5. Nội dung và kết quả đạt được:
4.3.2 Phân tích môi trường bên trong ảnh hưởng đến công tác huy động
vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành phố Sóc Trăng
4.3.2.1 Yếu tố về sản phẩm – dịch vụ
Hiện nay, Chi nhánh có tương đối đa dạng các sản phẩm huy động vốn trong đó có cả những sản phẩm huy động vốn truyền thống như tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm bằng VND, USD,... và những sản phẩm linh hoạt theo thời kỳ như: tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, chứng chỉ tiền gửi,.... Tuy những sản phẩm này không qua mới với thị trường nhưng do Chi nhánh hoạt động đã lâu với uy tín và thương hiệu khá mạnh nên vẫn thu hút được một lượng lớn khách hàng mỗi năm. Ngoài ra Chi nhánh cũng có lợi thế hơn trong thu hút vốn huy động từ tiền gửi thanh toán nhờ vào sản phẩm thẻ ATM.
Tuy nhiên trong những năm qua, Chi nhánh đã nghiên cứu và đưa ra một số sản phẩm dịch vụ mới nhưng sản phẩm, dịch vụ của Chi nhánh khá tương đồng với sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng khác, chưa tạo được sản phẩm đặc trưng của ngân hàng mình. Một điều đang quan tâm hơn nũa đó là tại Chi nhánh chưa có nghiệp vụ huy động vốn bằng vàng, huy động bằng VND đảm bảo giá trị bằng vàng và USD trong khi đó các ngân hàng thương mại cổ phần như Sacombank, Á Châu đã đưa nghiệp vụ này vào thực hiện.
4.3.2.2 Yếu tố về chính sách huy động vốn
Trong từng thời kỳ và theo xu thế của thị trường trong từng thời điểm, Chi nhánh có những chính sách huy động vốn linh hoạt nư thực hiện các chương tiền gửi tiết kiệm kèm theo các chương trình khuyến mãi như: tặng quà vào các dịp lễ, tết,...tuy nhiên chính sách này hầu hết các ngân hàng khác đều thực hiện, thậm chí các ngân hàng đó còn tặng quà vào nhiều đợt hơn nhằm đánh vào tâm lý của khách hàng. Vì vậy Chi nhánh chưa tạo được thế mạnh riêng cho mình về chính sách huy động vốn.
4.3.2.3 Yếu tố về marketing
Nhờ vào hệ thống mạng lưới của ngân hàng rộng, trải dài tất cả các huyện và thành phố trong tỉnh vì vậy công tác tuyên truyền quảng cáo của ngân hàng thực hiện nhanh và tiện lợi hơn các ngân hàng khác trên địa bàn. Bên cạnh đó, vào các dịp lễ, tết ngân hàng cũng đưa ra các chương trình huy động vốn với các
hình thức như gửi dự thưởng trúng vàng,.. bên cạnh đó còn có các quà tặng lưu niệm khác; Ngân hàng còn thiết kế các tờ bướm giới thiệu các sản phẩm của ngân hàng để tại quầy giao dịch và khu vực ngồi chờ của khách hàng.
Những hoạt động Marketing của Chi nhánh trong thời gian qua đã có những đóng góp tính cực cho công tác huy động vốn của ngân hàng. Tuy nhiên, những biện pháp trên còn chưa thật sự phong phú và tiếp cận được với khách hàng. Hình thức quảng cáo còn quá đơn điệu chỉ bằng việc treo băng gôn tại các chi nhánh và phòng giao dịch và xem thông báo trên tivi. Tờ bướm giới thiệu sản phẩm còn lỗi thời, chậm thay đổi vì vậy khi có sản phẩm mới không kịp cập nhật vào. Thêm vào đó sản phẩm, dịch vụ giới thiệu quá chung chung (đặc biệt là những khách hàng nông dân) nên khách hàng họ không thể biết được chi tiết về sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng hiện có vì vậy để có thể gửi tiền họ phải tìm hiểu kỹ hơn làm mất thời gian của cả khách hàng và ngân hàng. Chi nhánh chưa tạo được trang web riêng nên khi khách hàng muốn tìm hiểu thông tin mà ngại đến Chi nhánh họ không thể truy cập thông tin qua hệ thống Internet. Chưa có đội ngũ phát triển sản phẩm chuyên nghiệp. Hiện tại Chi nhánh chỉ tiếp thị trực tiếp từ các giao dịch viên của Chi nhánh nên công tác tuyên truyền còn hạn chế.
4.2.3.4 Yếu tố về lãi suất
Vai trò của lãi suất trong việc huy động vốn của ngân hàng rất lớn vì khách hàng gửi tiền đều nhằm vào mục đích thu được lợi tức cao. Lãi suất cao ngân hàng không những thu hút được tiền gửi tiết kiệm trong dân cư mà còn thu hút thêm vốn từ các kênh đầu tư khác. Ngược lại, lãi suất không hấp dẫn sẽ làm cho hiệu quả huy động vốn của ngân hàng giảm đi rõ rệt. Tuy nhiên, lãi suất tại Chi nhánh thực hiện là do Ngân hàng Trung ương quyết định và tại Chi nhánh yếu tố lãi suất tuy cũng là yếu tố quan trọng nhưng nó phụ thuộc vào Ngân hàng Trung ương, vì vậy yếu tố lãi suất không ảnh hưởng nhiều đến tình hình huy động vốn mà chủ yếu là do công tác huy động vốn tại Chi nhánh.
4.3.2.5 Yếu tố về cơ sở vật chất và nguồn lực
Chi nhánh Ngân hàng NN & PTNT Thành Phố Sóc Trăng đặt tại số 4 đường Trần Hưng Đạo, P2, Thành phố Sóc Trăng. Địa điểm này rất thuận tiện giao dịch cho các khách hàng vì nằm ngay đường chính trong Thành phố. Ngoài Trụ sở Chi nhánh, ngân hàng còn có thêm phòng giao dịch Mêkông đặt tại số 18
đường Hai Bà Trưng, P1 Thành phố Sóc Trăng đây cũng là một địa điểm tạo sự thuận tiện tối đa và giảm chi phí cho khách hàng khi cần giao dịch với ngân hàng. Tuy nhiên, do còn nhiều đối thủ cạnh tranh khác trên địa bàn nên khách hàng đến giao dịch, gửi tiền còn ít hơn so với tiềm năng của địa bàn.
Về nguồn nhân lực: Hiện tại Ngân hàng NN & PTNT Thành Phố Sóc Trăng (kể cả phòng giao dịch Mêkông) có 29 cán bộ đa số đều có trình độ đại học và trên đại học. Với đội ngũ cán bộ trẻ năng động, vui vẻ, hoạt bát, nhiệt tình phong cách giao tiếp lịch sự và chu đáo luôn cố gắng phục vụ để làm vừa lòng khách hàng mỗi khi đến giao dịch. Mỗi thành viên trong các phòng chức năng có thể thực hiện được các nghiệp vụ khác nhau, có thể hỗ trợ cho nhau để thực hiện nghiệp vụ một cách nhanh chóng. Ngoài ra, Chi nhánh có các đợt tuyển chọn nhân viên đưa đi học nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, tập huấn kiến thức hội nhập kinh tế, kỹ năng giao tiếp...do Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam tổ chức. Tuy nhiên, khả năng giao tiếp với khách hàng của một số nhân viên còn hạn chế, chưa thật sự niềm nở trong khi giao tiếp với khách hàng; Khâu kế toán và ngân quỹ kết hợp chưa tốt trong việc xử lý nghiệp vụ gửi tiền của khách hàng do vậy mà thời gian làm thủ tục huy động vốn chưa thể rút ngắn như mong muốn, làm giảm khả năng cạnh tranh của ngân hàng.