Khách hàng
Khách hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp, nó là yếu tố quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp. Do đó, ngoài việc nghiên cứu
cải tiến sản phẩm còn phải xác định mức độ quan tâm của khách hàng đối với sản phẩm của công ty.
Phần lớn các khách hàng luôn quan tâm đến chất lượng sản phẩm và uy tín thương hiệu. Vì vậy công ty C.P cần đặt chất lượng sản phẩm làm định vị thương hiệu để thu hút khách hàng.
Bên cạnh đó công ty cần xây dựng hệ thống đào tạo lâu dài về kiến thức kinh doanh, quy trình hoạt động, kỹ năng giao tiếp và phục vụ khách hàng...cho đội ngũ quản lý và nhân viên để có thể phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.
Để tăng cường quản lý mối quan hệ khách hàng, công ty có thể áp các phần mềm quản lý chẳng hạn như Microsoft Dynamics giúp gia tăng sự hài lòng của khách hàng, rút ngắn chu kỳ bán hàng, nâng cao hiệu quả kinh doanh và kết quả là tăng nhanh doanh thu.
Đối thủ cạnh tranh
Trong thị trường thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam với thị phần trên 70% của các công ty thức ăn nước ngoài, đây cũng chính là những đối thủ cạnh tranh của công ty.
Trong đó các công ty như Cargill (là công ty thức ăn chăn nuôi của Mỹ), ANT là (công ty thức ăn chăn nuôi do Đài Loan), Master (là công ty thức ăn chăn nuôi của Hàn Quốc), Guoyma’rch (là công ty thức ăn chăn nuôi của Pháp), Japfa (là công ty thức ăn chăn nuôi Indonesia), những công ty có sản lượng bình quân trên 15000 tấn/tháng.
Đa phần các công ty thức ăn này, đều lấy việc sản xuất thức ăn chất lượng cao là chiến lược cho cạnh tranh với các công ty khác. Các công ty với khả năng mạnh về vốn và có sự đầu tư mạnh về dây chuyền sản xuất công nghệ.
Vì vậy việc nghiên cứu tìm hiểu về điểm mạnh và điểm yếu của các công ty này từ đó tìm ra chiến lược cạnh tranh phù hợp, cần phải kết hợp nhiều nguồn thông tin:
- Từ quảng cáo của các công ty. - Các trại chăn nuôi.
- Hệ thống các đại lý.
- Các tài xế chở hàng cho công ty.
- Đội ngũ các nhân viên kinh doanh và marketing các công ty khác. Các công ty cạnh tranh với nhau dựa vào sự khác biệt của mình về chất lượng của các quá trình quản trị nguồn nhân lực và đi liền với điều đó là các sản phẩm mà các công ty tạo ra. Trong bối cảnh toàn cầu hóa thì lợi thế cạnh tranh của từng sản phẩm cũng như những khác biệt mang lại lợi ích đối với người tiêu dùng chỉ là tương đối và dễ bị sút giảm hoặc đánh mất do các sản phẩm cạnh tranh xuất hiện.
Như vậy công ty C.P muốn đứng vững trên thị trường là phải chủ động tạo ra các thay đổi hữu hiệu, đi trước và điều này phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ nhân viên mà công ty đang sở hữu. Hơn nữa, công ty phải biết thu hút, duy trì và phát triển lực lượng lao động, không để mất nhân tài vào tay đối thủ.
Sản phẩm thay thế
Hiện nay với giá thức ăn cao xu hướng chuyển qua thức ăn tự trộn là một nguy cơ của sản phẩm thay thế thức ăn hỗn hợp của các công ty thức ăn chăn nuôi. Do đó, Công ty cần có chiến lược đa dạng hóa sản phẩm cùng với điều chỉnh giá cạnh tranh nhất và thâm nhập thị trường nông thôn và vùng sâu vùng xa.
Cùng với chiến lược đa dạng hóa sản phẩm để có thể xâm nhập sâu vào thị trường và mở rộng phát triển thị trường thì công ty C.P cần phải đào tạo, huấn luyện đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp tại các trường Đại học nông nghiệp hàng đầu trong nước, sắp xếp lại lực lượng lao động và thu hút nguồn nhân lực mới có kỹ năng cao đảm bảo hỗ trợ cho bà con chăn nuôi những giải pháp và kỹ thuật chăn nuôi hiệu quả nhất.