Văn hóa trường học

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển trường THCS và THPT nguyễn khuyến đến năm 2017 (Trang 57 - 59)

- Cơ sở 4: Mới được xây dựng và đưa vào hoạt động năm 2007, hiện tại có thể nói cơ sở nay là mới nhất, được trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất Vì là cơ sở duy nhất

2.2.3.5. Văn hóa trường học

Văn hóa trường học đóng vai trò qua trọng trong việc phát triển của nhà trường, nó thể hiện sức mạnh nội tại của cả một tập thể. Trường Nguyễn Khuyến với quy mô hoạt động như hiện nay thì việc xây dựng môi trường văn hóa trường học có ý nghĩa rất lớn.

Trường Nguyễn Khuyến đã tồn tại20 năm với bao thăng trầm từ những ngày mới thành lập, cho đến nay đã phần nào đạt được những thành tích đáng trân trọng. Nhà trường luôn có những hướng đi đúng nhằm đảm bảo mục tiêu phân đấu để đạt được kết quả như mong muốn. Tôi xin trích dẫn phần dưới đây trong cuốn “Văn hóa trường học” - do hai cố lãnh đạo thành lập trường là: Nhà giáo Nhân Dân Lê Trí Viễn và nhà giáo Nguyễn Ngọc Phấn viết vào năm 2007 để làm đường hướng hoạt động chung của nhà trường:

Thứ nhất, là sự đoàn kết – nhất trí. Hội đồng quản trị, tập thể sáng lập và lãnh đạo, cá nhân trong đó, đều phải tập nhìn lại mình và tự xét về vấn đề này trong từng việc, từng ngày. Trí khôn nhân loại từng dạy “Đóm lửa có thể thiêu cả một đồng cỏ”. Nguyên do chẳng lạ lùng gì xưa nay: bất kỳ nơi đâu mà “tài chính” chưa minh bạch, chưa công khai, trái với lề lối bình thường của việc quản lý, chứ chưa nói gì khác, đều sinh ra nghi ngờ dẫn đến đổ vỡ.

Thứ hai, là chấp hành nghiêm túc các quy định đặt ra: tổ chức ta có 3 cấp: Hội đồng lãnh đạo hoặc Hội đồng quản trị, Ban tham mưu, Cơ sở. Các cấp sinh hoạt đầy đủ theo quy định thì hàng tháng Hội đồng nắm được tình hình chung, đặc biệt tình hình tài chính, để xét xem sự thu chi từng cơ sở và độ tích lũy toàn trường, tính hợp lý của một tổ chức giáo dục chứ không là thương mại, không nhất trí, ai làm nấy biết. Sau đó là đề ra mọi chủ trương tháng sau. Như vậy mọi việc sẽ thông suốt, chẳng còn gì khuất mắc nghi ngờ. Khoản thứ hai này đàng hoàng, tốt đẹp thì khoản thứ nhất là tránh được sai. Và cứ thế kiên trì, sự tồn tại và phát triển của trường nhất định bền vững.

Cuối cùng, điều sau đây cũng đáng quan tâm. Hai bậc thầy lớn tuổi, sức khỏe yếu cần được nghỉ ngơi. Anh chị em trẻ nên nghỉ đến thay thế và gánh vác sao cho thật tốt hai trách nhiệm tiên quyết mọi thành công của trường.

Trở lên là có Hội đồng quản trị. Bên trên, Hội đồng lãnh đạo có hiệu trưởng. Hiệu trưởng giữ trách nhiệm lớn nhất trong thực hiện chỉ thị của cấp trên, điều hành hiệu quả mọi việc, trong đó chú trọng trước hết đổi mới dạy và học toàn trường, khó nhất là thực hiện được kỷ cương 12 chữ, chủ đạo là “tự học”: Trên lớp là: “Dạy cả lớp; dạy, dạy nghĩ. Cả lớp học, nghĩ mới học”. Giúp việc có hai cô hiệu phó đều là người mới vào vai và giàu năng lực. Đi vào công việc với quyết tâm, sẵn trí sẽ làm tốt.

Nhận nhiệm vụ gần như cấp trường là Tổng quản nhiệm từng cơ sở. Bận bịu, vất vả suốt ngày với mọi việc liên quan đến sinh hoạt và học tập của học sinh cơ sở mình. Hầu như quản lý cả một bộ phận đông đảo thầy cô giảng dạy, quản nhiệm hàng nghìn học sinh….mà phải luôn luôn cập nhật, ứng phó. Một phận sự hết sức nặng nề, khó khăn, đóng góp lớn vào thành quả chung của trường.

Đông đảo nhất là toàn thể mọi thành phần cần thiết:

Trước tiên là quý thầy cô giảng dạy và thầy cô quản nhiệm giữ vai trò quan trọng nhất, khó nhất.

Tiếp theo mới là bộ phận phục vụ: cán bộ văn phòng, y tế, giám thị, công nhân viên nội trú, nhà ăn, bảo vệ…..Bao trùm là một chủ trương có lẽ chỉ trường ta mới có. Do đặc điểm lớn là có nhiều cơ sở, mỗi cơ sở hầu như trọn vẹn một trường, nội trú lại rất đông, hàng ngũ phục vụ do đó rất lớn, cho nên mọi hoạt động của

trường được tốt là nhờ vào sức phục vụ của tập thể đông người này. Khác với thói thường hay coi bộ phận này là phụ, không được để ý tới, trường ta coi họ cũng có công, công điều hành, công nuôi dưỡng, cả công dạy dỗ không nhỏ, đóng góp vào sự thành công lớn của trường. Ấy là công bằng, xứng đáng, vừa coi trọng công sức của mình, vừa để dạy dỗ học sinh biết quý mến những kẻ thay mặt cha mẹ mình chăm lo, nuôi dạy mình hàng ngày.

Không được phép quên một thành phần đông đảo và cực kỳ quan trọng, điều kiện tồn tại và phát triển của trường ta, đó là phụ huynh. Có các bậc ấy mới có trường. Cần quý nể và tiếp đãi trân trọng khác hẳn ở trường công lập. Các bậc là kẻ đồng hành với chúng ta để nuôi dạy con cái nên người, học giỏi, cái đích cao nhất của nguyện ước và nỗ lực của cả hai bên. Con cái là núm ruột của họ, đồng thời là học trò thân yêu của mình. Không tròn trách nhiệm chăm lo là ta có lỗi với họ, và nhìn vào tương lai là có tội với đất nước”. “Nguồn: [9]”

Nhận xét: Đây là những lời tâm huyết của hai thầy sáng lập ra trường, với mong muốn nhà trường ngày càng phát triển, là nơi có chất lượng trong giáo dục học sinh, là nơi mà mọi người cùng đoàn kết với nhau trong hoạt động để mục đích cuối cùng là vì những thế hệ học trò được rèn luyện về mọi mặt.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển trường THCS và THPT nguyễn khuyến đến năm 2017 (Trang 57 - 59)