5. Nội dung và kết quả đạt được:
4.2.3 Phân tích chỉ tiêu dư nợ / tổng vốn huy động
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng, nếu tỷ số này lớn hơn 100% thì nguồn vốn huy động được sử dụng hết cho hoạt động cấp tín dụng, nếu nhỏ hơn 100% thì vốn huy động vẫn còn thừa. Qua 3 năm khả năng sử dụng vốn huy động của Chi nhánh với hoạt động cấp tín dụng được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 8: ĐÁNH GIÁ TỔNG DƯ NỢ / TỔNG VỐN HUY ĐỘNG ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tổng dư nợ 411.981 492.564 514.955
Vốn huy động 284.646 325.221 399.564
TDN / VHĐ (lần) 1,45 1,52 1,29
(Nguồn: phòng tín dụng)
(TDN: tổng dư nợ; VHĐ: vốn huy động) Từ bảng số liệu trên ta thấy rằng sự tham gia của nguồn vốn huy động vào dư nợ qua 3 năm tương đối ổn định. Nguồn vốn huy động được sử dụng hết vào hoạt động cấp tín dụng của Chi nhánh. Năm 2009 bình quân 1,45 đồng dư nợ có 1 đồng vốn huy động tham gia, năm 2010 bình quân 1,52 đồng dư nợ có 1 đồng vốn huy động tham gia, tăng so với năm 2009, chỉ tiêu này tăng chứng tỏ nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp, hộ sản xuất tăng nhưng nguồn vốn huy động tại chổ mặc dù có tăng nhưng chưa đủ để đáp ứng nhu cầu đó. Sang năm 2011 chỉ số này đã có dấu hiệu giảm dần chỉ còn 1,29 lần mặc dù dư nợ có tăng nhưng nguồn vốn huy động tại chổ cũng tăng theo để đáp ứng nhu cầu đi vay của khách hàng. Tuy chỉ số này giảm không nhiều nhưng cũng khẳng định được rằng tình hình huy động vốn của Chi nhánh cũng đang từng bước được nâng cao. Đồng thời dư nợ cho vay tăng lên chứng tỏ nhu cầu vay vốn của người dân trên địa bàn là rất lớn và hoạt động tín dụng của Chi nhánh có tiềm năng phát triển cao. Vì vậy, Chi nhánh cần phát huy hơn nữa khả năng huy động vốn tại chổ của mình để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và khẳng định vị thế của mình trên thị trường.
4.3 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG