Vốn huy động theo hình thức huy động vốn

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG (Trang 49 - 52)

5. Nội dung và kết quả đạt được:

4.1.2.1Vốn huy động theo hình thức huy động vốn

Hiện nay, các hình thức huy động vốn tại Chi nhánh bao gồm: tiền gửi của khách hàng (tiền gửi thanh toán), tiền gửi tiết kiệm và phát hành giấy tờ có giá. Tình hình huy động vốn của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành Phố Sóc Trăng thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 3: VỐN HUY ĐỘNG THEO HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN GIAI ĐOẠN 2009 – 2011 ĐVT: Triệu đồng

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010

Chỉ tiêu

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tuyệt

đối % Tuyệt đối % Tiền gửi thanh toán 7.416 2,60 8.069 2,48 11.092 2,78 653 8,81 3.023 37,46 Tiền gửi tiết kiệm 241.062 84,69 269.899 82,99 360.561 90,24 28.837 11,96 90.662 33,59 Phát hành giấy tờ có giá 36.168 12,71 47.253 14,53 27.911 6,98 11.085 30,65 (19.324) (40,93) Tổng vốn huy động 284.646 100 325.221 100 399.564 100 40.575 14,25 74.343 22,86

¨ Tiền gửi thanh toán: Tiền gửi thanh toán được chi nhánh được Chi nhánh huy động chủ yếu là tài khoản tiền gửi của các doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức tín dụng nhằm phục vụ nhu cầu thanh toán trong giao dịch của họ và một phần là tiền gửi thanh toán có kỳ hạn dưới các chứng từ giao dịch như: Giấy nộp tiền, uỷ nhiệm chi, Séc, giấy lĩnh tiền,... Khách hàng chủ yếu của Chi nhánh là các doanh nghiệp thuộc các ngành như xây dựng, thương mại, nuôi trồng và xuất khẩu thuỷ hải sản mà giá cả của thị trường hầu như tăng mạnh. Nên số vốn huy động tiền gửi thanh toán năm 2010 đạt 8.069 triệu đồng tăng 8,81% so với năm 2009. Khi khách hàng hay doanh nghiệp chưa trả tiền hàng thì số tiền khách hàng nộp vào tài khoản tiền gửi thanh toán này sẽ được Chi nhánh tận dụng để đáp ứng nhu cầu hoạt động tạm thời. Tuy đây là nguồn vốn không ổn định nhưng nó cũng góp phần làm tăng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Sang năm 2011 tiền gửi thanh toán của khách hàng tiếp tục tăng 37,46%, với số tuyệt đối là 3.023 triệu đồng. Nguyên nhân là do trong năm không chỉ các mặt hàng phục vụ các ngành xây dựng, thuỷ hải sản tăng mà cả giá các mặt hàng như xăng, dầu đều tăng đáng kể. Do vậy để các doanh nghiệp tồn tại và phát triển thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải mở rộng sản xuất kinh doanh. Chính vì thế số dư trên tài khoản thanh toán của khách hàng tiếp tục tăng.

¨ Tiền gửi tiết kiệm: Một loại tiền gửi quan trọng nhất trong hình thức huy động vốn của ngân hàng đó là tiền gửi tiết kiệm. Tại chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành phố Sóc Trăng giai đoạn 2009 – 2011 thì tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh. Năm 2009 tiền gửi tiết kiệm này tăng lên đạt 269.899 triệu đồng chiếm 82,99% trong tổng vốn huy động. Trong giai đọan này Ngân hàng Nông nghiệp thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, lãi suất huy động tăng lên, trong năm Chi nhánh đã đưa ra mức lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm khá cao và hấp dẫn cùng nhiều chương trình khác như (ưu đãi lãi suất, tiết kiệm dự thưởng,...). Từ đó đã thu hút nhiều khách hàng gửi vào tài khoản tiết kiệm tại Chi nhánh. Vì vậy dưới các hình thức trên đã góp phần làm cho nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm tăng lên đáng kể, cũng như mở rộng nguồn vốn kinh doanh của Chi nhánh.

Tiếp theo xu thế đó, năm 2011 tiền gửi tiết kiệm năm 2011 tiếp tục tăng dạt 360.561 triệu đồng chiếm 90,24% trong tổng vốn huy động. Điều này chứng tỏ Chi nhánh đã thật sự phát huy được vai trò huy động vốn của mình. Nhưng trong tình hình kinh tế có nhiều biến động như hiện nay thì Chi nhánh cần phải tìm ra các biện pháp tốt hơn nhằm hoạt động được nhiều vốn với chi phí thấp mà vẫn giữ được thị phần và vị thế cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác.

¨ Giấy tờ có giá: Trong những năm qua, chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành phố Sóc Trăng có những sản phẩm huy động từ việc phát hành giấy tờ có giá như chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu. Hình thức huy động này tăng giảm qua các năm. Năm 2010 phát hành giấy tờ có giá đạt 47.253 triệu đồng tăng 30,65% so với năm 2009. Tuy nhiên đến năm 2011 thì việc phát hành giấy tờ có giá giảm xuống chỉ còn 27.911 triệu đồng; nguyên nhân của sự sụt giảm này là do lãi suất và thời hạn lâu dài của kỳ phiếu, trái phiếu, mức sinh lời không cao nên khách hàng ít đầu tư vào loại này; ngoài ra sự sụt giảm này còn tuỳ thuộc vào chính sách của Chi nhánh trong việc huy động vốn.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG (Trang 49 - 52)