Vốn huy động theo thời hạn

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG (Trang 56 - 59)

5. Nội dung và kết quả đạt được:

4.1.2.4 Vốn huy động theo thời hạn

Vốn huy động phân theo thời hạn bao gồm tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn. Việc làm chủ các nguồn vốn có kỳ hạn sẽ giúp ngân hàng chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh của mình.

Bảng 5 : VỐN HUY ĐỘNG THEO THỜI HẠN GIAI ĐOẠN 2009 – 2011

ĐVT: Triệu đồng

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010

Chỉ tiêu

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tuyệt

đối % Tuyệt đối % Không kỳ hạn 22.606 7,94 6.706 2,06 11.137 2,79 (15.900) (70,34) 4.431 66,08 Có kỳ hạn 262.040 92,06 318.515 97,94 388.429 97,21 56.475 21,55 69.914 21,95 Tổng vốn huy động 284.646 100 325.221 100 399.564 100 40.575 14,25 74.343 22,86

(Nguồn: phòng kế toán – ngân quỹ)

Ta thấy, tiền gửi không kỳ hạn của Chi nhánh có sự thay đổi qua các năm. Năm 2009 tiền gửi không kỳ hạn là 22.606 triệu đồng chiếm 7,94% trong vốn huy động; năm 2010 số tiền gửi này giảm đáng kể, giảm đến 70,34%, và chỉ chiếm tỷ trọng 2,06% trong tổng vốn huy động. Đến năm 2011, loại tiền gửi này có tăng 66,08% so với năm 2009. Nhưng loại tiền gửi này qua 3 năm đều chiếm tỷ trọng thấp chưa đến 10% trong tổng vốn huy động.

Tỷ lệ này thấp sẽ có lợi cho Chi nhánh nhiều hơn vì Chi nhánh sẽ hạn chế rủi ro trong thanh khoản khi gặp tình trạng rút tiền đột ngột của khách hàng. Sở dĩ tiền gửi không kỳ hạn giảm như vật là do tình hình lãi suất biến động liên tục và các kỳ hạn ngắn lãi suất thường cao hơn. Đặc biệt, Chi nhánh còn áp dụng thêm kỳ hạn ngắn từ 1 tuần, 2 tuần với mức lãi suất cao hơn nhiều so với tiền gửi không kỳ hạn nên thu hút được sự quan tâm của những người có tiền nhưng phải sử dụng thường xuyên mà trước đây họ thường gửi không kỳ hạn.

Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi mà khách hàng gửi vào có sự thỏa thuận về thời hạn rút tiền ra với ngân hàng. Do đó, nguồn vốn này tương đối ổn định, ngân hàng có thể sử dụng chi vay một cách hiệu quả. Tình hình tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng tại Chi nhánh qua 3 năm triển biến theo chiều hướng tích cực. Năm 2009 số tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng là 262.040 triệu đồng chiếm 92,06% trong tổng vốn huy động. Năm 2010 số tiền gửi loại này đạt 318.515 triệu đồng chiếm 97,94% trong tổng vốn huy động; số tiền gửi này tăng hơn so với năm trước, tăng 56.475 triệu đồng, với số tương đối là 21,55%. Năm 2011 số tiền gửi này tiếp tục tăng, tăng 69.914 triệu đồng so với năm 2010 với số tương đối là 21,95%. Trước đây, khi khách hàng đến giao dịch thì giao dịch viên sẽ làm giấy rồi chuyển qua ngân quỹ nên khách hàng cần giao dịch với ngân quỹ nữa, nhưng những năm gần đây Chi nhánh đã thay đổi cách giao dịch, tiếp xúc khách hàng nhanh chóng, đơn giản hơn là khi khách hàng đến giao dịch không phải qua ngân quỹ nộp tiền như trước nữa. Cách làm mới này sẽ giúp khách hàng thuận tiện hơn vì chỉ cần giao dịch với giao dịch viên là đủ. Đây là nổ lực rất lớn của Chi nhánh trong việc thay đổi cung cách phục vụ. Tuy điều này sẽ làm công việc của thanh toán viên tăng lên nhưng sẽ làm cho khách hàng thấy thuân tiện, thân thiện hơn với ngân hàng. Một dấu hiệu đáng mừng hơn nữa làm cho tiền gửi tiết kiệm tại Chi nhánh tăng nhiều năm qua là do Chi nhánh áp dụng các hình thức huy động phong phú hơn với các kỳ hạn linh hoạt từ 1 đến 24 tháng, tiết kiệm bậc thang rút gốc linh hoạt, tiết kiệm dự thưởng trúng 2kg vàng, trái phiếu, kỳ phiếu,... Kết hợp với đẩy mạnh công tác tiếp thị khách hàng nhiều hơn như tặng quà chúc tết, lì xì đầu năm, tặng đường,....đặc biệt khách hàng gửi tiền nhiều thì sẽ có nhân viên đến tận nhà để nhận. Đồng thời thông qua công tác tuyên truyền, tiếp thị, quảng cáo đã góp phần quảng bá thương hiệu Agribank. Điều này cho ta

thấy công tác huy động vốn theo tiền gửi có kỳ hạn tại Chi nhánh đang tăng trưởng tốt, đây là một dấu hiệu đáng mừng, Chi nhánh cần củng cố và phát huy hơn nữa.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)