Kết quả đạt được trong những năm qua

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển trường THCS và THPT nguyễn khuyến đến năm 2017 (Trang 35 - 38)

- Trường tư thục Ngô Thời Nhiệm:

NĂM HỌC 2007-2008 ĐẾN NĂM HỌC 2011-2012 2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG THCS VÀ

2.1.5. Kết quả đạt được trong những năm qua

Bảng 2.1: Quá trình phát triển về số lớp và học sinh của trường: Năm học Số lớp Số học sinh Năm học Số lớp Số học sinh 1996-1997 14 lớp 645 hs 2004-2005 77 lớp 3260 hs 1997-1998 27 lớp 1137 hs 2005-2006 81 lớp 3512 hs 1998-1999 34 lớp 1468 hs 2006-2007 85 lớp 3900 hs 1999-2000 45 lớp 1690 hs 2007-2008 123 lớp 5500 hs 2000-2001 52 lớp 1901 hs 2008-2009 129 lớp 6200 hs 2001-2002 57 lớp 2323 hs 2009-2010 137 lớp 6480 hs 2002-2003 65 lớp 2711 hs 2010-2011 129 lớp 6217 hs 2003-2004 75 lớp 3026 hs 2011-2012 134 lớp 6392 hs

Qua 20 năm hoạt động với những khó khăn bước đầu về cơ sở vật chất, số lượng học sinh theo học ít, chất lượng giáo dục chưa cao thì đến nay trường đã đạt được những thành quả đáng trân trọng. Số lượng học sinh theo học cũng như lớp học được xây dựng trong nhiều năm đã thể hiện phần nào kết quả hoạt động của nhà trường.

Như bảng trên ta thấy, năm học 1996 – 1997 chỉ với 14 lớp học cùng với 645 học sinh theo học thì đến năm học 2011 – 2012 số lớp tăng lên 134 cùng với số lượng học sinh 6392 (Chỉ trong vòng 16 năm số lượng học sinh tăng lên gấp 10 lần). Điều này phản ánh được hiệu quả hoạt động của nhà trường qua các năm với thành tích đáng trân trọng. Học sinh tăng đều qua các năm học thể hiện hoạt động mở rộng giảng dạy của nhà trường hiệu quả. Chỉ riêng năm học 2010-2011, số lớp giảm do cơ sở 2 của trường phải trả lại mặt bằng đã thuê, nhưng số lượng học sinh vẫn tăng trong năm học tiếp đó. Qua bảng trên có thể nói nhà trường vẫn từng bước mở rộng hoạt động trong những năm học tới và chắc chắn số lượng học sinh sẽ tiếp tục theo học tăng.

Cùng với số lượng học sinh theo học thì chất lượng đào tạo của nhà trường cũng từng bước nâng cao được phản ánh qua bảng sau:

Bảng 2.2: Kết quả thi tú tài, thi vào đại học của các năm:

Năm học Thi tú tài Thi vào đại học

Số HS dự thi Số HS thi đậu Tỷ lệ đậu HS đậu loại giỏi Tỷ lệ đậu loại giỏi Xếp hạng các trường Tỷ lệ đậu vào đại học 2005-2006 847 847 100% 193 22,8% 5/108 65,9% 2006-2007 959 959 100% 272 28,4% 5/109 81,8% 2007-2008 1234 1234 100% 441 35,7% 4/124 82,0% 2008-2009 1494 1494 100% 274 18,34% 4/139 86,3% 2009-2010 1790 1790 100% 165 9,22% 4/139 91,4% 2010-2011 1925 1925 100% 445 23,12% 3/168 94%

Từ năm học 2005 đến nay, Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến luôn có tỷ lệ đậu tốt nghiệp 100%, liên tục 9 năm liền là một trong 5 trường trung học phổ thông của thành phố có tỷ lệ cao về số học sinh thi tú tài đậu loại giỏi. Tuy nhiên, thành tích thi tuyển sinh đại học mới đáng nể, liên tục trong 2 năm học 2009 – 2010 và 2010 – 2011 số học sinh đậu đại học trên 90%. Năm 2005, em Nông Ngọc Sơn, lớp 12C1, thi vào Trường đại học bách khoa (ĐHBK) đạt điểm tuyệt đối (toán: 10, lý: 10, hóa: 10); Nguyễn Khuyến là một trong 4 trường có học sinh đạt điểm tuyệt đối (Lê Hồng Phong, Phổ thông Năng khiếu, Võ Thị Sáu và Nguyễn Khuyến). Năm 2006, em Phan Vũ Thiều Hoa thi tú tài đậu thủ khoa với 57 điểm và có 3 em thi đại học đạt 29 điểm. Năm 2007, em Phạm Thị Ngọc Thảo lớp 12C1 đậu Trường đại học y dược với 29 điểm, em Nguyễn Hữu Đức và em Phạm Đắc Hùng Sơn lớp 12C2 đậu thủ khoa Học viện bưu chính viễn thông. Đến năm 2008, ba em Nguyễn Duy 12B1, Lê Ngọc Hưng 12C1, Nguyễn Thành Luân 12C1 đều đậu ĐHBK với 29,5 điểm. Các em Nguyễn Trường An 12B1, Bùi Hồng Hiệp 12C1, Huỳnh Tấn Lộc 12B1 đậu thủ khoa lần lượt: Học viện bưu chính viễn thông (HV BCVT), Khoa kinh tế ĐHQG, Học viện PCCC.

Tuy nhiên, 2009 mới là là năm mà Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến bội thu, với 11 thủ khoa đại học và 2 thủ khoa cao đẳng. Với thành tích này, Bộ GDĐT đã xếp hạng Trường Nguyễn Khuyến đứng thứ 35 trong top 50 trường có nhiều học sinh thi đậu vào đại học nhất trong cả nước, còn tại TP.HCM thì trường xếp thứ 4 trên tổng số 139 trường THPT.Về số học sinh đậu đại học từ 27 điểm trở lên thì đứng đầu cả nước.

Năm 2010 trường tiếp tục có 5 thủ khoa, 21 học sinh đạt điểm cao, từ 27 điểm trở lên, xếp thứ 3 toàn quốc. Số trường đại học có trên 50 học sinh của Nguyễn Khuyến cùng đậu vào lên đến 12 trường.

Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến như một “hiện tượng” lạ đang nổi lên. Điều “lạ” thứ nhất ở chỗ: trong khi các trường tư thục dân lập khác tuyển sinh theo kiểu “vét” những học sinh không vào được trường công, thì Nguyễn Khuyến lại tuyển sinh theo kiểu của “top trên”. Điều “lạ” thứ hai: trong khi “bảng vàng” của các kỳ thi luôn là nơi độc chiếm của các trường công, trường năng khiếu, chuyên, thì Nguyễn Khuyến chen vào và đặt tên của mình nơi đây. Điều “lạ” thứ ba: nhiều

trường tư thục, dân lập vẫn chạy theo lợi nhuận, không chú trọng đến việc đầu tư cơ sở vật chất, chỉ đi thuê mướn để mở thật nhiều cơ sở (dù rất nhỏ), thu hút nhiều học sinh vào học để thu học phí, thì Nguyễn Khuyến lại đầu tư nhiều tiền vào việc xây trường, mua sắm trang thiết bị dạy học. “Nguồn: [27]”

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển trường THCS và THPT nguyễn khuyến đến năm 2017 (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)