sau một thời gian học hỏi kinh nghiệm, nhiều cán bộ quản lý hoặc giáo viên mở trường để cạnh tranh với chính trường cũ của mình.
- Việc cung cấp thông tin cho phụ huynh thiếu hoặc không chân thực nên nhiều phụ huynh đã chọn nhầm trường, bị lừa khi tin vào các chuẩn “tiền nào của nấy”. Đây là trách nhiệm của cơ quan quản lý giáo dục khi cấp phép cho các trường hoạt động nhưng không kiểm tra, giám sát nên không có được những thông tin đúng để công bố công khai và trung thực cho xã hội biết dẫn đến không ít phụ huynh chọn nhầm trường.
- Trong công tác quản lý vẫn còn không ít trường không hiểu vì không biết hay cố tình đã vi phạm rất nghiêm trọng những nguyên tắc: Vấn đề hồ sơ, sổ sách quản lý, thi cử…..Trong công tác đào tạo, bên cạnh nhiều trường quan tâm đến giáo dục đạo đức và nâng cao chất lượng đào tạo học sinh, không ít trường vì lợi nhuận
trước mắt đã thu nhận học sinh một cách bừa bãi, đầu tư cho giảng dạy ít nên kết quả đào tạo các trường này thấp, tỷ lệ tốt nghiệp, đậu đại học thấp. Một số trường đã dùng nhiều giải pháp tổn hại đến học sinh như thải học sinh giữa năm học, làm đẹp điểm để đuổi học sinh sang trường khác.
- Mặt bằng chính về chất lượng đào tạo của các trường không đồng đều, xu hướng những năm gần đây cho thấy các trường tư thục đang giảm dần số lượng để đầu tư chất lượng đào tạo.
- Đa số môi trường nội trú chưa tốt: Phòng ốc chật hẹp, cơ sở vật chất nghèo nàn, dịch bệnh hay xảy ra trong môi trường nội trú. Chưa có một quy định cụ thể nào về phòng ốc, diện tích tối thiểu hoặc sân chơi. Chính vì vậy, dù bị nhắc nhở nhưng lãnh đạo trường vẫn không ngại.
- Tâm lý e ngại khi cho con học trường tư của một số phụ huynh. Tâm lý phụ huynh lâu nay thường nghĩ trường tư không “danh giá” bằng trường công hay trường chuyên, nghĩa là sợ bị chê con học dỡ mới vào trường tư. Lý do khác không kém phần quan trọng là học phí, đa số học phí của các trường khá cao, chưa kể nội trú. Do đó, để chọn cho con các trường tư thục chất lượng tốt vẫn là điều quá khó với đa số phụ huynh.
- Với những thành công có thực tại một số hệ thống trường đi tiên phong mà nhiều người cho rằng đầu tư xây dựng vào trường tư nhanh chóng thu được lợi nhuận từ việc thu hút được học sinh từ các tỉnh về. Tuy nhiên, đa số các cơ sở này không khỏi gặp khó khăn nan giải về mặt bằng, cơ sở vật chất phải đi thuê, đội ngũ giáo viên thiếu, chắp vá, thiếu sự đào tạo bài bản nên số trường thực sự hoạt động có hiệu quả chỉ chiếm 1/10.
- Đa số các trường hiện này thiếu sân chơi, bải tập, khu nội trú, thiếu giáo dục ngoại khóa, trang bị thiết bị thực hành. Bên cạnh đó học phí lại không đều tại các trường. Nhiều trường có học phí cao, học theo chương trình quốc tế chỉ phục vụ cho một số đối tượng con nhà giàu tạo sự phân biệt đẳng cấp giàu nghèo chứ chưa để ý thực sự đến chất lượng giảng dạy.
- Khoảng 70% số trường tư thục chật hẹp, thuê mướn. Đó là con số mà Sở Giáo Dục và đào tạo công bố tại hội nghị giao ban các trường ngoài công lập tổ chức vào ngày 25/11/2011. Bên cạnh những trường đầu tư cơ sở vật chất tiền tỷ lại
có nhiều trường chật hẹp, thiếu ổn định đã ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo và sức khỏe học sinh.
Nhận xét: Với những tồn tại và khó khăn trên, hiện nay trong quá trình hội nhập với thế giới, giáo dục tư thục không nằm ngoài quy luật cạnh tranh để phát triển. Vì vậy, các trường tư cần có chính sách phát triển hợp lý, không ngừng đổi mới để có thể phát huy hết khả năng của mình, vượt qua những khó khăn. Bên cạnh đó các cơ quan quản lý cần tạo điều kiện, cũng như ban hành những quy chế cụ thể trong hoạt động trường tư để có quy chế hoạt động phù hợp, tạo thuận lợi cho các trường tư thục phát triển và cạnh tranh, hợp tác với các tổ chức giáo dục nước ngoài.