Phân tích chỉ tiêu vốn huy độn g/ tổng nguồn vốn

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG (Trang 59)

5. Nội dung và kết quả đạt được:

4.2.1 Phân tích chỉ tiêu vốn huy độn g/ tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này cho ta biết được khả năng huy động vốn đáp ứng được bao nhiêu phần trăm cho nguồn vốn hoạt động của Chi nhánh, cũng như khả năng cạnh của Chi nhánh với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn.

Bảng 6: ĐÁNH GIÁ VỐN HUY ĐỘNG / TỔNG NGUỒN VỐN ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Vốn huy động (VHĐ) 284.646 325.221 399.564 Tổng nguồn vốn (TNV) 411.981 523.753 579.798 VHĐ/TNV (%) 69,09 62,09 68,91

Qua bảng số liệu cho ta thấy mặc dù số vốn huy động ngày càng tăng nhưng chỉ tiêu vốn huy động trên tổng nguồn vốn vào năm 2010 giảm hơn so với năm 2009. Cụ thể như sau: năm 2009 chỉ tiêu này đạt 69,09% nhưng đến năm 2010 chỉ tiêu này giảm xuống chỉ còn 62,09% (giảm 7%). Điều này thể hiện công tác huy động vốn của Chi nhánh tương đối tốt nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu đi vay của khách hàng. Sang năm 2011 chỉ tiêu này đã tăng lên đạt 68,91% (tăng 6,82% » 7%), điều này chứng tỏ Chi nhánh dần lấy lại tốc độ tăng vốn huy động của mình với nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Tuy tốc độ chưa cao nhưng với chỉ tiêu vốn huy động trên tổng nguồn vốn luôn trên 62% thì tốc độ như thế cũng hứa hẹn một tương lai tốt đẹp trong công tác huy động vốn của Chi nhánh. Vì thế, những biện pháp để Chi nhánh nâng cao được khả năng huy động vốn tại

chổ hiện nay là rất cần thiết để Chi nhánh hoạt động hiệu quả hơn, khai thác tiềm năng sẵn có của địa bàn.

4.2.2 Phân tích chỉ tiêu vốn huy động có kỳ hạn / tổng vốn huy động

Chỉ tiêu này thể hiện tính ổn định của nguồn vốn huy động tại ngân hàng. Tại NHNN & PTNT Thành Phố Sóc Trăng qua 3 năm chỉ tiêu này thay đổi như sau:

Bảng 7: ĐÁNH GIÁ VỐN HUY ĐỘNG CÓ KỲ HẠN / TỔNG VỐN HUY ĐỘNG

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Vốn huy động có

kỳ hạn 262.040 318.515 388.429

Tổng vốn huy

động 284.646 325.221 399.564

VHĐ/VHĐ (%) 92,06 97,94 97,21

Tại Chi nhánh, vốn huy động có kỳ hạn chiếm tỷ lệ cao trên tổng nguồn vốn huy động được. Cụ thể năm 2009 chỉ tiêu này đạt 92,06%, năm 2010 đạt 97,94%, năm 2011 đạt 97,21%. Như vậy, tiền gửi có kỳ hạn là nguồn vốn chủ yếu, chiếm trên 90% tổng vốn huy động. Với các chỉ tiêu như thế Chi nhánh cần phát huy những gì đang có, cùng với việc đẩy mạnh hơn nữa công tác huy động và quảng bá tiếp thị sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân.

4.2.3 Phân tích chỉ tiêu dư nợ / tổng vốn huy động

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng, nếu tỷ số này lớn hơn 100% thì nguồn vốn huy động được sử dụng hết cho hoạt động cấp tín dụng, nếu nhỏ hơn 100% thì vốn huy động vẫn còn thừa. Qua 3 năm khả năng sử dụng vốn huy động của Chi nhánh với hoạt động cấp tín dụng được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 8: ĐÁNH GIÁ TỔNG DƯ NỢ / TỔNG VỐN HUY ĐỘNG ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tổng dư nợ 411.981 492.564 514.955

Vốn huy động 284.646 325.221 399.564

TDN / VHĐ (lần) 1,45 1,52 1,29

(Nguồn: phòng tín dụng)

(TDN: tổng dư nợ; VHĐ: vốn huy động) Từ bảng số liệu trên ta thấy rằng sự tham gia của nguồn vốn huy động vào dư nợ qua 3 năm tương đối ổn định. Nguồn vốn huy động được sử dụng hết vào hoạt động cấp tín dụng của Chi nhánh. Năm 2009 bình quân 1,45 đồng dư nợ có 1 đồng vốn huy động tham gia, năm 2010 bình quân 1,52 đồng dư nợ có 1 đồng vốn huy động tham gia, tăng so với năm 2009, chỉ tiêu này tăng chứng tỏ nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp, hộ sản xuất tăng nhưng nguồn vốn huy động tại chổ mặc dù có tăng nhưng chưa đủ để đáp ứng nhu cầu đó. Sang năm 2011 chỉ số này đã có dấu hiệu giảm dần chỉ còn 1,29 lần mặc dù dư nợ có tăng nhưng nguồn vốn huy động tại chổ cũng tăng theo để đáp ứng nhu cầu đi vay của khách hàng. Tuy chỉ số này giảm không nhiều nhưng cũng khẳng định được rằng tình hình huy động vốn của Chi nhánh cũng đang từng bước được nâng cao. Đồng thời dư nợ cho vay tăng lên chứng tỏ nhu cầu vay vốn của người dân trên địa bàn là rất lớn và hoạt động tín dụng của Chi nhánh có tiềm năng phát triển cao. Vì vậy, Chi nhánh cần phát huy hơn nữa khả năng huy động vốn tại chổ của mình để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và khẳng định vị thế của mình trên thị trường.

4.3 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG

4.3.1 Phân tích ảnh hưởng của nhân tố số lượng và qui mô tiền gửi của khách hàng đến vốn huy động khách hàng đến vốn huy động

Công tác huy động vốn là một trong những nội dung trọng tâm kinh doanh của các ngân hàng thương mại, đặc biệt là huy động vốn từ tiền gửi của khách

hàng chịu ảnh hưởng rất nhiều của hai nhân tố: số lượng khách hàng và quy mô tiền gửi của họ. Có những ngân hàng chú trọng số lượng khách hàng nhiều hơn quy mô tiền gửi; nhưng cũng có những ngân hàng chú trọng đến quy mô tiền gửi hơn là số lượng khách hàng. Một ngân hàng với số lượng khách hàng nhiều nhưng quy mô tiền gửi lại ít thì số vốn huy động từ những khách hàng đó sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu cho vay của ngân hàng, cũng như sự uy tín và niềm tin của khách hàng không được tốt. Ngược lại, một ngân hàng luôn chú trọng quy mô tiền gửi hơn là số lượng khách hàng thì số vốn huy động của ngân hàng sẽ tăng cao từ đó nguồn vốn hoạt động của ngân hàng này sẽ ít phụ thuộc và ngân hàng cấp trên, với số vốn lớn khả năng thanh toán cũng như mở rộng qui mô, dịch vụ sẽ tốt hơn. Bên cạnh đó, việc chú trọng vào qui mô tiền gửi cũng tồn tại những mặt hạn chế như:

Thứ nhất là do ngân hàng chỉ tập trung huy động những cá nhân, tổ chức có vốn nhàn rỗi cao. Khi những khách hàng lớn này bị phá sản hay cần lấy đi số vốn đó để đáp ứng nhu cầu cấp bách của họ thì ngân hàng sẽ mất đi một số vốn huy động lớn.

Thứ hai ngân hàng tập trung quá nhiều vào các khách hàng lớn mà quên mất đi những khách hàng nhỏ nhưng có khả năng gửi góp nhiều lần. Lúc này các ngân hàng khác sẽ cạnh tranh đã giành lấy nguồn vốn huy động đó.

Vì vậy việc phân tích ảnh hưởng của nhân tố số lượng và quy mô tiền gửi của khách hàng cũng có ý nghĩa quan trọng giúp cung cấp thông tin cho ngân hàng xây dựng và lựa chọn chính sách huy động vốn cho mình. Tại Chi nhánh Ngân hàng NN & PTNT Thành Phố Sóc Trăng qua 3 năm 2009 – 2011 , số lượng khách hàng và quy mô tiền gửi thể hiện như sau:

Bảng 9: SỐ LƯỢNG VÀ QUI MÔ TIỀN GỬI CỦA KHÁCH HÀNG

ĐVT: Triệu đồng

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Chỉ tiêu SLKH Tổng số tiền gửi Tiền gửi bình quân SLKH Tổng số tiền gửi Tiền gửi bình quân SLKH Tổng số tiền gửi Tiền gửi bình quân Tiền gửi cá nhân 10.241 273.653 26,72 11.220 317.154 28,27 12.610 388.477 30,81 Tiền gửi TCKT-TD 128 10.993 85,88 170 8.067 47,45 201 11.087 55,16 Tổng 10.369 284.646 112,6 11.390 325.221 75,72 12.811 399.564 85,97

(Nguồn: phòng kế toán – ngân quỹ)

Ghi chú: SLKH: Số lượng khách hàng.

Nhìn chung số lượng khách hàng và số lượng tiền gửi của khách hàng các nhân và các tổ chức kinh tế – tín dụng qua các năm đều tăng, đều này cho ta thấy công tác huy động vốn của Chi nhánh đều chú trọng cả hai nhân tố số lượng khách hàng và qui mô tiền gửi. Vì vậy thời gian tới Chi nhánh nên chú ý đên cả 2 nhân tố này khi hoạch định chiến lược huy động vốn cho Chi nhánh.

4.3.2 Phân tích môi trường bên trong ảnh hưởng đến công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành phố Sóc vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành phố Sóc Trăng

4.3.2.1 Yếu tố về sản phẩm – dịch vụ

Hiện nay, Chi nhánh có tương đối đa dạng các sản phẩm huy động vốn trong đó có cả những sản phẩm huy động vốn truyền thống như tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm bằng VND, USD,... và những sản phẩm linh hoạt theo thời kỳ như: tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, chứng chỉ tiền gửi,.... Tuy những sản phẩm này không qua mới với thị trường nhưng do Chi nhánh hoạt động đã lâu với uy tín và thương hiệu khá mạnh nên vẫn thu hút được một lượng lớn khách hàng mỗi năm. Ngoài ra Chi nhánh cũng có lợi thế hơn trong thu hút vốn huy động từ tiền gửi thanh toán nhờ vào sản phẩm thẻ ATM.

Tuy nhiên trong những năm qua, Chi nhánh đã nghiên cứu và đưa ra một số sản phẩm dịch vụ mới nhưng sản phẩm, dịch vụ của Chi nhánh khá tương đồng với sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng khác, chưa tạo được sản phẩm đặc trưng của ngân hàng mình. Một điều đang quan tâm hơn nũa đó là tại Chi nhánh chưa có nghiệp vụ huy động vốn bằng vàng, huy động bằng VND đảm bảo giá trị bằng vàng và USD trong khi đó các ngân hàng thương mại cổ phần như Sacombank, Á Châu đã đưa nghiệp vụ này vào thực hiện.

4.3.2.2 Yếu tố về chính sách huy động vốn

Trong từng thời kỳ và theo xu thế của thị trường trong từng thời điểm, Chi nhánh có những chính sách huy động vốn linh hoạt nư thực hiện các chương tiền gửi tiết kiệm kèm theo các chương trình khuyến mãi như: tặng quà vào các dịp lễ, tết,...tuy nhiên chính sách này hầu hết các ngân hàng khác đều thực hiện, thậm chí các ngân hàng đó còn tặng quà vào nhiều đợt hơn nhằm đánh vào tâm lý của khách hàng. Vì vậy Chi nhánh chưa tạo được thế mạnh riêng cho mình về chính sách huy động vốn.

4.3.2.3 Yếu tố về marketing

Nhờ vào hệ thống mạng lưới của ngân hàng rộng, trải dài tất cả các huyện và thành phố trong tỉnh vì vậy công tác tuyên truyền quảng cáo của ngân hàng thực hiện nhanh và tiện lợi hơn các ngân hàng khác trên địa bàn. Bên cạnh đó, vào các dịp lễ, tết ngân hàng cũng đưa ra các chương trình huy động vốn với các

hình thức như gửi dự thưởng trúng vàng,.. bên cạnh đó còn có các quà tặng lưu niệm khác; Ngân hàng còn thiết kế các tờ bướm giới thiệu các sản phẩm của ngân hàng để tại quầy giao dịch và khu vực ngồi chờ của khách hàng.

Những hoạt động Marketing của Chi nhánh trong thời gian qua đã có những đóng góp tính cực cho công tác huy động vốn của ngân hàng. Tuy nhiên, những biện pháp trên còn chưa thật sự phong phú và tiếp cận được với khách hàng. Hình thức quảng cáo còn quá đơn điệu chỉ bằng việc treo băng gôn tại các chi nhánh và phòng giao dịch và xem thông báo trên tivi. Tờ bướm giới thiệu sản phẩm còn lỗi thời, chậm thay đổi vì vậy khi có sản phẩm mới không kịp cập nhật vào. Thêm vào đó sản phẩm, dịch vụ giới thiệu quá chung chung (đặc biệt là những khách hàng nông dân) nên khách hàng họ không thể biết được chi tiết về sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng hiện có vì vậy để có thể gửi tiền họ phải tìm hiểu kỹ hơn làm mất thời gian của cả khách hàng và ngân hàng. Chi nhánh chưa tạo được trang web riêng nên khi khách hàng muốn tìm hiểu thông tin mà ngại đến Chi nhánh họ không thể truy cập thông tin qua hệ thống Internet. Chưa có đội ngũ phát triển sản phẩm chuyên nghiệp. Hiện tại Chi nhánh chỉ tiếp thị trực tiếp từ các giao dịch viên của Chi nhánh nên công tác tuyên truyền còn hạn chế.

4.2.3.4 Yếu tố về lãi suất

Vai trò của lãi suất trong việc huy động vốn của ngân hàng rất lớn vì khách hàng gửi tiền đều nhằm vào mục đích thu được lợi tức cao. Lãi suất cao ngân hàng không những thu hút được tiền gửi tiết kiệm trong dân cư mà còn thu hút thêm vốn từ các kênh đầu tư khác. Ngược lại, lãi suất không hấp dẫn sẽ làm cho hiệu quả huy động vốn của ngân hàng giảm đi rõ rệt. Tuy nhiên, lãi suất tại Chi nhánh thực hiện là do Ngân hàng Trung ương quyết định và tại Chi nhánh yếu tố lãi suất tuy cũng là yếu tố quan trọng nhưng nó phụ thuộc vào Ngân hàng Trung ương, vì vậy yếu tố lãi suất không ảnh hưởng nhiều đến tình hình huy động vốn mà chủ yếu là do công tác huy động vốn tại Chi nhánh.

4.3.2.5 Yếu tố về cơ sở vật chất và nguồn lực

Chi nhánh Ngân hàng NN & PTNT Thành Phố Sóc Trăng đặt tại số 4 đường Trần Hưng Đạo, P2, Thành phố Sóc Trăng. Địa điểm này rất thuận tiện giao dịch cho các khách hàng vì nằm ngay đường chính trong Thành phố. Ngoài Trụ sở Chi nhánh, ngân hàng còn có thêm phòng giao dịch Mêkông đặt tại số 18

đường Hai Bà Trưng, P1 Thành phố Sóc Trăng đây cũng là một địa điểm tạo sự thuận tiện tối đa và giảm chi phí cho khách hàng khi cần giao dịch với ngân hàng. Tuy nhiên, do còn nhiều đối thủ cạnh tranh khác trên địa bàn nên khách hàng đến giao dịch, gửi tiền còn ít hơn so với tiềm năng của địa bàn.

Về nguồn nhân lực: Hiện tại Ngân hàng NN & PTNT Thành Phố Sóc Trăng (kể cả phòng giao dịch Mêkông) có 29 cán bộ đa số đều có trình độ đại học và trên đại học. Với đội ngũ cán bộ trẻ năng động, vui vẻ, hoạt bát, nhiệt tình phong cách giao tiếp lịch sự và chu đáo luôn cố gắng phục vụ để làm vừa lòng khách hàng mỗi khi đến giao dịch. Mỗi thành viên trong các phòng chức năng có thể thực hiện được các nghiệp vụ khác nhau, có thể hỗ trợ cho nhau để thực hiện nghiệp vụ một cách nhanh chóng. Ngoài ra, Chi nhánh có các đợt tuyển chọn nhân viên đưa đi học nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, tập huấn kiến thức hội nhập kinh tế, kỹ năng giao tiếp...do Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam tổ chức. Tuy nhiên, khả năng giao tiếp với khách hàng của một số nhân viên còn hạn chế, chưa thật sự niềm nở trong khi giao tiếp với khách hàng; Khâu kế toán và ngân quỹ kết hợp chưa tốt trong việc xử lý nghiệp vụ gửi tiền của khách hàng do vậy mà thời gian làm thủ tục huy động vốn chưa thể rút ngắn như mong muốn, làm giảm khả năng cạnh tranh của ngân hàng.

4.3.2.6 Điểm mạnh – điểm yếu

Qua tìm hiểu về hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh, ta nhìn thấy những điểm mạnh và điểm yếu trong công tác huy động vốn như sau:

a. Điểm mạnh

- Chi nhánh có được một vị trí thuận lợi, nằm tại trung tâm Thành Phố Sóc Trăng, là một nơi độ sộ, khang trang, có bãi đậu xe rộng rãi, thoáng mát, an toàn. Giúp cho khách hàng dễ giao dịch với ngân hàng và quảng bá hình ảnh của ngân hàng.

- Phong cách phục vụ chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ trẻ, nhanh chóng, kịp thời, chính xác, thủ tụ đơn giản, dễ dàng, giảm thiểu chi phí và thời gian giao dịch cho ngân hàng và khách hàng.

- Các sản phẩm huy động vốn của Chi nhánh tương đối đa dạng, đáp ứng được phần lớn nhu cầu của khách hàng và không ngừng tung ra các chương trình

chiêu thị cạnh tranh thu hút khách hàng mới và tri ân khách hàng cũ đã giao dịch thường xuyên tại Chi nhánh.

- Mạng lưới rộng khắp không những trên địa bàn đặt trụ sở mà còn dàn trải khắp cả nước.

- Mạng lưới máy ATM và các đơn vị chấp thuận thanh toán thẻ rộng khắp,

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)