Chức năng của các đơn vị

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG (Trang 38)

5. Nội dung và kết quả đạt được:

3.1.3 Chức năng của các đơn vị

a. Ban lãnh đạo:

- Giám đốc: Trực tiếp điều hành và quản lý tất cả hoạt động của Ngân hàng

GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG GIAO DỊCH PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng kế toán Ngân quỹ Phòng tín dụng Phó phòng kế toán Trưởng phòng kế toán Phó phòng tín dụng Trưởng phòng tín dụng Kế toán viên Cán bộ kho quỹ Cán bộ tín dụng

chỉ đạo quá trình thực hiện các chính sách, chế độ nghiệp vụ, các kế hoạch kinh doanh. Chịu trách nhiệm cao nhất về tài sản và kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Bên cạnh đó, Giám đốc còn trực tiếp ký duyệt các hợp đồng tín dụng, quyết định các vấn đề liên quan đến tổ chức như khen thưởng, kỷ luật, nâng lương cho cán bộ trong đơn vị.

- Phó giám đốc: Có nhiệm vụ lãnh đạo các phòng ban trực thuộc, đồng thời chịu trách nhiệm giám sát tình hình hoạt động của các bộ phận đó. Phó giám đốc có trách nhiệm hổ trợ và tham mưu cho Giám đốc trong việc điều hành hoạt động kinh doanh của ngân hàng, giải quyết những vấn đề nảy sinh trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà Giám đốc giao phó; thay mặt Giám đốc giải quyết công việc khi giám đốc đi vắng nếu có sự uỷ quyền của Giám đốc.

b. Phòng tín dụng:

Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh trình lên Giám đốc. Chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý nguồn vốn và giám sát quá trình sử dụng vốn của khách hàng. Đề xuất và xử lý các khoản nợ quá hạn. Thống kê, phân tích thông tin, số liệu về hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đề xuất kế hoạch kinh doanh có hiệu quả. Kết hợp với bộ phận kế toán theo dõi và thu nợ đến hạn.

c. Phòng kế toán – ngân quỹ:

- Phòng kế toán: Trực tiếp giao dịch tại đơn vị, thực hiện các thủ tục thanh toán, phát vay cho khách hàng theo lệnh của Giám đốc hoặc người được uỷ quyền. Hạch toán kế toán, quản lý hồ sơ của khách hàng; hạch toán các nghiệp vụ cho vay, thu nợ, chuyển nợ quá hạn.

- Ngân quỹ: Có chức năng nghiệp vụ thu – chi tiền, giữ và bảo quản tiền, hiện vật, các loại giấy tờ có giá trị, tài sản có liên quan đến hoạt động của ngân hàng. Cuối mỗi ngày khoá sổ ngân quỹ, kết hợp với kê toán theo dõi nghiệp vụ ngân quỹ phát sinh mỗi ngày để điều chỉnh kịp thời khi có sai sót.

d. Phòng giao dịch:

Trực thuộc quản lý và giám sát của Chi nhánh. Thực hiện các hoạt động kinh doanh, phân tích, thẩm định cho vay, bão lãnh... Ngoài ra phòng giao dịch còn chú trọng công tác xây dựng và tạo lập mối quan hệ với khách hàng thông qua phương thức giao tiếp và các dịch vụ chăm sóc khách hàng.

3.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG

3.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm (2009 – 2011)

Bảng 1. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2009 – 2011 ĐVT: Triệu đồng

Năm 2010/2009 2011/2010

Chỉ tiêu

2009 2010 2011 Tuyệt đối Tương đối

% Tuyệt đối Tương đối

%

I. Tổng thu nhập 55.185 72.449 94.116 17.264 31,38 21.667 29,91

1. Thu nhập từ lãi 46.168 61.537 88.171 15.369 33,29 26.634 43,28

2. Thu nhập ngoài lãi 9.017 10.912 5.945 1.895 21,02 (4.967) (45,52)

II. Tổng chi phí 46.911 65.603 86.758 18.692 39,85 21.155 32,25

1. Chi phí trả lãi 18.375 49.530 72.939 31.155 69,55 23.409 47,26

2. Chi phí ngoài lãi 28.536 16.073 13.819 (12.463) (43,67) (2.155) (14,02)

III. Lợi nhuận 8.274 6.846 7.358 (1.428) (17,26) 512 7,48

Thu nhập 0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 80,000 90,000 100,000 2009 2010 2011

Thu nhập ngoài lãi

Thu nhập từ lãi

Tổng thu nhập

Hình 3.2: BIỂU ĐỒ THU NHẬP

Qua 3 năm 2009 – 2011, tổng thu nhập từ các mặt hoạt động của Chi nhánh liên tục tăng. Trong đó, năm 2010 tăng 31,38% so với năm 2009, và năm 2011 tăng 29,91% so với năm 2010. Thu nhập từ lãi của Chi nhánh luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập và luôn cao hơn 83% tổng thu nhập của Chi nhánh hàng năm. Đây là khoản thu nhập từ lãi suất thông qua hoạt động tín dụng của ngân hàng. Điều này cho thấy hoạt động tín dụng là hoạt động đem lại nguồn thu lớn cho Chi nhánh, mỗi sự thay đổi không tốt đến hoạt động tín dụng sẽ làm ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Thu nhập từ lãi năm 2010 là 61.537 triệu đồng tăng 15.369 triệu đồng so với năm 2009, với số tương đối là 33,29%. Năm 2011 thu nhập từ lãi tiếp tục tăng 43,28% so với năm 2010; sở dĩ có sự tăng đột biến như thế là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, giá cả vật chất leo thang,... nhiều công ty, doanh nghiệp và hộ sản xuất cần bỏ vốn nhiều hơn cho việc kinh doanh của mình, mà chính vì thế mà họ phải vay nhiều hơn ở ngân hàng. Bên cạnh đó ngân hàng đã cố gắng sử dụng nhiều biện pháp tích cực nhằm thu hút nhiều khách hàng mới, mặt khác công tác thu những khoản nợ đã xử lý rủi ro được hoàn thành tốt bởi những cán bộ tín dụng nhiệt tình đã mang lại những khoản thu không nhỏ cho Chi nhánh.

Bên cạnh khoản thu chính là thu nhập từ lãi, Chi nhánh còn có nguồn thu khác đó là thu ngoài lãi bao gồm: thu từ dịch vụ thanh toán, thu từ nghiệp vụ bảo

Triệu đồng

lãnh, thu từ dịch vụ ngân quỹ, thu từ nghiệp vụ uỷ thác và đại lý, thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, thu từ kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm và thu từ hoạt động kinh doanh khác. Tuy những khoản thu này chiếm tỷ trọng không lớn nhưng cũng góp phần làm tăng tổng thu nhập của Chi nhánh. Cụ thể năm 2010 thu ngoài lãi là 10.912 triệu đồng tăng 21,02% so với năm 2009, đến năm 2011 thu nhập ngoài lãi chỉ được 5.945 triệu đồng giảm 45,52% so với năm 2010. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp chỉ tập trung đi vay để đáp ứng nhu cầu về vốn của mình nên ít quan tâm đến các dịch vụ khác. Thêm vào đó năm 2011 hàng loạt các ngân hàng, phòng giao dịch mọc lên như LienVietBank, Techcombank, ACB... vì thế sực ép cạnh tranh của các sản phẩm không kém phần hấp dẫn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn. Do đó nguồn thu từ dịch vụ này tương đối thấp làm ảnh hưởng đến tổng thu nhập của Chi nhánh. Vì vậy việc phát triển công nghệ thanh toán cũng như đổi mới nhiều dịch vụ để đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của khách hàng cũng là một tiêu chí nhằm làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

¨ Chi phí: Cùng với sự tăng lên của thu nhập thì chi phí cũng tăng lên nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động của Chi nhánh. 0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 80,000 90,000 2009 2010 2011

Chi phí ngoài lãi

Chi phí trả lãi

Tổng chi phí

Hình 3.3: BIỂU ĐỒ CHI PHÍ

Năm 2010 tổng chi phí trả lãi là 49.530 triệu đồng tăng 69,55% so với năm 2009. Đến năm 2011 thì chi phí trả lãi tiếp tục tăng lên đạt 72.939 triệu đồng tăng 23.409 triệu đồng so với năm 2010, với số tương đối là 47,26%. Chi phí trả lãi của ngân hàng bao gồm: chi phí trả lãi tiền gửi, chi phí trả lãi tiền vay, chi phí

Triệu đồng

trả lãi phát hành giấy tờ có giá. Trong đó chi phí trả lãi tiền gửi chiếm tỷ trọng cao nhất. Nguyên nhân chủ yếu là do cuộc chạy đua cùng với các ngân hàng khác nhằm thu hút khách hàng huy động vốn, thêm vào đó chi phí trả lãi tiền vay cũng tăng lên nên góp phần làm tăng tổng chi phí của Chi nhánh.

Các khoản chi phí còn lại như: chi phí về hoạt động dịch vụ, cho về hoạt động kinh doanh ngoại hối, chi phí cho nhân viên, chi cho hoạt động quản lý và công cụ, chi về tài sản, chi dự phòng bảo toàn và bảo hiểm tiền gửi của khách hàng, chi phí khác... cũng chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng chi phí của ngân hàng. Cụ thể năm 2009 chi phí trả ngoài lãi của Chi nhánh cao hơn chi phí trả lãi (chi phí trả lãi: 18.375 triệu đồng; chi phí ngoài lãi: 28.536 triệu đồng), là do chi phí trả lãi tiền gửi giảm mạnh đáng kể, Chi nhánh tăng khoản trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ để đảm bảo tính an toàn trong hoạt động. Sang năm 2010 – 2011 ngược lại với sự tăng của chi phí trả lãi thì các khoản chi phí ngoài lãi liên tục giảm. Năm 2010 chi phí ngoài lãi chỉ còn 16.073 triệu giảm 43,67% so với năm 2009; và năm 2011 giảm chỉ còn 13.819 triệu giảm 14,02% so với năm 2010.

Chính vì phải đối mặt với nhiều sự cạnh tranh nên đòi hỏi Chi nhánh phải chi ra một khoản chi phí không nhỏ để đảm bảo hoạt động và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

¨ Lợi nhuận: Qua kết quả phân tích trên ta thấy trong khoảng thời gian năm 2009 – 2011 Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Thành phố Sóc Trăng đã hoạt động khá hiệu quả. 55,185 46,911 8,274 72,449 65,603 6,846 94,116 86,758 7,358 0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 80,000 90,000 100,000 2009 2010 2011 Thu nhập Chi phí Lợi nhuận Triệu đồng Năm

Hình 3.4: BIỂU ĐỒ LỢI NHUẬN

Lợi nhuận của Chi nhánh qua 3 năm có nhiều biến đổi. Năm 2010 lợi nhuận của Chi nhánh giảm chỉ còn 6.846 triệu đồng, mặc dù thu nhập tăng 17.264 triệu đồng nhưng chi phí lại tăng 18.692 triệu đồng. Nguyên nhân là do trả lãi tăng lên làm cho lợi nhuận giảm đi 17,26%. Sang năm 2011 với chính sách kinh doanh hợp lý như tăng các hoạt động tín dụng cả về quy mô và chất lượng, tăng các sản phẩm dịch vụ đã làm cho thu nhập của Chi nhánh tăng, từ đó lợi nhuận tăng lên 7,48% so với năm 2010.

Mặc dù vậy, Chi nhánh cũng cần có những chính sách kinh doanh hợp lý hơn nữa nhằm gia tăng thu nhập, giảm thiểu chi phí xuống mức thấp nhất.

3.2.2 Phương hướng hoạt động trong thời gian tới

Dự kiến năm 2012 , chi nhánh sẽ đạt được các chỉ tiêu:

a. Kế hoạch kinh doanh:

- Vốn huy động: Nội tệ: 410.000 triệu đồng; Ngoại tệ: 1.210.000 USD - Tín dụng:

Cho vay: 600.000 triệu đồng. Thu nợ: 565.000 triệu đồng. Dư nợ: 550.000 triệu đồng. b. Kế hoạch tài chính: Tổng thu: 21.000 triệu đồng. Tổng chi: 16.000 triệu đồng. Quỹ thu nhập: 4.000 triệu đồng.

¨ Công tác chỉ đạo, điều hành và các biện pháp thực hiện kế hoạch kinh doanh và kế hoạch thu chi năm 2012

- Tăng cường huy động vốn để tạo nguồn cho vay và chủ động trong kinh doanh.

- Phấn đấu thực hiện đạt chỉ tiêu tín dụng của năm 2012 đã đề ra, xem xét lại chất lượng tín dụng, tập trung thu hồi nợ quá hạn và nợ 238 đã giao.

- Thực hiện kế hoạch tài chính cố gắng ổn định lương kinh doanh, tận thu các khoản nợ tồn đọng như quá hạn, 238 để tạo doanh thu, tiết kiệm chi phí.

- Xây dựng và thực hiện bằng được kế hoạch thu ngoài tín dụng với những sản phẩm mới. Chi nhánh tập trung sức lực, tin thần quyết tâm thực hiện đạt và vượt kế hoạch kinh doanh đề ra.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VN TI NGÂN HÀNG

NÔNG NGHIP VÀ PHÁT TRIN NÔNG THÔN THÀNH PH

SÓC TRĂNG

4.1 THỰC TRẠNG VỐN HUY ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG QUA 3 NĂM 2009 – 2011

4.1.1 Phân tích tổng quát nguồn vốn của Ngân hàng

Nguồn vồn của ngân hàng thương mại là toàn bộ các nguồn tiền tệ mà ngân hàng tạo lập, huy động để cho vay, đầu tư và thực hiện các dịch vụ của ngân hàng. Đối với chi nhánh ngân hàng, nguồn vốn hoạt động chủ yếu là vốn do chi nhánh tự huy động, nếu thiếu thì ngân hàng nhận vốn điều chuyển từ cấp trên, nếu thừa thì điều chuyển về ngân hàng cấp trên để ngân hàng cấp trên điều chuyển về những chi nhánh còn thiếu. Tuỳ vào mỗi ngân hàng mà cơ cấu nguồn vốn khác nhau.

Trong những năm qua, tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành phố Sóc Trăng, nguồn vốn được hình thành với cơ cấu nguồn vốn như sau:

Bảng 2: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG (2009 – 2011) ĐVT: Triệu đồng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tuyệt đối % Tuyệt đối % VHĐ 284.646 69,09 325.221 62,09 399.564 68,91 40.575 14,25 74.343 22,86 VĐC 127.335 30,91 198.532 37,91 180.234 31,09 71.197 55,91 (18.298) (9,22) Tổng NV 411.981 100 523.753 100 579.798 100 111.722 27,13 56.045 10,70

(Nguồn: Phòng kế toán – Ngân quỹ) (VHĐ: vốn huy động; VĐC: vốn điều chuyển; NV: nguồn vốn)

Vốn huy động Vốn điều chuyển

Hình 4.1 BIỂU ĐỒ CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG

QUA 3 NĂM 2009, 2010, 2011

Qua bảng số liệu ta thấy, tổng nguồn vốn của Chi nhánh tăng qua các năm với tốc độ khác nhau. Trong nguồn vốn hoạt động của Chi nhánh thì vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng cao hơn vốn điều chuyển, từ năm 2009 – 2011 luôn trên 60% trong tổng nguồn vốn. Năm 2010 tăng 27,13% so với năm 2009; năm 2011 tăng 10,7% so với năm 2010. Tổng nguồn vốn tăng là do vốn huy động của ngân hàng liên tục tăng, năm 2010 vốn huy động đạt 325.221 triệu đồng, sang năm 2011 cùng với nổ lực trong công tác huy động vốn thì số vốn huy động tăng lên 74.343 triệu đồng, với tỷ lệ là 28,86%. Điều này cho thấy công tác huy động vốn của Chi nhánh ngày càng được chú trọng và phát triển. Hàng năm, Ngân hàng đưa ra nhiều đợt huy động vốn với nhiều kỳ hạn và lãi suất hấp dẫn như các hình thức huy động tiết kiệm dự thưởng, khuyến mãi ngay các ngày lễ tết, kỷ niệm,...được tổ chức thường xuyên. Điều này tạo cho Ngân hàng ổn định được nguồn vốn và đáp ứng tốt hơn nhu cầu đi vay của khách hàng và thực hiện các nghiệp vụ khác của Ngân hàng.

Tuy nhiên, do một số điều kiện khách quan mà hoạt động của Chi nhánh vẫn còn nhờ vào vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp tỉnh, mức độ phụ thựôc vào

30,91% 69,09% 37,91% 62,09% 31,09% 68,91% Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

vốn điều chuyển của Chi nhánh qua 3 năm luôn dưới 38%. Năm 2009 vốn điều chuyển là 127.335 triệu đồng chiếm 30,91% trong tổng nguồn vốn. Năm 2010 là một năm gặp nhiều khó khăn, mặc dù số vốn huy động tăng lên 14,25% nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu đi vay của khách hàng nên số vốn điều chuyển tăng lên thêm 55,91% so với năm 2009, với số vốn điều chuyển là 198.532 triệu đồng. Hàng năm và từng thời kỳ, lãnh đạo Chi nhánh giao chỉ tiêu huy động vốn xuống cho các phòng chức năng thực hiện với trách nhiệm, thưởng, phạt rõ ràng. Nên Chi nhánh đã chủ động hơn về nguồn vốn nên số vốn điều chuyển từ Ngân hàng tỉnh chỉ còn 180.234 triệu đồng, với tỷ lệ giảm là 9,22%. Tuy mức độ giảm không cao nhưng cũng đủ cho ta thấy Chi nhánh đã hoạt động có hiệu quả hơn. Cơ cấu nguồn vốn cũng đang chuyển biến theo hướng có lợi cho hoạt động của Chi nhánh trong lâu dài. Thêm vào đó, Chi nhánh cũng đang nâng cao chất lượng phục vụ để luôn giữ vững niềm tin với khách hàng.

4.1.2 Phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng

Vốn huy động là nguồn vốn rất quan trọng trong Ngân hàng, nó phản ánh tính hiệu quả, tính độc lập của Ngân hàng. Tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành Phố Sóc Trăng tình hình nguồn vốn huy động thể hiện qua biểu đồ sau:

0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Vốn huy động

Hình 4.2 BIỂU ĐỒ VỐN HUY ĐỘNG

Qua đồ thị cho thấy nguồn vốn huy động của Chi nhánh tăng qua các năm.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)