Các nhân tố tác động đến công tác QTNNL tại công ty:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực cho công ty cổ phần chăn nuôi c p bình dương đến năm 2015 (Trang 46)

2.3.2.1 Ảnh hưởng của môi trường vĩ mô

Yếu tố kinh tế:

Mức tăng trưởng, lạm phát… luôn ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị và đương nhiên ảnh hưởng đến công tác quản trị nguồn nhân lực tại doanh nghiệp đó. Tình hình kinh tế đất nước thay đổi, yêu cầu các doanh nghiệp phải có những sự điều chỉnh về kế hoạch, chiến lược kinh doanh của mình dẫn đến sự thay đổi trong các chiến lược và chính sách quản trị nguồn nhân lực của doanh nghiệp.

Lạm phát

Lạm phát, nhất là lạm phát cao có tác động đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội: làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh và giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và làm cho việc thực hiện các kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm của dân chúng bị đảo lộn, gây tác động xấu đến những người có thu nhập thấp, đặc biệt là những người sống chủ yếu bằng nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công.

Khi lạm phát cao, tiền lương, tiền công tăng lên chỉ là danh nghĩa, không đủ bù đắp mức tăng giá sinh hoạt. Trong khi đó, đây lại là nguồn thu nhập chính của công nhân, lao động tự do, lao động phổ thông. Vì vậy, công ty cần phải có các chính sách linh hoạt về tiền lương, đãi ngộ và tạo môi trường làm việc thuận lợi để thu hút và giữ chân nhân lực giỏi.

Yếu tố chính trị - pháp luật:

Hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như công tác quản trị nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp chịu trách nhiệm trực tiếp bởi yếu tố luật pháp, chính trị. Hệ thống luật pháp buộc các doanh nghiệp ngày càng phải quan tâm đến quyền lợi của nhân viên.

Yếu tố văn hóa xã hội:

Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào, trong đó nông dân vẫn là lực lượng lao động xã hội chiếm tỉ lệ cao nhất. Điều này dẫn đến sự mất cân đối về lao động ở các doanh nghiệp đồng thời dẫn đến văn hóa trong doanh nghiệp có những hạn chế nhất định.

Ưu điểm của lao động nước ta là: tính thông minh, sáng tạo, cần cù, chịu khó, nhanh nhẹn, thích nghi nhanh với môi trường lao động công nghiệp.

Tuy nhiên lực lượng lao động còn tồn tại nhiều nhược điểm như văn hoá được xây dựng trên nền tảng dân trí thấp và phức tạp do những yếu tố khác ảnh hưởng tới, chưa có quan niệm đúng đắn về cạnh tranh và hợp tác, làm việc chưa có tính chuyên nghiệp, tính vô kỷ luật, tuỳ tiện, cẩu thả trong công việc, phát sinh hiện tượng lao động sẵn sàng bỏ việc, nghỉ việc tuỳ tiện, bất cứ lúc nào. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Yếu tố dân số và thị trường lao động

Việt Nam đang có nguồn nhân lực dồi dào với dân số cả nước hơn 86 triệu người. Trong đó nông dân chiếm gần khoảng 73% dân số cả nước. Điều này cho thấy nông dân vẫn là lực lượng lao động xã hội chiếm tỉ lệ cao nhất. Về nguồn nhân lực công nhân thì hiện nay số lượng giai cấp công nhân Việt Nam có khoảng 5 triệu người, chỉ chiếm 6% dân số cả nước. Công nhân có tay nghề cao lại chiếm tỷ lệ thấp so với đội ngũ công nhân nói chung. Số công nhân có trình độ văn hóa, tay nghề, kỹ thuật rất ít. Theo thống kê công nhân có trình độ cao đẳng, đại học ở nước ta chiếm khoảng 3,3% đội ngũ công nhân nói chung. Điều này dẫn đến sự mất cân đối về lao động ở các doanh nghiệp. Doanh nghiệp không thiếu người nhưng lại thiếu những công nhân có tay nghề để đảm bảo những khâu kỹ thuật quan trọng trong dây chuyền sản xuất. Hệ quả kéo theo của vấn đề này là đồng lương công nhân bị thấp đi, đời sống không được đảm bảo.

Do đó, Ban lãnh đạo Công ty cần phải nghiên cứu, cập nhật thường xuyên tình hình thị trường lao động, vì tình hình thị trường lao động có ảnh hưởng rất lớn đến

các chính sách nguồn nhân lực, đặc biệt là chính sách tiền lương và đào tạo. Có nghiên cứu thị trường lao động thì chính sách quản trị nguồn nhân lực mới đạt được hiệu quả cao.

Yếu tố kỹ thuật công nghệ

Toàn cầu hóa đã tác động đến việc phát triển nguồn nhân lực theo nhiều cách khác nhau. So với trước đây, ngày nay các doanh nghiệp cần phải bổ sung nhiều hơn các kỹ năng cho đội ngũ nhân viên của mình để thích ứng với các cơ hội và thách thức do toàn cầu hóa và sự thay đổi công nghệ tạo ra. Thái độ, kiến thức và các kỹ năng của lực lượng lao động trong doanh nghiệp sẽ quyết định chất lượng đến các sản phẩm và dịch vụ.

Công nghệ thông tin và những lợi thế của việc giảm thấp chi phí truyền thông làm cho hoạt động của công ty hiệu quả hơn với lực lượng lao động trở nên cơ động hơn.

Sự phát triển nhanh chóng khối lượng kiến thức mới và sự thay đổi nhanh chóng về công nghệ đã đặt ra yêu cầu cập nhật kiến thức và cập nhật một cách thường xuyên cho CNCNV trong công ty. Sự thay đổi trong tổ chức sẽ trở nên thường xuyên hơn.

Theo đó, Việc ứng dụng công nghệ vào quản trị nguồn nhân lực đang trở nên phổ biến. Hiện nay, có không ít doanh nghiệp đang ứng dụng các phần mềm như SAP hay Peoplesoft ngoài những kênh thông tin cơ bản là thư điện tử và Internet cho việc quản trị nguồn nhân lực.

Nếu doanh nghiệp không sẵn sàng để ứng dụng những công nghệ mới như vậy thì sẽ có nguy cơ bị các đối thủ cạnh tranh bỏ lại phía sau.

2.3.2.2 Ảnh hưởng của môi trường vi mô

Khách hàng

Khách hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp, nó là yếu tố quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp. Do đó, ngoài việc nghiên cứu

cải tiến sản phẩm còn phải xác định mức độ quan tâm của khách hàng đối với sản phẩm của công ty.

Phần lớn các khách hàng luôn quan tâm đến chất lượng sản phẩm và uy tín thương hiệu. Vì vậy công ty C.P cần đặt chất lượng sản phẩm làm định vị thương hiệu để thu hút khách hàng.

Bên cạnh đó công ty cần xây dựng hệ thống đào tạo lâu dài về kiến thức kinh doanh, quy trình hoạt động, kỹ năng giao tiếp và phục vụ khách hàng...cho đội ngũ quản lý và nhân viên để có thể phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.

Để tăng cường quản lý mối quan hệ khách hàng, công ty có thể áp các phần mềm quản lý chẳng hạn như Microsoft Dynamics giúp gia tăng sự hài lòng của khách hàng, rút ngắn chu kỳ bán hàng, nâng cao hiệu quả kinh doanh và kết quả là tăng nhanh doanh thu.

Đối thủ cạnh tranh

Trong thị trường thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam với thị phần trên 70% của các công ty thức ăn nước ngoài, đây cũng chính là những đối thủ cạnh tranh của công ty.

Trong đó các công ty như Cargill (là công ty thức ăn chăn nuôi của Mỹ), ANT là (công ty thức ăn chăn nuôi do Đài Loan), Master (là công ty thức ăn chăn nuôi của Hàn Quốc), Guoyma’rch (là công ty thức ăn chăn nuôi của Pháp), Japfa (là công ty thức ăn chăn nuôi Indonesia), những công ty có sản lượng bình quân trên 15000 tấn/tháng.

Đa phần các công ty thức ăn này, đều lấy việc sản xuất thức ăn chất lượng cao là chiến lược cho cạnh tranh với các công ty khác. Các công ty với khả năng mạnh về vốn và có sự đầu tư mạnh về dây chuyền sản xuất công nghệ.

Vì vậy việc nghiên cứu tìm hiểu về điểm mạnh và điểm yếu của các công ty này từ đó tìm ra chiến lược cạnh tranh phù hợp, cần phải kết hợp nhiều nguồn thông tin:

- Từ quảng cáo của các công ty. - Các trại chăn nuôi.

- Hệ thống các đại lý.

- Các tài xế chở hàng cho công ty.

- Đội ngũ các nhân viên kinh doanh và marketing các công ty khác. Các công ty cạnh tranh với nhau dựa vào sự khác biệt của mình về chất lượng của các quá trình quản trị nguồn nhân lực và đi liền với điều đó là các sản phẩm mà các công ty tạo ra. Trong bối cảnh toàn cầu hóa thì lợi thế cạnh tranh của từng sản phẩm cũng như những khác biệt mang lại lợi ích đối với người tiêu dùng chỉ là tương đối và dễ bị sút giảm hoặc đánh mất do các sản phẩm cạnh tranh xuất hiện.

Như vậy công ty C.P muốn đứng vững trên thị trường là phải chủ động tạo ra các thay đổi hữu hiệu, đi trước và điều này phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ nhân viên mà công ty đang sở hữu. Hơn nữa, công ty phải biết thu hút, duy trì và phát triển lực lượng lao động, không để mất nhân tài vào tay đối thủ.

Sản phẩm thay thế

Hiện nay với giá thức ăn cao xu hướng chuyển qua thức ăn tự trộn là một nguy cơ của sản phẩm thay thế thức ăn hỗn hợp của các công ty thức ăn chăn nuôi. Do đó, Công ty cần có chiến lược đa dạng hóa sản phẩm cùng với điều chỉnh giá cạnh tranh nhất và thâm nhập thị trường nông thôn và vùng sâu vùng xa.

Cùng với chiến lược đa dạng hóa sản phẩm để có thể xâm nhập sâu vào thị trường và mở rộng phát triển thị trường thì công ty C.P cần phải đào tạo, huấn luyện đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp tại các trường Đại học nông nghiệp hàng đầu trong nước, sắp xếp lại lực lượng lao động và thu hút nguồn nhân lực mới có kỹ năng cao đảm bảo hỗ trợ cho bà con chăn nuôi những giải pháp và kỹ thuật chăn nuôi hiệu quả nhất.

Đội ngũ lãnh đạo: công ty C.P Bình Dương có đội ngũ lãnh đạo chuyên nghiệp và kinh nghiệm làm việc lâu năm, điều đó chứng tỏ qua sự điều hành của Ban Giám đốc trong thời gian qua của Công ty.

Đội ngũ lãnh đạo đóng vai trò quan trọng và có sức ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý nhân sự. Họ là những người có tầm nhìn, có niềm tin, nhiệt huyết và truyền cảm hứng cho nhân viên cấp dưới.

Đồng thời đội ngũ lãnh đạo hiểu rõ nhiệm vụ, mục tiêu, triết lý kinh doanh của công ty, hiểu những vấn đề nhân sự của công ty, từ đó có định hướng tìm kiếm, tuyển dụng, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ nhân viên.

Mục tiêu của doanh nghiệp: Mục tiêu của doanh nghiệp ảnh hưởng đến các hoạt động quản lý bao gồm quản lý nhân sự. Mỗi bộ phận tác nghiệp này phải dựa vào mục tiêu chung để đề ra mục tiêu cụ thể của mình.

Mục tiêu mà Công Ty Thức ăn Chăn nuôi CP Bình Dương hướng đến là tăng chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của các nhà chăn nuôi tại Việt Nam. Đồng thời hợp tác chiến lược với các nhà chăn nuôi lớn, mở rộng thị trường.

Để đáp ứng mục tiêu đề ra công ty đã liên tục phát triển và mạnh dạn đầu tư xây dựng thêm nhà máy nhằm mở rộng quy mô sản xuất, tăng sản lượng. Đi đôi với việc này là việc đầu tư cho nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực của công ty về cả số lượng lẫn chất lượng.

Chiến lược phát triển kinh doanh:

Bên cạnh việc khẳng định chất lượng sản phẩm, một trong những chiến lược của Công ty C.P Bình Dương là luôn quan tâm tới thị trường và khách hàng nhằm hướng tới mục tiêu đáp ứng yêu cầu của khách hàng và theo đuổi những khách hàng thích hợp nhất cho những sản phẩm.

Để nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, Công ty đã triển khai hoạt động giới thiệu sản phẩm đồng thời thu thập những thông tin phản hồi của khách hàng thông qua đội ngũ nhân viên thương mại, kỹ thuật. Các thông tin này sẽ được bộ

phận thương mại xử lý chọn lọc làm cơ sở cho kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Đội ngũ nhân viên bán hàng của Công ty sẽ trực tiếp đến các trang trại và đại lý để thu thập ý kiến về các nhu cầu sản phẩm, lắng nghe sự phản hồi của khách hàng... Những ý kiến này sẽ được Công ty tiếp thu và đưa ra hướng giải quyết nhanh chóng, kịp thời nhất. Bên cạnh đó, Công ty cũng tiến hành đánh giá mức độ thỏa mãn của khách hàng để xác định yêu cầu, mong muốn về sản phẩm ngay từ đầu vào của khâu chọn nguyên liệu cho đến quá trình sản xuất và bảo quản đều được kiểm soát chặt chẽ.

Để đáp ứng những yêu cầu của khách hàng, Công ty hướng tới đào tạo đội ngũ nhân viên thương mại của có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực chăn nuôi. Đội ngũ này được đào tạo cơ bản và thường xuyên được tập huấn cập nhật thông tin về kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh và có trách nhiệm thực hiện việc tiếp nhận thông tin từ khách hàng.

Cơ cấu tổ chức: Cơ cấu tổ chức của công ty được tổ chức theo mô hình đơn giản và hiệu quả. Các quyết định quan trọng đều được hình thành ở cấp cao nhất và thực thi ở cấp thấp hơn.

Cơ cấu tổ chức giúp bố trí, sắp xếp nhiệm vụ công tác cho các phòng, ban khác nhau, thực hiện sự điều hòa, phối hợp cần thiết nhằm bảo đảm thực hiện được mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp.

Việc xác định các chức năng nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể giữa các phòng ban, bộ phận trong công ty là yếu tố quan trọng để đạt hiệu quả kinh doanh.

Văn hóa tổ chức:

Mục tiêu của văn hoá tổ chức là nhằm xây dựng một phong cách làm việc hiệu quả và những mối quan hệ hợp tác thân thiện giữa các thành viên của tổ chức, làm cho tổ chức trở thành một cộng đồng làm việc trên tinh thần hợp tác, tin cậy, gắn bó, thân thiện và tiến thủ trên cơ sở đó hình thành tâm lý chung và lòng tin vào sự thành công của tổ chức.

Văn hoá tổ chức được hình thành thông qua các quy định, chế độ, nguyên tắc có tính chất ràng buộc trong nội bộ, nhằm đưa các hoạt động của tổ chức vào nền nếp và đạt diệu quả cao. Một tổ chức có trình độ văn hoá cao là mọi hoạt động của nó đều được thể chế hoá, cụ thể hoá và được mọi người tự giác tuân thủ.

Với những nét riêng biệt, Công ty C.P Bình Dương xây dựng văn hoá công ty mà ở đó văn hoá thể hiện trong phong cách làm việc, tác phong của nhân viên.Văn hoá của Công ty thể hiện qua những nội dung cụ thể sau:

 Thấu hiểu: đó là sự thấu hiểu lẫn nhau giữa nhân viên và nhà quản lý để tất cả mọi thành viên trong công ty đều có cùng hướng nhìn, đó là sự thấu hiểu nhu cầu của khách hàng để có thể cung cấp một sản phẩm một cách tốt nhất, hiệu quả nhất.

 Tham gia và hành động với trách nhiệm và thái độ tích cực: mọi thành viên trong công ty đều tham gia vào các hoạt động của công ty và được đo lường thành quả một cách cụ thể, từ các hoạt động nghiệp vụ đến các hoạt động về sinh hoạt cộng đồng, có trách nhiệm với thành công của công ty.

 Hướng đến khách hàng: tất cả hoạt động đều hướng đến khách hàng, sự thành công và hài lòng của khách hàng về sản phẩm chính là sự thành công của công ty.

 Chia sẽ lợi ích một cách hài hoà: nhân viên lao động sẽ được đáp trả một cách cân xứng và hài hoà một các công bằng dựa trên các thành quả đạt được.

Công đoàn:

Công đoàn vốn là tổ chức đại diện cho quyền lợi của CBCNV, là người gần gũi và bảo vệ chăm lo đến quyền lợi của người lao động. Do vậy, chăm lo nâng cao ý thức kỷ luật và văn hóa nghề nghiệp cho CBCNV là một trong những nhiệm vụ quan trọng cần phải được chú trọng hàng đầu.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường làm việc văn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực cho công ty cổ phần chăn nuôi c p bình dương đến năm 2015 (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)