Ảnh hưởng của môi trường bên trong:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực cho công ty cổ phần chăn nuôi c p bình dương đến năm 2015 (Trang 50 - 54)

Đội ngũ lãnh đạo: công ty C.P Bình Dương có đội ngũ lãnh đạo chuyên nghiệp và kinh nghiệm làm việc lâu năm, điều đó chứng tỏ qua sự điều hành của Ban Giám đốc trong thời gian qua của Công ty.

Đội ngũ lãnh đạo đóng vai trò quan trọng và có sức ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý nhân sự. Họ là những người có tầm nhìn, có niềm tin, nhiệt huyết và truyền cảm hứng cho nhân viên cấp dưới.

Đồng thời đội ngũ lãnh đạo hiểu rõ nhiệm vụ, mục tiêu, triết lý kinh doanh của công ty, hiểu những vấn đề nhân sự của công ty, từ đó có định hướng tìm kiếm, tuyển dụng, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ nhân viên.

Mục tiêu của doanh nghiệp: Mục tiêu của doanh nghiệp ảnh hưởng đến các hoạt động quản lý bao gồm quản lý nhân sự. Mỗi bộ phận tác nghiệp này phải dựa vào mục tiêu chung để đề ra mục tiêu cụ thể của mình.

Mục tiêu mà Công Ty Thức ăn Chăn nuôi CP Bình Dương hướng đến là tăng chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của các nhà chăn nuôi tại Việt Nam. Đồng thời hợp tác chiến lược với các nhà chăn nuôi lớn, mở rộng thị trường.

Để đáp ứng mục tiêu đề ra công ty đã liên tục phát triển và mạnh dạn đầu tư xây dựng thêm nhà máy nhằm mở rộng quy mô sản xuất, tăng sản lượng. Đi đôi với việc này là việc đầu tư cho nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực của công ty về cả số lượng lẫn chất lượng.

Chiến lược phát triển kinh doanh:

Bên cạnh việc khẳng định chất lượng sản phẩm, một trong những chiến lược của Công ty C.P Bình Dương là luôn quan tâm tới thị trường và khách hàng nhằm hướng tới mục tiêu đáp ứng yêu cầu của khách hàng và theo đuổi những khách hàng thích hợp nhất cho những sản phẩm.

Để nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, Công ty đã triển khai hoạt động giới thiệu sản phẩm đồng thời thu thập những thông tin phản hồi của khách hàng thông qua đội ngũ nhân viên thương mại, kỹ thuật. Các thông tin này sẽ được bộ

phận thương mại xử lý chọn lọc làm cơ sở cho kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Đội ngũ nhân viên bán hàng của Công ty sẽ trực tiếp đến các trang trại và đại lý để thu thập ý kiến về các nhu cầu sản phẩm, lắng nghe sự phản hồi của khách hàng... Những ý kiến này sẽ được Công ty tiếp thu và đưa ra hướng giải quyết nhanh chóng, kịp thời nhất. Bên cạnh đó, Công ty cũng tiến hành đánh giá mức độ thỏa mãn của khách hàng để xác định yêu cầu, mong muốn về sản phẩm ngay từ đầu vào của khâu chọn nguyên liệu cho đến quá trình sản xuất và bảo quản đều được kiểm soát chặt chẽ.

Để đáp ứng những yêu cầu của khách hàng, Công ty hướng tới đào tạo đội ngũ nhân viên thương mại của có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực chăn nuôi. Đội ngũ này được đào tạo cơ bản và thường xuyên được tập huấn cập nhật thông tin về kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh và có trách nhiệm thực hiện việc tiếp nhận thông tin từ khách hàng.

Cơ cấu tổ chức: Cơ cấu tổ chức của công ty được tổ chức theo mô hình đơn giản và hiệu quả. Các quyết định quan trọng đều được hình thành ở cấp cao nhất và thực thi ở cấp thấp hơn.

Cơ cấu tổ chức giúp bố trí, sắp xếp nhiệm vụ công tác cho các phòng, ban khác nhau, thực hiện sự điều hòa, phối hợp cần thiết nhằm bảo đảm thực hiện được mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp.

Việc xác định các chức năng nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể giữa các phòng ban, bộ phận trong công ty là yếu tố quan trọng để đạt hiệu quả kinh doanh.

Văn hóa tổ chức:

Mục tiêu của văn hoá tổ chức là nhằm xây dựng một phong cách làm việc hiệu quả và những mối quan hệ hợp tác thân thiện giữa các thành viên của tổ chức, làm cho tổ chức trở thành một cộng đồng làm việc trên tinh thần hợp tác, tin cậy, gắn bó, thân thiện và tiến thủ trên cơ sở đó hình thành tâm lý chung và lòng tin vào sự thành công của tổ chức.

Văn hoá tổ chức được hình thành thông qua các quy định, chế độ, nguyên tắc có tính chất ràng buộc trong nội bộ, nhằm đưa các hoạt động của tổ chức vào nền nếp và đạt diệu quả cao. Một tổ chức có trình độ văn hoá cao là mọi hoạt động của nó đều được thể chế hoá, cụ thể hoá và được mọi người tự giác tuân thủ.

Với những nét riêng biệt, Công ty C.P Bình Dương xây dựng văn hoá công ty mà ở đó văn hoá thể hiện trong phong cách làm việc, tác phong của nhân viên.Văn hoá của Công ty thể hiện qua những nội dung cụ thể sau:

 Thấu hiểu: đó là sự thấu hiểu lẫn nhau giữa nhân viên và nhà quản lý để tất cả mọi thành viên trong công ty đều có cùng hướng nhìn, đó là sự thấu hiểu nhu cầu của khách hàng để có thể cung cấp một sản phẩm một cách tốt nhất, hiệu quả nhất.

 Tham gia và hành động với trách nhiệm và thái độ tích cực: mọi thành viên trong công ty đều tham gia vào các hoạt động của công ty và được đo lường thành quả một cách cụ thể, từ các hoạt động nghiệp vụ đến các hoạt động về sinh hoạt cộng đồng, có trách nhiệm với thành công của công ty.

 Hướng đến khách hàng: tất cả hoạt động đều hướng đến khách hàng, sự thành công và hài lòng của khách hàng về sản phẩm chính là sự thành công của công ty.

 Chia sẽ lợi ích một cách hài hoà: nhân viên lao động sẽ được đáp trả một cách cân xứng và hài hoà một các công bằng dựa trên các thành quả đạt được.

Công đoàn:

Công đoàn vốn là tổ chức đại diện cho quyền lợi của CBCNV, là người gần gũi và bảo vệ chăm lo đến quyền lợi của người lao động. Do vậy, chăm lo nâng cao ý thức kỷ luật và văn hóa nghề nghiệp cho CBCNV là một trong những nhiệm vụ quan trọng cần phải được chú trọng hàng đầu.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường làm việc văn hoá cho CBCNV, công ty C.P Bình Dương cần đẩy mạnh công tác công đoàn, chú trọng hơn trong việc chăm lo đời sống người lao động để họ chấp hành tốt pháp luật, kỷ luật, tác phong công nghiệp, làm việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả.

Đặc biệt, công đoàn phải là tổ chức tiên phong trong việc vận động CBCNV tham gia giao lưu văn hoá văn nghệ, các trò chơi giải trí, bóng đá… giữa các đơn vị trong các dịp hoạt động chung của Công ty như ngày thành lập công ty, nghỉ mát… mang tới cho CBCNV đời sống tinh thần phong phú, để C.P không chỉ là một đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt động hiệu quả về năng suất, mà còn xứng đáng là ngôi nhà chung của mọi CBCNV C.P.

Với những nhiệm vụ quan trọng như đã nêu trên, tổ chức công đoàn của Công ty cần phải nỗ lực hoàn thiện hơn nữa, lớn mạnh hơn nữa để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ bảo vệ lợi ích chính đáng của người lao động, tạo mối quan hệ hài hoà, xứng đáng là tổ chức quan trọng và tin cậy của CBCNV trong Công ty.

Nhận xét: Tóm lại, các yếu tố của môi trường vi mô và môi trường vĩ mô luôn có những tác động mạnh mẽ đến công tác QTNNL của công ty. Từ việc phân tích những ảnh hưởng của môi trường vi mô, môi trường vĩ mô cùng với những tác động của môi trường nội bộ, cho thấy các yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến công tác QTNNL của Công ty đó là các yếu tố về kinh tế như tình hình lạm phát cao như hiện nay, yếu tố chính trị pháp luật đó là Luật lao động với những quy định mới nhất về tiền lương, tiền công, mức lương tối thiểu; yếu tố Công nghệ khi sự thay đổi nhanh chóng về công nghệ đã đặt ra yêu cầu cập nhật kiến thức và cập nhật một cách thường xuyên; yếu tố Đối thủ cạnh tranh, muốn đứng vững trên thị trường Công ty phải chủ động tạo ra các thay đổi hữu hiệu, đi trước và điều này phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ nhân viên mà công ty đang sở hữu. Công ty phải biết thu hút, duy trì và phát triển lực lượng lao động, không để mất nhân tài vào tay đối thủ cạnh tranh.

Với những phân tích trên tác giả nhận thấy Công ty cần xây dựng chiến lược trong quản trị nguồn nhân lực của mình một cách linh hoạt để có thể chủ động ứng phó được những tác động và những thay đổi bất ngờ từ môi trường bên ngoài.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực cho công ty cổ phần chăn nuôi c p bình dương đến năm 2015 (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)