5. Nội dung và kết quả đạt được:
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp thu thập từ Bảng Cân đối Kế Toán, các báo cáo báo cáo kết quả huy động vốn,... do phòng kế toán và phòng tín dụng tại chi nhánh NHNH & PTNT Thành phố Sóc Trăng cung cấp. Ngoài ra đề tài sử dụng các thông tin thu thập trực tiếp từ các nhân viên trong phòng kế toán, phòng tín dụng, báo chí, các Website và các sách chuyên ngành ngân hàng.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp so sánh số tương đối: là kết quả của phép chia giữa chỉ số của kỳ phân tích với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả phân tích biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ tăng giảm của các chi tiêu của kỳ phân tích.
Ta có công thức: 100% 0 1 ´ = D Y Y Y
Trong đó:DY là chênh lệch tương đối giữa kỳ phân tích và kỳ gốc. Y1: Chỉ tiêu kỳ phân tích.
Y2: Chỉ tiêu kỳ gốc.
- Phương pháp so sánh số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc. Kết quả phân tích biểu hiện khối lượng, quy mô của chỉ tiêu kỳ phân tích.
Ta có công thức: DY =Y1 -Y0
Trong đó: DY: Chênh lệch tuyệt đối giữa kỳ phân tích và kỳ gốc Y1: Chỉ tiêu kỳ phân tích
Y2: Chỉ tiêu kỳ gốc
- Phương pháp thống kê mô tả: thu thập số liệu của 3 năm tài chính 2009, 2010, 2011 từ đó xử lý số liệu, phân tích, đánh giá tình hình thực tế.
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG
3.1 KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIÊN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG PHÁT TRIÊN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 3.1.1.1 Agribank 3.1.1.1 Agribank
Năm 1988, Ngân hàng phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội Đồng Bộ Trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó Ngân hàng phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng phát triển Nông nghiệp Việt Nam.
Ngày 15/11/1996 được Thủ tướng Chính Phủ uỷ quyền, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là doanh nghiệp Nhà nước dạng đặc biệt, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Năm 1999, Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm và tập trung đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực thi hành, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng.
Năm 2002, Ngân hàng Nông nghiệp là thành viên của APRACA, CICA và ABA. Trong đó Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp là thành viên chính thức Ban điều hành của APRACA và CICA.
Năm 2003, Chủ tịch nước Cộng Hoà Xã Hội Việt Nam đã ký quyết định số 226/2003/QĐ/CTN ngày 7/05/2003 phong tặng danh hiệu anh hùng lao động thời kỳ đổi mới cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Năm 2010, Agribank là Top 10 trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Ngày 28/06/2010 Agribank chính thức khai trương chi nhánh nước ngoài đầu tiên tại Campuchia.
Tính đến 9/2011, vị thế dẫn đầu của Agribank vẫn được khẳng định trên toàn phương diện:
-Tổng tài sản: 524.000 tỷ đồng -Tổng nguồn vốn: 478.000 tỷ đồng -Vốn tự có: 22.176 tỷ đồng
-Tổng dư nợ: 414.464 tỷ đồng
-Mạng lưới hoạt động: hơn 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 chi nhánh Campuchia
-Nhân sự: 37.500 cán bộ
(Nguồn: website Agribank)
Với vị thế là Ngân hàng thương mại – Định chế tài chính lớn nhất Việt Nam Agribank đã đang không ngừng nổ lực hết mình đạt được những thành tựu đáng khích lệ, góp phần to lớn vào sự nghiệp công nhiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế của đất nước.
3.1.1.2 Agribank Thành Phố Sóc Trăng
Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Sóc Trăng là một trong những chi nhánh trực thuộc NHNN & PTNT tỉnh Sóc Trăng. Nó chính thức đi vào hoạt động từ 01/01/1994 với chức năng kinh doanh tiền tệ - tín dụng trên các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ và các lĩnh vực khác. Ngày 01/07/2009 Ngân hàng thành lập thêm phòng giao dịch Mêkông để hỗ trợ cho Ngân hàng trong hoạt động huy động vốn và cho vay.
+ Tên đầy đủ: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành Phố Sóc Trăng
+ Tên giao dịch: TP Soc Trang Br.
+ Trụ sở chính: số 4 Trần Hưng Đạo, P2, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. + Điện thoại: 0793.821170 – 0793.821171; Fax: 0793.614663
Sau hơn 18 năm hoạt động kể từ ngày thành lập, chi nhánh NHNN & PTNT Thành Phố Sóc Trăng đã đóng góp đáng kể vào nền kinh tế tỉnh nhà. Cung cấp và hỗ trợ nguồn vốn kịp thời cho người dân và các tổ chức kinh tế, thúc đẩy mức
sống người dân nâng cao. Bên cạnh đó còn điều phối được phần nào tình hình tài chính của Thành Phố thông qua việc huy động vốn từ những nơi thừa vốn và cho vay ở những nơi thiếu vốn. NHNN & PTNT giờ đây thực sự hoạt động có hiệu quả và trở thành người bạn đáng tin cậy của các doanh nghiệp và hộ sản xuất trên địa bàn.
3.1.2 Cơ cấu tổ chức
Ngay từ khi mới thành lập chi nhánh đã luôn chú trọng công tác đào tạo cán bộ. Bên cạnh những cán bộ Ngân hàng có kinh nghiệm là hàng loạt những cán bộ có trình độ, có kiến thức chuyên ngành được tuyển chọn. Từ khi thành lập đến nay chi nhánh đã có 29 cán bộ. Tổng số cán bộ được bố trí sắp xếp theo cơ cấu các phòng như sau:
3.1.3 Chức năng của các đơn vị a. Ban lãnh đạo: a. Ban lãnh đạo:
- Giám đốc: Trực tiếp điều hành và quản lý tất cả hoạt động của Ngân hàng
GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG GIAO DỊCH PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng kế toán Ngân quỹ Phòng tín dụng Phó phòng kế toán Trưởng phòng kế toán Phó phòng tín dụng Trưởng phòng tín dụng Kế toán viên Cán bộ kho quỹ Cán bộ tín dụng
chỉ đạo quá trình thực hiện các chính sách, chế độ nghiệp vụ, các kế hoạch kinh doanh. Chịu trách nhiệm cao nhất về tài sản và kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Bên cạnh đó, Giám đốc còn trực tiếp ký duyệt các hợp đồng tín dụng, quyết định các vấn đề liên quan đến tổ chức như khen thưởng, kỷ luật, nâng lương cho cán bộ trong đơn vị.
- Phó giám đốc: Có nhiệm vụ lãnh đạo các phòng ban trực thuộc, đồng thời chịu trách nhiệm giám sát tình hình hoạt động của các bộ phận đó. Phó giám đốc có trách nhiệm hổ trợ và tham mưu cho Giám đốc trong việc điều hành hoạt động kinh doanh của ngân hàng, giải quyết những vấn đề nảy sinh trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà Giám đốc giao phó; thay mặt Giám đốc giải quyết công việc khi giám đốc đi vắng nếu có sự uỷ quyền của Giám đốc.
b. Phòng tín dụng:
Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh trình lên Giám đốc. Chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý nguồn vốn và giám sát quá trình sử dụng vốn của khách hàng. Đề xuất và xử lý các khoản nợ quá hạn. Thống kê, phân tích thông tin, số liệu về hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đề xuất kế hoạch kinh doanh có hiệu quả. Kết hợp với bộ phận kế toán theo dõi và thu nợ đến hạn.
c. Phòng kế toán – ngân quỹ:
- Phòng kế toán: Trực tiếp giao dịch tại đơn vị, thực hiện các thủ tục thanh toán, phát vay cho khách hàng theo lệnh của Giám đốc hoặc người được uỷ quyền. Hạch toán kế toán, quản lý hồ sơ của khách hàng; hạch toán các nghiệp vụ cho vay, thu nợ, chuyển nợ quá hạn.
- Ngân quỹ: Có chức năng nghiệp vụ thu – chi tiền, giữ và bảo quản tiền, hiện vật, các loại giấy tờ có giá trị, tài sản có liên quan đến hoạt động của ngân hàng. Cuối mỗi ngày khoá sổ ngân quỹ, kết hợp với kê toán theo dõi nghiệp vụ ngân quỹ phát sinh mỗi ngày để điều chỉnh kịp thời khi có sai sót.
d. Phòng giao dịch:
Trực thuộc quản lý và giám sát của Chi nhánh. Thực hiện các hoạt động kinh doanh, phân tích, thẩm định cho vay, bão lãnh... Ngoài ra phòng giao dịch còn chú trọng công tác xây dựng và tạo lập mối quan hệ với khách hàng thông qua phương thức giao tiếp và các dịch vụ chăm sóc khách hàng.
3.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG
3.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm (2009 – 2011)
Bảng 1. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2009 – 2011 ĐVT: Triệu đồng
Năm 2010/2009 2011/2010
Chỉ tiêu
2009 2010 2011 Tuyệt đối Tương đối
% Tuyệt đối Tương đối
%
I. Tổng thu nhập 55.185 72.449 94.116 17.264 31,38 21.667 29,91
1. Thu nhập từ lãi 46.168 61.537 88.171 15.369 33,29 26.634 43,28
2. Thu nhập ngoài lãi 9.017 10.912 5.945 1.895 21,02 (4.967) (45,52)
II. Tổng chi phí 46.911 65.603 86.758 18.692 39,85 21.155 32,25
1. Chi phí trả lãi 18.375 49.530 72.939 31.155 69,55 23.409 47,26
2. Chi phí ngoài lãi 28.536 16.073 13.819 (12.463) (43,67) (2.155) (14,02)
III. Lợi nhuận 8.274 6.846 7.358 (1.428) (17,26) 512 7,48
Thu nhập 0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 80,000 90,000 100,000 2009 2010 2011
Thu nhập ngoài lãi
Thu nhập từ lãi
Tổng thu nhập
Hình 3.2: BIỂU ĐỒ THU NHẬP
Qua 3 năm 2009 – 2011, tổng thu nhập từ các mặt hoạt động của Chi nhánh liên tục tăng. Trong đó, năm 2010 tăng 31,38% so với năm 2009, và năm 2011 tăng 29,91% so với năm 2010. Thu nhập từ lãi của Chi nhánh luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập và luôn cao hơn 83% tổng thu nhập của Chi nhánh hàng năm. Đây là khoản thu nhập từ lãi suất thông qua hoạt động tín dụng của ngân hàng. Điều này cho thấy hoạt động tín dụng là hoạt động đem lại nguồn thu lớn cho Chi nhánh, mỗi sự thay đổi không tốt đến hoạt động tín dụng sẽ làm ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Thu nhập từ lãi năm 2010 là 61.537 triệu đồng tăng 15.369 triệu đồng so với năm 2009, với số tương đối là 33,29%. Năm 2011 thu nhập từ lãi tiếp tục tăng 43,28% so với năm 2010; sở dĩ có sự tăng đột biến như thế là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, giá cả vật chất leo thang,... nhiều công ty, doanh nghiệp và hộ sản xuất cần bỏ vốn nhiều hơn cho việc kinh doanh của mình, mà chính vì thế mà họ phải vay nhiều hơn ở ngân hàng. Bên cạnh đó ngân hàng đã cố gắng sử dụng nhiều biện pháp tích cực nhằm thu hút nhiều khách hàng mới, mặt khác công tác thu những khoản nợ đã xử lý rủi ro được hoàn thành tốt bởi những cán bộ tín dụng nhiệt tình đã mang lại những khoản thu không nhỏ cho Chi nhánh.
Bên cạnh khoản thu chính là thu nhập từ lãi, Chi nhánh còn có nguồn thu khác đó là thu ngoài lãi bao gồm: thu từ dịch vụ thanh toán, thu từ nghiệp vụ bảo
Triệu đồng
lãnh, thu từ dịch vụ ngân quỹ, thu từ nghiệp vụ uỷ thác và đại lý, thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, thu từ kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm và thu từ hoạt động kinh doanh khác. Tuy những khoản thu này chiếm tỷ trọng không lớn nhưng cũng góp phần làm tăng tổng thu nhập của Chi nhánh. Cụ thể năm 2010 thu ngoài lãi là 10.912 triệu đồng tăng 21,02% so với năm 2009, đến năm 2011 thu nhập ngoài lãi chỉ được 5.945 triệu đồng giảm 45,52% so với năm 2010. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp chỉ tập trung đi vay để đáp ứng nhu cầu về vốn của mình nên ít quan tâm đến các dịch vụ khác. Thêm vào đó năm 2011 hàng loạt các ngân hàng, phòng giao dịch mọc lên như LienVietBank, Techcombank, ACB... vì thế sực ép cạnh tranh của các sản phẩm không kém phần hấp dẫn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn. Do đó nguồn thu từ dịch vụ này tương đối thấp làm ảnh hưởng đến tổng thu nhập của Chi nhánh. Vì vậy việc phát triển công nghệ thanh toán cũng như đổi mới nhiều dịch vụ để đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của khách hàng cũng là một tiêu chí nhằm làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
¨ Chi phí: Cùng với sự tăng lên của thu nhập thì chi phí cũng tăng lên nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động của Chi nhánh. 0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 80,000 90,000 2009 2010 2011
Chi phí ngoài lãi
Chi phí trả lãi
Tổng chi phí
Hình 3.3: BIỂU ĐỒ CHI PHÍ
Năm 2010 tổng chi phí trả lãi là 49.530 triệu đồng tăng 69,55% so với năm 2009. Đến năm 2011 thì chi phí trả lãi tiếp tục tăng lên đạt 72.939 triệu đồng tăng 23.409 triệu đồng so với năm 2010, với số tương đối là 47,26%. Chi phí trả lãi của ngân hàng bao gồm: chi phí trả lãi tiền gửi, chi phí trả lãi tiền vay, chi phí
Triệu đồng
trả lãi phát hành giấy tờ có giá. Trong đó chi phí trả lãi tiền gửi chiếm tỷ trọng cao nhất. Nguyên nhân chủ yếu là do cuộc chạy đua cùng với các ngân hàng khác nhằm thu hút khách hàng huy động vốn, thêm vào đó chi phí trả lãi tiền vay cũng tăng lên nên góp phần làm tăng tổng chi phí của Chi nhánh.
Các khoản chi phí còn lại như: chi phí về hoạt động dịch vụ, cho về hoạt động kinh doanh ngoại hối, chi phí cho nhân viên, chi cho hoạt động quản lý và công cụ, chi về tài sản, chi dự phòng bảo toàn và bảo hiểm tiền gửi của khách hàng, chi phí khác... cũng chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng chi phí của ngân hàng. Cụ thể năm 2009 chi phí trả ngoài lãi của Chi nhánh cao hơn chi phí trả lãi (chi phí trả lãi: 18.375 triệu đồng; chi phí ngoài lãi: 28.536 triệu đồng), là do chi phí trả lãi tiền gửi giảm mạnh đáng kể, Chi nhánh tăng khoản trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ để đảm bảo tính an toàn trong hoạt động. Sang năm 2010 – 2011 ngược lại với sự tăng của chi phí trả lãi thì các khoản chi phí ngoài lãi liên tục giảm. Năm 2010 chi phí ngoài lãi chỉ còn 16.073 triệu giảm 43,67% so với năm 2009; và năm 2011 giảm chỉ còn 13.819 triệu giảm 14,02% so với năm 2010.
Chính vì phải đối mặt với nhiều sự cạnh tranh nên đòi hỏi Chi nhánh phải chi ra một khoản chi phí không nhỏ để đảm bảo hoạt động và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
¨ Lợi nhuận: Qua kết quả phân tích trên ta thấy trong khoảng thời gian năm 2009 – 2011 Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Thành phố Sóc Trăng đã hoạt động khá hiệu quả. 55,185 46,911 8,274 72,449 65,603 6,846 94,116 86,758 7,358 0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 80,000 90,000 100,000 2009 2010 2011 Thu nhập Chi phí Lợi nhuận Triệu đồng Năm
Hình 3.4: BIỂU ĐỒ LỢI NHUẬN
Lợi nhuận của Chi nhánh qua 3 năm có nhiều biến đổi. Năm 2010 lợi nhuận của Chi nhánh giảm chỉ còn 6.846 triệu đồng, mặc dù thu nhập tăng 17.264 triệu đồng nhưng chi phí lại tăng 18.692 triệu đồng. Nguyên nhân là do trả lãi tăng lên