Phân tích môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến công tác huy động

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG (Trang 68 - 75)

5. Nội dung và kết quả đạt được:

4.3.3 Phân tích môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến công tác huy động

vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành Phố Sóc Trăng

4.3.3.1 Yếu tố kinh tế

Có thể nói không một tổ chức nào hoạt động mà không bị ảnh hưởng bởi môi trường kinh tế. Hoạt động của Ngân hàng thương mại cũng không nằm ngoài quy luật chung đó. Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhất lừ trong bối cảnh nền kinh tế chịu nhiều ảnh hưởng của tình hình lạm phát tăng cao, nhưng tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Sóc Trăng năm 2011 tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực. Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 9,04%. Quy mô nền kinh tế đạt 35.713 tỷ đồng, GDP bình quân đầu người đạt 27,3 triệu đồng/năm.

Kết thúc lương thực 2011, sản lượng lúa toàn tỉnh đạt 2,09 triệu tấn (vượt 10% kế hoạch), mức cao nhất từ trước đến nay. Tình hình tiêu thụ lúa tương đối thuận lợi, giá lúa ổn định ở mức cao, nông dân phấn khởi. Tình hình chăn nuôi phát triển khá tốt. Về nuôi trồng thuỷ sản, tổng sản lượng thuỷ hải sản cả năm đạt trên 195.000 tấn, vượt 9,8% so với kế hoạch và tăng 16% so với năm .

Giá cả hàng hoá và lãi suất tín dụng tăng cao, nhưng hoạt động của sản xuất công nghiệp và xuất khẩu hàng hoá của tỉnh tiếp tục tăng trưởng. Giá trị sản xuất công thương nghiệp đạt 7.791,5 tỷ đồng (tăng 4,2%); kim ngạch xuất khẩu đạt 476,5 triệu USD (tăng 10,2%); trong đó xuất khẩu thuỷ sản đạt 439 triệu USD (tăng 11,6%). Lĩnh vực thương mại tiếp tục phát triển, lưu thông hàng hoá được đảm bảo tốt, lượng hàng hoá trên thị trường dồi dào, không có hiện tượng khan hiếm hàng. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng 25% so với năm trước. Tuy nhiên chỉ số giá tiêu dùng năm 2011 tăng khá cao. (18,49%).

Tính đến cuối tháng 12/2011, tỉnh đã chỉ đạo các nhà đầu tư đẩy mạnh giải ngân các công trình đạt 85% kế hoạch các nguồn vốn; trong đó vốn trái phiếu Chính Phủ đạt trên 99% kế hoạch.

Với điều kiện phát triển và tốc độ tăng trưởng kinh tế như thế sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc đưa ra các biện pháp tăng khả năng huy động vốn.

4.3.3.2 Yếu tố chính trị - pháp luật

Ngân hàng thương mại là tổ chức hoạt động dưới sự giám sát chặt chẽ nhất của Nhà nước trong các thành phần kinh tế. Bên cạnh các chính sách thường xuyên tác động đến ngân hàng như: quy định về qui mô vốn, bảo hiểm tiền gửi, các chính sách về cạnh tranh,… và các quy định của Nhà nước, Bộ tài chính và Ngân hàng trung ương về chính sách tiền tệ, chính sách tài chính, thuế,v.v… đã được quy định cụ thể dưới dạng các văn bản pháp quy thì tùy theo tình hình thị trường Việt Nam mà NHNN và Bộ Tài chính cũng có thêm những Nghị định, Thông tư điều chỉnh. Do đó, mỗi ngân hàng phải thường xuyên theo dõi để có những chiến lược cạnh tranh và hoạt động có hiệu quả.

Từ khi gia nhập WTO đến nay, cùng với những cam kết trong các Hiệp ước quốc tế và những quy định của Nhà nước Việt Nam, hoạt động của các NHTM bị tác động ngày một mạnh mẽ hơn. Cụ thể, ngân hàng cần chú ý một số điểm sau để xây dựng chiến lược kinh doanh của mình cho phù hợp:

- Kể từ ngày 01/04/2007 ngoài các hình thức như: văn phòng đại diện, chi nhánh, Ngân hàng liên doanh, các tổ chức tín dụng nước ngoài sẽ được phép thành lập Ngân hàng 100% vốn nước ngoài ở Việt Nam. Để mở một chi nhánh của Ngân hàng thương mại của nước ngoài tại Việt Nam thì ngân hàng mẹ phải có tổng tài sản hơn 20 tỷ USD vào cuối năm trước thời điểm xin mở chi nhánh, trong khi đó mức yêu cầu đối với việc thành lập ngân hàng liên doanh hoặc ngân hàng 100% vốn nước ngoài là 10 tỷ USD.

- Trong năm 5 năm kể từ khi gia nhập, Việt Nam có thể không hạn chế quyền của một chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam từ các thể nhân Việt Nam mà ngân hàng không có quan hệ tín dụng theo tỷ lệ trên mức vốn được cấp của chi nhánh phù hợp với lộ trình:

Ngày 01/01/2007: 650% vốn pháp định được cấp. Ngày 01/01/2008: 800% vốn pháp định được cấp. Ngày 01/01/2009: 900% vốn pháp định được cấp. Ngày 01/01/2010: 1000% vốn pháp định được cấp. Ngày 01/01/2011: Đối xử như quốc gia đủ.

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng nói chung và Thành Phố Sóc Trăng nói riêng chưa có ngân hàng 100% vốn nước ngoài, hay chi nhánh Ngân hàng

nước ngoài nào hoạt động nên chưa có đe dọa đến khả năng huy động vốn của ngân hàng. Nhưng trong tương lai, với những tiềm năng lớn của Thành phố Sóc Trăng, chắc chắn sẽ có nhiều ngân hàng nước ngoài nhắm đến và khai thác thị trường này. Đây sẽ là những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và gây khó khăn không nhỏ cho Ngân hàng NH & PTNT Thành Phố Sóc Trăng khi họ chính thức đi vào hoạt động.

4.3.3.3 Yếu tố văn hoá – xã hội

Các lĩnh vực văn hoá xã hội tại tỉnh Sóc Trăng đều có sự tiến bộ, các chính sách an ninh, xã hội được triển khai tích cực. Đặc biệt là tỉnh đã tổ chức an toàn, thành công 2 sự kiện lớn: cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016 và Festival Lúa gạo Việt Nam lần II.

Trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng hiện có ba dân tộc chủ yếu đang sinh sống là dân tộc Kinh, Hoa, Khmer với sáu tôn giáo chính là Phật giáo, công giáo, tin lành, cao đài, hồi giáo và phật giáo hòa hảo. Nguồn vốn nhà rỗi được dự trữ trong các chùa chiền và nhà thờ cũng khá lớn nhưng các ngân hàng chưa tiếp cận được do thói quen giữ tiền và do một số vấn đề thuộc về điều lệ của tôn giáo.

Chi nhánh Ngân hàng NN & PTNT Thành Phố Sóc Trăng là một trong những ngân hàng ra đời và hoạt động đầu tiên trên địa bàn Thành Phố Sóc Trăng nên đã trở nên khá quen thuộc và có uy tín trong lòng dân chúng cũng như các doanh nghiệp trên địa bàn. Nắm bắt được thói quen còn dùng tiền mặt trong thanh toán nhiều của người dân, ngân hàng đã chủ động kết hợp cùng doanh nghiệp thay đổi thói quen đó bằng cách mở tài khoản trả lương cho công nhân viên của doanh nghiệp và hướng dẫn các tiện ích của thẻ ATM trong thanh toán khi mua sắm tại các siêu thị, nhà hàng, cửa hàng điện máy,...và đặc biệt là nhu cầu sử dụng tiền thẻ ATM của các sinh viên trên địa bàn. Ngân hàng NN & PTNT Thành Phố Sóc Trăng đang dẫn đầu trong các ngân hàng trên địa bàn về hệ thống máy ATM nên cũng là một lợi thế cho ngân hàng trong việc triển khai trả lương qua tài khoản cho công nhân của các xí nghiệp, cũng như thẻ ATM cho sinh viên.

4.3.3.4 Yếu tố cạnh tranh

Hiện nay, trên địa bàn Thành phố Sóc Trăng có khá nhiều ngân hàng đang hoạt động với một áp lực cạnh tranh khá cao. Ngoài Chi nhánh Ngân hàng NN &

PTNT Thành Phố Sóc Trăng còn có các chi nhánh ngân hàng Sacombank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank, Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng An Bình đang hoạt động tại địa bàn. Các ngân hàng không chỉ cạnh tranh trong lĩnh vực tín dụng, hoạt động dịch vụ mà còn cả trong hoạt động huy động vốn. Cùng nằm trên địa bàn Thành phố Sóc Trăng, các ngân hàng đều nhận thấy được tiềm năng trong thu hút tiền gửi của các tổ chức kinh tế và của dân cư nên đã đưa ra nhiều chính sách kinh doanh hấp dẫn, cạnh tranh để chiếm lĩnh thị phần và hoạt động kinh doanh hiệu quả nhất.

Ngoài các đối thủ cạnh tranh là các ngân hàng, Ngân hàng NN & PTNT Thành Phố Sóc Trăng còn có các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, đó là: các tập đoàn bưu điện bởi vì các đối thủ này cũng đang có những chi nhánh rộng khắp mọi miền đất nước và có khả năng thực hiện một số nghiệp vụ của ngân hàng cũng như phát triển những sản phẩm có khả năng thay thế các sản phẩm – dịch vụ hiện có của Ngân hàng. Ngoài ra cũng cần chú ý đến các ngân hàng 100% vốn nước ngoài vì họ có nguồn lực dồi dào và có khả năng tiếp cận một cách nhanh chóng những tiến bộ về khoa học kỹ thuật đê áp dụng công nghệ hiện đại vào ngân hàng.

4.3.3.5 Yếu tố tự nhiên và cơ sở hạ tầng

Thành phố Sóc Trăng thuộc tỉnh Sóc Trăng. Dân cư Thành Phố Sóc Trăng gồm 3 dân tộc: Kinh, Hoa, Khmer. Thành phố có diện tích là 7.615,22 ha. Phía Đông giáp huyện Long Phú; phía Tây giáp huyện Mỹ Tú và huyện Châu Thành; phía Nam giáp huyện Mỹ Xuyên và Trần Đề. Thành Phố Sóc Trăng với một vị trí thuận lợi có thể đi lại hầu hết các tỉnh thành trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Về mạng lưới đường ôtô có 129km đường nội thành. Là nơi thuận lợi cho việc mua bán, trao đổi hàng hoá, tiểu thủ công nghiệp và các loại hình dịch vụ, du lịch,... do có nhiều chùa như Chùa Dơi, Chùa Đất Séc,... Bên cạnh đó các công trình hạ tầng được quan tâm đầu tư xây dựng như đường giao thông, bến cảng, hệ thống thuỷ lợi, chợ, nhà hàng, khách sạn, siêu thị, khu du lịch, khu đô thị mới...góp phần làm thay đổi đáng kể bộ mặt đô thị và nông thôn. Do đó Thành phố Sóc Trăng là nơi đầy tiềm năng về phát triển các ngành nghề kinh tế của tỉnh Sóc Trăng. Đây có một ý nghĩa quan trọng với Ngân hàng NN & PTNT Thành Phố Sóc Trăng, Chi nhánh nằm trên đường Trần Hưng Đạo – một trong

những tuyến đường lớn ở Thành phố Sóc Trăng, thường xuyên tổ chức các sự kiện tiêu biểu của thành phố và của tỉnh. Việc thực hiện hiệu quả các chính sách huy động vốn cũng như các hoạt động dịch vụ kết hợp khác, Ngân hàng NN & PTNT Thành Phố Sóc Trăng sẽ thu hút một lượng lớn vốn còn nhàn rỗi trong hoạt động của các doanh nghiệp cũng như tiết kiệm của dân cư trên địa bàn Thành phố Sóc Trăng và các huyện lân cận.

4.3.3.6 Yếu tố công nghệ

Sự thay đổi công nghệ thông tin nhanh chóng như hiện nay trở thành bức phá trong cạnh tranh của ngành ngân hàng. Các ngân hàng nào có trình độ công nghệ cao, có mạng lưới liên kết rộng sẽ có điều kiện tiếp cận và đáp ứng tốt hơn các nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Trong hoạt động huy động vốn, công nghệ có ảnh hưởng khi các ngân hàng mở tài khoản thanh toán, mở sổ tiết kiệm và cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng. Một quy trình xử lý nhanh, chính xác sẽ tạo được sửủng hộ cao của khách hàng. Việc mở kênh ngân hàng trực tuyến, giúp khách hàng có thể thực hiện các yêu cầu ngay tại nhà hoặc công sở mà không cần đến ngân hàng giao dịch sẽ thu hút được nhiều khách hàng, đặc biệt là khách hàng doanh nghiệp mở tài khoản và gửi tiền nhàn rỗi nếu có.

4.3.3.7 Cơ hội – thách thức

Năm 2011 được xem năm thị trường Tài chính – Tiền tệ có nhiều biến động lớn. Hàng loạt chính sách điều chỉnh của Nhà nước sẽ được thực thi trong năm: Tăng khung giá các loại đất; điều chỉnh chính sách quản lý giá các mặt hàng như xăng, dầu, Than, điện...theo cơ chế thị trường; Thị trường bất động sản biến động khó lường; Lãi suất Việt Nam đồng tiếp tục ở mức cao, các ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập và đi vào hoạt động; Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ theo hướng kiểm soát lạm phát. Theo công bố của Ngân hàng Nhà nước, từ ngày 13/03/2012 lãi suất huy động cao nhất của các ngân hàng sẽ là 13%/năm, thay vì 14%/năm cho kỳ hạn từ 1 tháng trở lên. Riêng kỳ hạn dưới 1 tháng, mức lãi suất tối đa ngân hàng được áp dụng là 5%/năm, thay cho 6% trước kia. Đây là những yếu tốảnh hưởng lớn đến hoạt động đầu tư tín dụng cho doanh nghiệp. Đây cũng chính là những cơ hội và những thách thức trong việc cạnh tranh phát triển của Chi nhánh Ngân hàng NN & PTNT Thành

phố Sóc Trăng nói riêng và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam nói riêng. Ta nhận thấy có những cơ hội và thách thức đối với Chi nhánh trong công tác huy động vốn như sau:

Ø Cơ hội

- Tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định của Thành phố Sóc Trăng trong những năm qua đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế trong đó có lĩnh vực ngân hàng được duy trì và phát triển tốt.

- Chính sách quản lý tiền tệ của Nhà nước một cách một cách minh bạch và rõ ràng sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng hoạt động cạnh tranh công bằng hơn.

- Địa bàn Thành phố Sóc Trăng đang trong giai đoạn phát triển sau 2 sự kiện lớn: cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016 và Festival Lúa gạo Việt Nam lần II. Các doanh nghiệp, công ty có tiềm năng phát triển mạnh hơn. Điều này tạo cơ hội cho ngân hàng thu hút được vốn nhàn rỗi từ các khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thành phố Sóc Trăng riêng, tỉnh Sóc Trăng nói chung vẫn tăng trưởng hàng năm dù kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động, khó khăn.

- Mức sống trung bình hàng năm của người dân địa phương ngày càng được cải thiện. Do vậy, nhận thức về cuộc sống hiện đại, tiện nghi của người dân ngày một nâng cao. Trong cuộc sống hiện đại đó, các ngân hàng thương mại đóng góp rất lớn trong việc tạo ra trung tâm thanh toán nhanh, hiệu quả và lợi ích cho khách hàng.

- Áp lực cạnh tranh sẽ giúp ngân hàng nâng cao được năng lục quản lý và nghiên cứu, đưa ra nhiều sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường.

Ø Thách thức

- Thứ nhất là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ trồng lúa sang luân canh tôm lúa, các đối tượng vật nuôi cây trồng phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên nên rủi ro trong hoạt động tín dụng khá lớn đây cũng là nhân tố tác động đến tình hình huy động vốn của ngân hàng.

- Tập quán thói quen của người dân trong tỉnh vẫn thường dùng vào mục đích: mua vàng, cho vay lãi cao.,..

- Sự hạn chế về trình độ văn hoá của người dân cũng như sự thiếu thông tin chỉ dẫn từ phía ngân hàng về các sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng đưa ra cũng là nguyên nhân lớn dẫn đến mặc cảm tự ti và tâm lý ngại hỏi han do sợ tỏ ra kém hiểu biết hoặc sợ làm phiền người khác nên họ không tự tin, thoải mái đến ngân hàng giao dịch và sử dụng các dịch vụ của ngân hàng.

- Hoạt động gian lận và tội phạm bên ngoài ngày càng gia tăng, hoạt động phạm tội chủ yếu là sử dụng các công nghệ cao để lấy cắp mật mã rút tiền, sử dụng công nghệ đột nhập các hệ thống thanh toán tạo ra các lệnh chuyển tiền vãng lai để chiếm đoạt tiền của ngân hàng có xu hướng gia tăng. Đây cũng là một thách thức đòi hỏi ngân hàng phải đặc biệt quan tâm đến khả năng quản trị rủi ro của mình.

- Công nghệ ngân hàng luôn thay đổi nhanh chóng, buộc ngân hàng phải luôn cập nhật và thay đổi kịp thời để luôn giữ được vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường.

CHƯƠNG 5

MT S GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIU QUẢ HUY ĐỘNG VN

TI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIP VÀ PHÁT TRIN NÔNG THÔN

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG (Trang 68 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)