Phân tích tổng quát nguồn vốn của Ngân hàng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG (Trang 46 - 48)

5. Nội dung và kết quả đạt được:

4.1.1 Phân tích tổng quát nguồn vốn của Ngân hàng

Nguồn vồn của ngân hàng thương mại là toàn bộ các nguồn tiền tệ mà ngân hàng tạo lập, huy động để cho vay, đầu tư và thực hiện các dịch vụ của ngân hàng. Đối với chi nhánh ngân hàng, nguồn vốn hoạt động chủ yếu là vốn do chi nhánh tự huy động, nếu thiếu thì ngân hàng nhận vốn điều chuyển từ cấp trên, nếu thừa thì điều chuyển về ngân hàng cấp trên để ngân hàng cấp trên điều chuyển về những chi nhánh còn thiếu. Tuỳ vào mỗi ngân hàng mà cơ cấu nguồn vốn khác nhau.

Trong những năm qua, tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành phố Sóc Trăng, nguồn vốn được hình thành với cơ cấu nguồn vốn như sau:

Bảng 2: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG (2009 – 2011) ĐVT: Triệu đồng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tuyệt đối % Tuyệt đối % VHĐ 284.646 69,09 325.221 62,09 399.564 68,91 40.575 14,25 74.343 22,86 VĐC 127.335 30,91 198.532 37,91 180.234 31,09 71.197 55,91 (18.298) (9,22) Tổng NV 411.981 100 523.753 100 579.798 100 111.722 27,13 56.045 10,70

(Nguồn: Phòng kế toán – Ngân quỹ) (VHĐ: vốn huy động; VĐC: vốn điều chuyển; NV: nguồn vốn)

Vốn huy động Vốn điều chuyển

Hình 4.1 BIỂU ĐỒ CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG

QUA 3 NĂM 2009, 2010, 2011

Qua bảng số liệu ta thấy, tổng nguồn vốn của Chi nhánh tăng qua các năm với tốc độ khác nhau. Trong nguồn vốn hoạt động của Chi nhánh thì vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng cao hơn vốn điều chuyển, từ năm 2009 – 2011 luôn trên 60% trong tổng nguồn vốn. Năm 2010 tăng 27,13% so với năm 2009; năm 2011 tăng 10,7% so với năm 2010. Tổng nguồn vốn tăng là do vốn huy động của ngân hàng liên tục tăng, năm 2010 vốn huy động đạt 325.221 triệu đồng, sang năm 2011 cùng với nổ lực trong công tác huy động vốn thì số vốn huy động tăng lên 74.343 triệu đồng, với tỷ lệ là 28,86%. Điều này cho thấy công tác huy động vốn của Chi nhánh ngày càng được chú trọng và phát triển. Hàng năm, Ngân hàng đưa ra nhiều đợt huy động vốn với nhiều kỳ hạn và lãi suất hấp dẫn như các hình thức huy động tiết kiệm dự thưởng, khuyến mãi ngay các ngày lễ tết, kỷ niệm,...được tổ chức thường xuyên. Điều này tạo cho Ngân hàng ổn định được nguồn vốn và đáp ứng tốt hơn nhu cầu đi vay của khách hàng và thực hiện các nghiệp vụ khác của Ngân hàng.

Tuy nhiên, do một số điều kiện khách quan mà hoạt động của Chi nhánh vẫn còn nhờ vào vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp tỉnh, mức độ phụ thựôc vào

30,91% 69,09% 37,91% 62,09% 31,09% 68,91% Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

vốn điều chuyển của Chi nhánh qua 3 năm luôn dưới 38%. Năm 2009 vốn điều chuyển là 127.335 triệu đồng chiếm 30,91% trong tổng nguồn vốn. Năm 2010 là một năm gặp nhiều khó khăn, mặc dù số vốn huy động tăng lên 14,25% nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu đi vay của khách hàng nên số vốn điều chuyển tăng lên thêm 55,91% so với năm 2009, với số vốn điều chuyển là 198.532 triệu đồng. Hàng năm và từng thời kỳ, lãnh đạo Chi nhánh giao chỉ tiêu huy động vốn xuống cho các phòng chức năng thực hiện với trách nhiệm, thưởng, phạt rõ ràng. Nên Chi nhánh đã chủ động hơn về nguồn vốn nên số vốn điều chuyển từ Ngân hàng tỉnh chỉ còn 180.234 triệu đồng, với tỷ lệ giảm là 9,22%. Tuy mức độ giảm không cao nhưng cũng đủ cho ta thấy Chi nhánh đã hoạt động có hiệu quả hơn. Cơ cấu nguồn vốn cũng đang chuyển biến theo hướng có lợi cho hoạt động của Chi nhánh trong lâu dài. Thêm vào đó, Chi nhánh cũng đang nâng cao chất lượng phục vụ để luôn giữ vững niềm tin với khách hàng.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)