5. Nội dung và kết quả đạt được:
4.1.2.2 Vốn huy động theo thành phần kinh tế
Giai đoạn này Chi nhánh đã đặt ra nhiều mục tiêu phấn đấu mới, nhiều định hướng mới thể hiện sự chuyển đổi của mình, đặc biệt là với nguồn vốn huy động theo thành phấn kinh tế bao gồm: tiền gửi của các tổ chức kinh tế - tín dụng, tiền gửi dân cư, ngoài ra còn có TGTK bằng ngoại tệ quy đổi. Để biết được Chi nhánh kinh doanh bằng nguồn vốn này ra sao, chiếm tỷ trọng và góp phần quan trọng vào hoạt động kinh doanh như thế nào ta xem xét qua bảng số liệu sau:
Bảng 4: BẢNG HUY ĐỘNG VỐN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ GIAI ĐOẠN NĂM 2009 – 2011 ĐVT: Triệu đồng
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010
Chỉ tiêu
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tuyệt
đối % Tuyệt đối % Tiền gửi dân cư 273.653 96,14 317.154 97,52 388.477 97,23 43.501 15,90 71.323 22,49 Tiền gửi các TCKT – TD 10.993 3,86 8.067 2,48 11.087 2,77 (2.926) (26,6) 3.020 37,44 Tổng vốn huy động 284.646 100 325.221 100 399.564 100 40.575 14,25 74.343 22,86
¨ Tiền gửi dân cư: Từ bảng trên cho ta thấy sự chuyển dịch của tiền gửi dân cư rất khả quan năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm 2009, tiền gửi dân cư là 273.653 triệu đồng, chiếm 94,14% trong tổng vốn huy động, và nguồn vốn này đến năm 2010 tăng lên thêm 15,9% đạt 317.154 triệu đồng. Đặc biệt sang năm 2011 nguồn vốn này có sự chuyển dịch vượt bật đạt 388.477 triệu đồng tăng lên 71.323 triệu đồng với số tương đối là 22,49%. Chi nhánh đã thực hiện đúng theo chủ trương chỉ đạo của Trụ sở chính. Đây chính là kết quả của sự nhạy bén trong công tác huy động vốn và cơ chế điều hành lãi suất linh hoạt, triển khai và thực hiện tốt các chính sách huy động vốn. Cũng như các ngân hàng khác, nguồn vốn hoạt động từ dân cư luôn là nguồn vốn chủ yếu, vững chắc của Chi nhánh, bởi vì nguồn này tương đối ổn định và làm tăng tính bền vững cho nguồn vốn của Ngân hàng. Tính bền vững thể hiện ở các mặt như: luồng tiền chu chuyển thấp, ít tác động của yếu tố thời vụ,... Nó còn có tính tương đối vì đây là nguồn dễ chịu tác động trước các cú sốc về kinh tế do nhiều thông tin khác nhau, cùng với khả năng phân tích dẫn đến dễ thay đổi quyết định gửi tiền của người dân.
¨ Tiền gửi của các tổ chức kinh tế - tín dụng: Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số vốn huy động của Chi nhánh. Tiền gửi của các TCKT – TD chủ yếu là tiền gửi thanh toán dùng cho hoạt động chi trả cho doanh nghiệp. Tỷ trọng của loại tiền gửi này giảm nhẹ trong năm 2010, sở dĩ sự sụt giảm của tiền gửi này không phải là do quan hệ giữa Ngân hàng và các TCKT - TD xấu đi mà là do trong năm vừa qua tác động của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế vì vậy các khách hàng tăng nhu cầu về vốn hơn. Do đó cuối năm thường là số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của họ giảm đi, góp phần làm cho tiền gửi của các TCKT – TD giảm chỉ còn 8.067 triệu đồng, giảm 2.926 % so với năm trước. Sang năm 2011 tiền gửi của các tổ chức này tăng lên 37,44% so với năm 2010, tương đương 3.020 triệu đồng, chiếm 2,77% trong tổng vốn huy động. Đạt được kết quả đó nguyên nhân là do tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp đạt nhiều kết quả khả quan, thu được lợi nhuận cao, hơn nữa nền kinh tế của tỉnh Sóc Trăng đang trên đà phát triển các chính sách, chế độ ưu đãi của Tỉnh đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và công ty phát triển. Về phía Ngân hàng, với sự nổ lực của tập thể Ban lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành phố Sóc Trăng việc triển khai rộng rãi hoạt động thanh toán
bằng thẻ ATM cùng với các dịch vụ có sẵn như Western Union, thanh toán xuất nhập khẩu, thanh toán hoá đơn,... với chi phí hợp lý nên các doanh nghiệp đã tin tưởng hơn và đã tìm đến Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành phố Sóc Trăng nhiều hơn làm cho dịch vụ thanh toán của Chi nhánh cũng tăng lên nhưng tốc độ chưa cao. Một ngân hàng nếu có tỷ trọng tiền gửi từ các TCKT – TD cao thì cho thấy ngân hàng chưa phát triển, bị phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn tiền gửi từ các tổ chức này, cũng cho thấy khả năng huy động nguồn vốn từ dân cư còn kém. Và ngược lại,một ngân hàng có tỷ trọng nguồn tiền huy động từ các TCKT – TD thấp thì chứng tỏ ngân hàng đó có tình hình nguồn vốn vững mạnh, có khả năng thu hút nguồn vốn từ dân cư và các tổ chức khác tốt. Tuy nhiên thì nguồn vốn huy động từ các TCKT – TD chủ yếu là các khoản tiền gửi không kỳ hạn với số dư thất thường nhưng nó có ưu điểm là khoản trả lãi ngân hàng thấp, khối lượng vốn lớn có thể tạo ưu thế cạnh tranh cho ngân hàng trên thị trường. Việc duy trì tỷ trọng cao nguồn vốn này trong tổng vốn huy động của ngân hàng không phải là chính sách lâu dài của Chi nhánh hay bất cứ một ngân hàng nào khác. Bởi vì không có nguồn vốn này sẽ đồng nghĩa với sự chủ động của ngân hàng trong nghiệp vụ cho vay và đầu tư bị hạn chế.
Nhìn chung, khoản tiền gửi của các TCKT – TD qua 3 năm có giảm nhưng không ảnh hưởng đến tổng vốn huy động vì thực tế nguồn vốn huy động đều tăng qua 3 năm. Đây là sự nổ lực rất lớn của căn bộ ngân hàng trong công tác huy động vốn trước tình hình khó khăn chung hiện nay.