Sự ảnh hưởng của các trường cạnh tranh

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển trường THCS và THPT nguyễn khuyến đến năm 2017 (Trang 48 - 49)

- Trường tư thục Ngô Thời Nhiệm:

2.2.2.3.Sự ảnh hưởng của các trường cạnh tranh

Kết quả thi tốt nghiệp năm học 2011-2012:

2.2.2.3.Sự ảnh hưởng của các trường cạnh tranh

Hiện nay, hệ thống trường tư thục và dân lập được mở ra rất nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của người dân. Nhưng chỉ một số trường thực sự hoạt động có hiệu quả, mỗi trường có những “phân khúc thị trường” khác nhau để thu hút học sinh. Một số trường có chất lượng tốt nên số lượng học sinh theo học hàng năm đông và luôn tự chủ nguồn học sinh theo học như: Trương Vĩnh Ký, Hồng Đức, Ngô Thời Nhiệm……Nhưng một số trường thì việc tuyển sinh rất khó khăn, họ tìm mọi cách để thu hút, lôi kéo học sinh. (xem thêm ở mục 1.4.2.2: Những vấn đề tồn tại của giáo dục phổ thông ngoài công lập). Một thực tế hiện nay nhu cầu học trường tư của học sinh là rất lớn và có tiềm năng phát triển trong tương lai. Đánh giá được nhu cầu này nhiều trường được thành lập để thu hút học sinh. Nhưng một thực tế hiện nay, chất lượng của các trường không đồng đều, bên cạnh một số ít trường có khả năng đáp ứng nhu cầu của học sinh về chất lượng, cơ sở vật chất…thì một số trường lại hoạt động cầm chừng, yếu kém về chất lượng, thiếu cơ sở vật chất, nơi hoạt động còn thuê mướn dẫn đến hoạt động không hiệu quả và giải thể.

Một số trường được xem là những trường cạnh tranh chính với trường Nguyễn Khuyến như: Trường tư thục Trương Vĩnh Ký, Hồng Đức, Ngô Thời Nhiệm. Đây là những trường có cách quản lý hoạt động, đối tượng học sinh theo học gần giống với Nguyễn Khuyến. Hàng năm những trường này có số lượng học sinh theo học khá đông và chất lượng cũng không ngừng tăng lên (xem thêm mục: 1.4.1.1 “Các loại hình trường tư thục”). Vào mỗi mùa tuyển sinh là lúc các trường tìm mọi cách để thu hút học sinh theo học, thậm chí còn đến tận những ban tuyển sinh của trường khác để giới thiệu cho học sinh không đủ điều kiện vào trường đó được sang trường mình, hay dùng biện pháp giảm học phí nhằm lôi kéo học sinh. Có thể nói sự cạnh trạnh giữa các trường khá gay gắt, nhất là các trường có chất

lượng thấp, số học sinh theo học ít thì họ tìm mọi cách thu hút học sinh vì đây là vấn đề sống còn của trường khi có quá ít học sinh theo học.

Bên cạnh đó, một số trường tư có “thị phần” tuyển sinh riêng như trường Đông Du (Tân Phú) tuyển đa số học sinh ở các tỉnh Tây Nguyên, trường Thành Nhân (Tân Phú) đa số học sinh theo học là người Quảng Nam, trường Trương Vĩnh Ký học sinh chủ yếu là các tỉnh miền Nam và Tây Nguyên. Mỗi năm các trường đều phải có chiến lược tuyển sinh sao cho thông tin của trường mình tiếp cận được với học sinh cuối cấp nhanh nhất, hấp dẫn nhất. Nhiều trường không ngại cử cả một đoàn tư vấn tuyển sinh đến các vùng tuyển sinh để phát tờ rơi, hồ sơ, tặng quà….nhằm để học sinh đăng ký vào trường.

Ngoài ra, việc lôi kéo giáo viên của trường về trường khác với mức lương cao hơn không phải hiếm. Những năm gần đây số trường mới thành lập vì muốn thu hút những người có kinh nghiệm về làm việc nên họ trả lương rất cao để lôi kéo. Trường Nguyễn Khuyến là trường có uy tín, thương hiệu, giáo viên có chất lượng nên một vài năm gần đây có một số giáo viên của nhà trường đã nghỉ việc để đến trường khác làm việc với mức lương hấp dẫn hơn. Đây cũng là vấn đề mà nhà trường cần quan tâm, khi các trường ngày càng phát triển, nhu cầu nhân lực có trình độ rất lớn thì sự ra đi của giáo viên là một thất thoát lớn cho nhà trường.

Nhận xét: Cạnh tranh là một thực tế tất yếu trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Trước thực tế phát triển cũng như môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt thì trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến cần phải có chính sách phát triển hợp lý mới có thể tồn tại và đạt hiệu quả hoạt động.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển trường THCS và THPT nguyễn khuyến đến năm 2017 (Trang 48 - 49)