Một số vấn đề về huy động vốn

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG (Trang 25)

5. Nội dung và kết quả đạt được:

2.1.2 Một số vấn đề về huy động vốn

2.1.2.1 Khái niệm về vốn huy động

Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu trong hoạt động của ngân hàng thương mại, không có nguồn vốn này xem như không có hoạt động của ngân hàng thương mại vì nguồn vốn này là yếu tố “đầu vào” để phục vụ cho nghiệp vụ cấp tín dụng cũng như các hoạt động khác của ngân hàng.

Đặc điểm cơ bản của nguồn vốn này là: Ngân hàng chỉ được quyền sử dụng nó trong một thời gian nhất định, còn quyền sở hữu khoản tiền này vẫn thuộc về người ký thác và ngân hàng phải có trách nhiệm hoàn trả lại cả gốc và lãi cho chủ sở hữu đúng hạn theo hợp đồng tín dụng giữa người chủ và tố chức tín dụng.

Theo Mục 1 Điều 3 Nghị Định số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/09/2000 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại, ngân hàng thương mại được huy động vốn dưới các hình thức sau:

- Nhận tiền gởi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gởi không kỳ hạn, tiền gởi có kỳ hạn và các loại tiền gởi khác.

- Phát hành chứng chỉ tiền gởi, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước khi được thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

- Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và của các tổ chức tín dụng nước ngoài.

- Vay vốn ngắn hạn của ngân hàng Nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 30 của luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của ngân hàng Nhà nước.

2.1.2.2 Các hình thức huy động vốn

a. Huy động tiền gửi của ngân hàng thương mại

Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi là hình thức huy động vốn cổ điển và mang tính đặc thù riêng của ngân hàng thương mại. Do vậy đây là đặc điểm khác biệt giữa ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Do nhu cầu và động thái gửi tiền của khách hàng rất đa dạng và khác nhau nên để thu hút được nhiều khách hàng gửi tiền, ngân hàng thương mại phải thiết kế và phát triển thành nhiều loại sản phẩm tiền gửi khác nhau.

¨ Tiền gửi thanh toán (TGTT):

- TGTT không kỳ hạn: là tiền gửi của cá nhân, các doanh nghiệp, các tổ chức có nhu cầu thực hiện thanh toán qua ngân hàng, người gửi có thể gửi và rút ra bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo trước cho ngân hàng. Hình thức huy động vốn này được ngân hàng thương mại thực hiện bằng cách mở cho khách hàng tài khoản gọi là tài khoản TGTT để thực hiện các giao dịch thanh toán qua ngân hàng. Số dư trên tài khoản TGTT của khách hàng có thể hình thành từ 2 nguồn: (1) do khách hàng nộp tiền mặt vào, (2) do khách hàng nhận tiền chuyển khoản từ các đơn vị khác. Số dư này nhằm duy trì khả năng thanh toán và chi trả của khách hàng ở bất kỳ thời điểm nào.

Đối với loại tiền gửi này, mục đích gửi là nhằm để đảm bảo an toàn về tài sản và thực hiện khoản chi trả trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng, mục đích hưởng lợi chỉ giữ vai trò thứ yếu. Do đó, ngân hàng chi trả lãi suất thấp hoặc không chi trả lãi cho khách hàng mà thay vào đó là người gửi được hưởng lãi gián tiếp thông qua các dịch vụ thanh toán miễn phí của ngân hàng. Do vậy khách hàng duy trì số dư tài khoản TGTT không nhiều, chỉ đủ cho nhu cầu chi trả hàng ngày của họ. Mặc dù số dư tài khoản TGTT của từng khách hàng là không lớn nhưng do ngân hàng thương mại là trung tâm tập trung tiền tệ và cung cấp dịch vụ thanh toán cho nên ngân hàng thương mại có số lượng khách hàng rất đông khiến cho tổng số vốn huy động qua tài khoản TGTT của tất cả các khách hàng trở nên lớn đáng kể.

- TGTT có kỳ hạn: là loại tiền gửi mà khách hàng gửi vào với sự thỏa thuận với ngân hàng thời hạn rút tiền. Loại tiền gửi này thường được áp dụng đối với các doanh nghiệp và cá nhân có thu nhập tạm thời chưa sử dụng trong một thời gian nhất định, gửi vào ngân hàng với hình thức ký thác có kỳ hạn. Người gửi không được sử dụng các hình thức thanh toán đối với TGTT, song tiền gửi có kỳ hạn được hưởng lãi suất cao hơn TGTT tùy theo độ dài của kỳ hạn do ngân hàng chủ động được trong kế hoạch sử dụng vốn.

¨ Tiền gửi tiết kiệm (TGTK):

- TGTK không kỳ hạn: là tiền gửi cá nhân, tổ chức gửi vào tài khoản tiết kiệm ở ngân hàng, khách hàng có thể gửi tiền và rút tiền bất kỳ lúc nào trong giờ giao dịch của ngân hàng. Sản phẩm TGTK không kỳ hạn này được thiết kế cho

đối tượng khách hàng cá nhân hoặc tổ chức có tiền tạm thời nhàn rỗi muốn gửi ngân hàng vì mục tiêu an toàn và sinh lợi nhưng không thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền trong tương lai. Loại tiền gửi này khách hàng muốn rút bất kỳ lúc nào cũng được nên ngân hàng phải đảm bảo tồn quỹ để chi trả và khó lên kế hoạch để chi trả và khó lên kế hoạch sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng do vậy ngân hàng thường trả lãi suất thấp cho loại tiền gửi này.

Huy động vốn bằng hình thức này khách hàng được cấp một sổ tiết kiệm không kỳ hạn. Mỗi lần giao dịch, khách hàng phải xuất trình sổ tiền gửi và chỉ thực hiện được các giao dịch rút tiền, gửi tiền chứ không thực hiện được các giao dịch thanh toán như trường hợp tài khoản tiền gửi thanh toán.

- TGTK có kỳ hạn: là tiền gửi mà cá nhân, tổ chức gửi vào ngân hàng dưới hình thức tiết kiệm và có thỏa thuận thời hạn gửi với ngân hàng. Sản phẩm TGTK có kỳ hạn phù hợp cho đối tượng khách hàng là cá nhân và tổ chức có nhu cầu gửi tiền vì mục đích an toàn, sinh lời và thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền trong tương lai. Do vậy, lãi suất đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút khách hàng này. Do vậy đây là loại tiền gửi có kỳ hạn, theo nguyên tắc khách hàng chỉ được rút ra khi hết hạn nên Ngân hàng có thể chủ động sử dụng nguồn vốn này nên lãi suất trả cho loại tiền gửi tiết kiệm định kỳ cao hơn lãi suất trả cho loại tiền gửi không kỳ hạn.

Loại tiền gửi này khách hàng cũng được cấp một sổ tiết kiệm. Khách hàng chỉ được rút tiền khi đáo hạn, nhưng để thu hút và khuyến khích khách hàng gửi tiền đôi khi ngân hàng cho phép khách hàng được rút tiền gửi trước hạn nếu có nhu cầu, khi đó khách hàng bị mất tiền lãi hoặc chỉ được trả lãi theo lãi suất không kỳ hạn.

Căn cứ vào thời hạn có thể chia tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thành tiền gửi kỳ hạn 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 tháng và 13 tháng, 24 tháng hoặc có thể lâu hơn 36 tháng.

Căn cứ vào phương thức trả lãi có thể chia tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn thành: tiền gửi kỳ hạn lãnh lãi đầu kỳ; tiền gửi kỳ hạn lãnh lãi cuối kỳ; tiền gửi kỳ hạn lãnh lãi định kỳ (tháng hoặc quý).

Việc phân chia tiền gửi kỳ hạn thành nhiều loại kỳ hạn khác nhau làm cho sản phẩm tiền gửi của khách hàng trở nên đa dạng và phong phú, có thể đáp ứng được nhu cầu gửi tiền đa dạng của khách hàng.

- Ngoài hai loại TGTK chính nêu trên, các ngân hàng thương mại còn thiết kế các loại TGTK khác như tiết kiệm tiện ích, tiết kiệm có thưởng, tiết kiệm an khang, tiết kiệm bậc thang... với những nét đặc trưng riêng nhằm làm cho sản phẩm của mình luôn tạo được sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh và phù hợp hơn với nhu cầu của khách hàng.

b. Huy động vốn thông qua hình thức phát hành các giấy tờ có giá

Giấy tờ có giá là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn, trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết giữa tổ chức tín dụng và người mua.

Một giấy tờ có giá thường kèm theo các thuộc tính sau:

- Mệnh giá: là số tiền gốc được in sẵn hoặc ghi trên giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ hoặc ghi trên giấy chúng nhận quyền sở hữu đối với giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng từ ghi sổ.

- Thời hạn giấy tờ có giá: là khoảng thời gian từ ngày tổ chức tín dụng nhận nợ đến hết ngày cam kết thanh toán toàn bộ khoản nợ.

- Lãi suất được hưởng: là lãi suất được áp dụng để tính lãi cho người mua giấy tờ có giá được hưởng.

Giấy tờ có giá có thể chia thành nhiều loại khác nhau. Căn cứ vào quyền sở hữu có thể chia giấy tờ có giá thành giấy tờ có giá vô danh và giấy tờ có giá hữu danh. Căn cứ vào loại công cụ trên thị trường vốn, giấy tờ có giá có thể chia thành giấy tờ có giá thuộc công cụ nợ (như chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu) và giấy tờ có giá thuộc công cụ vốn (cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu thường). Căn cứ vào thời hạn, có thế chia thành giấy tờ có giá ngắn hạn và dài hạn.

Hiện nay, ở Việt Nam các ngân hàng thương mại huy động vốn thông qua các chứng từ có giá như chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu ngân hàng và trái phiếu ngân hàng, cổ phiếu.

c. Huy động vốn từ hình thức vay vốn của các tổ chức tín dụng khác

tín dụng khác trên thị trường liên ngân hàng. Trong hoạt động của các ngân hàng, có khi ngân hàng huy động được vốn nhưng không cho vay hết, trong khi đó vẫn phải trả lãi tiền gửi, vì vậy ngân hàng có thể đem vốn tạm thời nhàn rỗi của mình gửi vào ngân hàng khác để lấy lãi. Ngược lại, có những thời điểm nhu cầu cho vay rất lớn nhưng khả năng huy động vốn của ngân hàng không đủ đáp ứng, ngân hàng có thể đi vay ở ngân hàng tạm thời thừa vốn để tận dụng những cơ hội kinh doanh cho ngân hàng mình. Khoản vay có thể không cần đảm bảo hoặc được đảm bảo bằng các chứng khoán của kho bạc.

Do ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp hoạch toán toàn ngành nên khi phát sinh tình trạng tạm thời thừa vốn, các chi nhánh ngân hàng cần phải điều chuyển vốn thừa về ngân hàng cấp trên để tiếp tục điều chuyển về ngân hàng thiếu vốn. Khi điều chuyển vốn đi, ngân hàng chi nhánh cũng được hưởng lãi suất theo lãi suất nội bộ của ngân hàng, khi thiếu vốn ngân hàng cũng được ngân hàng cấp trên cho vay và cũng phải trả một mức lãi suất cao hơn lãi suất huy động. Vì vậy, hiệu quả kinh tế mang lại từ việc sử dụng nguồn vốn này không cao.

d. Nguồn vốn vay của Ngân hàng Trung ương

Đây là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả của ngân hàng thương mại. Trong trường hợp thiếu hụt dự trữ (thiếu dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh toán), ngân hàng thương mại thường vay Ngân hàng Nhà nuớc. Hình thức cho vay chủ yếu của Ngân hàng Nhà nước là tái cấp vốn. Tái cấp là hình thức cấp tín dụng có đảm bảo của Ngân hàng Trung ương nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và các phương tiện thanh toán cho các ngân hàng thương mại. Ngân hàng Trung ương thực hiện tái cấp vốn cho ngân hàng thương mại thông qua các hình thức: cho vay lại theo hồ sơ tín dụng, chiết khấu các chứng từ có giá ngắn hạn, cho vay có đảm bảo bằng cầm cố các giấy tờ có giá.

e. Huy động các nguồn vốn khác

Các nguồn vốn khác được hình thành khi ngân hàng thương mại thực hiện các dịch vụ ngân hàng: vốn uỷ thác đầu tư; vốn tài trợ của Chính phủ hoặc của nước ngoài để đầu tư cho các chương trình, dự án kinh tế, văn hoá, xã hội; nguồn vốn trong thanh toán,...

2.1.2.3 Ý nghĩa và vai trò của vốn huy động a. Ý nghĩa của vốn huy động

Vốn huy động là nền tảng cho sự phát triển và thịnh vượng của ngân hàng thương mại. Đây là khoản mục duy nhất trên bảng cân đối kế toán giúp phân biệt hoạt động của ngân hàng với hoạt động của các loại hình doanh nghiệp khác. Năng lực của đội ngũ nhân viên và người quản lý ngân hàng trong công tác huy động vốn tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm là thước đo quan trọng đánh giá sự chấp nhận của công chúng đối với hoạt động của ngân hàng. Vốn huy động từ tiền gửi của cá nhân, tổ chức kinh tế là cơ sở chính cho các khoản vay và thực hiện các hoạt động dịch vụ ngân hàng khác nhằm nhằm mục tiêu tạo ra lợi nhuận và tạo sự phát triển cho ngân hàng. Tiền gửi huy động được ngân hàng giữ lại theo quy định dự trữ bắt buộc và nhu cầu thanh toán của mình, còn lại cho vay để sinh lời.

Vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng không những mang lại cho ngân hàng một nguồn vốn kinh doanh có chi phí thấp mà còn giúp ngân hàng nắm bắt được những thông tin xác định tình hình tài chính của một tổ chức kinh tế và cá nhân có quan hệ tín dụng với ngân hàng, tạo điều kiện cho ngân hàng có căn cứ để xác định mức vốn cho vay đầu tư đối với những khách hàng đó. Tiền trong tài khoản tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng tại ngân hàng còn là cơ sở để các tổ chức thanh tra, kiểm toán thực hiện nhiệm vụ của mình một cách nhanh chóng, kịp thời phát hiện những gian lận, sai sót trong hạch toán kế toán của các doanh nghiệp.

Ngoài ra, việc huy động vốn của ngân hàng còn có ý nghĩa quan trọng trong việc ổn định điều tiết lưu thông tiền tệ, tập trung được lượng vốn lớn còn nhàn rỗi trong xã hội để đưa vào đầu tư phát triển kinh tế.

b. Vai trò của nghiệp vụ huy động vốn

Một ngân hàng thương mại khi thành lập phải có vốn điều lệ theo quy định. Tuy nhiên, vốn điều lệ này chỉ đủ để tài trợ cho tài sản cố định như trụ sở, văn phòng, thiết bị cần thiết cho hoạt động chứ chưa đủ vốn để ngân hàng thực hiện các hoạt động kinh doanh như cấp tín dụng và các dịch vụ ngân hàng khác. Để có vốn thực hiện các nghiệp vụ này, ngân hàng phải huy động vốn từ khách hàng.

Do vậy, nghiệp vụ huy động vốn có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngân hàng cũng như đối với khách hàng.

- Đối với ngân hàng thương mại: nghiệp vụ huy động vốn góp phần mang lại nguồn vốn cho ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác. Thông qua nghiệp vụ huy động vốn ngân hàng có thể đo lường được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng. Từ đó, ngân hàng thương mại có các biện pháp để giữ vững và mở rộng quan hệ với khách hàng.

- Đối với khách hàng: nghiệp vụ huy động vốn cung cấp cho họ một kênh tiết kiệm và đầu tư nhằm làm cho tiền của họ sinh lời, tạo cơ hội cho họ có thể gia tăng tiêu dùng trong tương lai. Mặt khác, nghiệp vụ huy động vốn còn cung cấp cho khách hàng một nơi an toàn để cất giữ và tích luỹ vốn tạm thời nhàn rỗi. Cuối cùng, nghiệp vụ huy động vốn giúp khách hàng có cơ hội để tiếp cận với các dịch vụ khác của ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán qua ngân hàng và

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)