Các yếu tố bên ngoài 1 Các yếu tố vĩ mô

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh đồng nai (Trang 57 - 63)

(Nguồn: Phòng Kế hoạch Tổng hợp)

2.2.5. Các yếu tố bên ngoài 1 Các yếu tố vĩ mô

2.2.5.1. Các yếu tố vĩ mô

Nghiên cứu môi trường kinh doanh ngân hàng không chỉ nghiên cứu khách hàng, đối thủ cạnh tranh mà còn tiến hành phân tích cả những yếu tố môi trường vĩ mô như: môi trường kinh tế, môi trường văn hóa… để từ đó ngân hàng xác định được những biến động ảnh hưởng đến ngân hàng, đến khách hàng và cả đối thủ cạnh tranh của ngân hàng.

Kinh tế

Kinh tế phát triển sẽ là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, Việt Nam cũng phải đối mặt với những rủi ro phát sinh từ nguy cơ lạm phát. Chỉ số giá tiêu dùng CPI liên tục tăng qua các tháng. Điều này cản trở rất lớn đến hoạt động của ngân hàng thương mại. Thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện do đó nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng sẽ tăng lên.

Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt là sự phát triển các hình thức kinh doanh phi nông nghiệp ở nông thôn. Sự chuyển biến tích cực này đã đưa nông thôn trở thành thị trường tín dụng rộng lớn và đầy tiềm năng cho ngân hàng.

Biểu đồ 2.12: Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2007-2011

Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2007-2011

8.46% 6.31% 6.31% 5.32% 6.78% 5.89% 0.00% 1.00% 2.00% 3.00% 4.00% 5.00% 6.00% 7.00% 8.00% 9.00%

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

% GDP

Chính trị - Chính phủ

Môi trường chính trị ổn định là một điểm đến tuyệt vời cho những quan hệ hợp tác, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Dòng vốn đầu tư vào Việt Nam ở mức tăng trưởng cao, các khoản vay và tiền gửi tăng mạnh, là cơ hội tốt để hoạt động ngân hàng phát triển.

Kinh doanh ngân hàng phải chịu sự giám sát chặt chẽ của luật pháp và các cơ quan chức năng của chính phủ. Hoạt động của ngân hàng thường được điều chỉnh rất chặt chẽ các quy định về pháp luật. Chính vì vậy những thay đổi trong chính sách luật pháp của chính phủ sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới hoạt động kinh doanh ngân hàng và tới danh mục sản phẩm của ngân hàng. Sự thay đổi các chính sách của chính phủ và quy định về pháp luật vừa tạo cho ngân hàng những cơ hội đồng thời cũng tạo ra những thách thức cho danh mục sản phẩm mới của ngân hàng. Ngân hàng thường xuyên nắm được các thay đổi của các quy định pháp luật để điều chỉnh hoạt động kinh doanh cho phù hợp với các quy định mới.

Với chính sách mở cửa của chính phủ, hệ thống các ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động và cạnh tranh với ngân hàng thương mại Việt Nam, điều này đặt ra cho ngân hàng thương mại Việt Nam những thách thức rất lớn, nó gia tăng tính cạnh tranh giữa ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên nó cũng mở ra nhiều

triển vọng cho ngân hàng trong nước đó là việc ngân hàng nước ngoài đã và đang tăng cường hợp tác, liên doanh, liên kết với các ngân hàng và các tổ chức tài chính của Việt Nam. Các ngân hàng và tập đoàn tài chính nước ngoài không tốn kém chi phí như mở chi nhánh mới, có sẵn mạng lưới, cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực và số lượng khách hàng đông đảo tại các NHTM Việt Nam. Các NHTM Việt Nam không những nâng cao được năng lực tài chính mà còn có điều kiện tiếp tục hiện đại hoá công nghệ đổi mới quản trị điều hành, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,... theo tiêu chuẩn quốc tế và mở rộng kinh doanh trên thị trường quốc tế.

Đặc biệt Ngân hàng nhà nước ngày càng tạo điều kiện cho ngân hàng thương mại bằng việc thực hiện chế độ tự do hoá lãi suất VND và ngoại tệ, nới lỏng các quy chế, quy định đối với ngân hàng thương mại. Quản lý nhà nước cũng từng bước cụ thể hoá với những chính sách thúc đẩy người dân tham gia sử dụng các dịch vụ ngân hàng: thanh toán lương qua tài khoản, thanh toán các chi phí điện, nước… qua tài khoản…. Đề án không dùng tiền mặt đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là cơ sở pháp lý quan trọng để các ngân hàng thương mại hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung cấp các dịch vụ thanh toán, cung ứng các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng góp phần hiện thực hóa đề án thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư.

Như vậy hệ thống các ngân hàng thương mại nói chung và của NHNo&PTNT Chi nhánh Đồng Nai nói riêng sẽ có rất nhiều cơ hội để phát triển.

Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra đời tạo cơ sở pháp lý để nâng cao một bước trách nhiệm, thẩm quyền và tính chủ động của Ngân hàng Nhà nước trong việc sử dụng các công cụ nhằm thực hiện chính sách tiền tệ cũng như giám sát an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng và phù hợp các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết và thông lệ, chuẩn mực quốc tế về ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho hội nhập quốc tế của nền kinh tế nước ta.

Đặc biệt, năm 2010, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật NHNN Việt Nam và Luật các TCTD, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2011. Hai Luật NHNN Việt Nam và

Luật các TCTD mới đã kế thừa và phát huy những ưu điểm, đồng thời khắc phục những hạn chế, bất cập của những quy định hiện hành về tổ chức, hoạt động của NHNN cũng như việc thành lập, tổ chức, hoạt động, kiểm soát hoạt động của các TCTD.

Hiện nay, hệ thống pháp luật ngân hàng chưa thật sự đồng bộ và chưa phù hợp thông lệ quốc tế, biểu hiện rõ nhất là nhiều quy định của các luật về ngân hàng và những quy định dưới luật còn nhiều bất cập, trong đó vẫn còn sự phân biệt đối xử giữa các loại hình tổ chức tín dụng, giữa các nhóm ngân hàng và giữa ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài, gây ra sự cạnh tranh thiếu lành mạnh. Điều đó đặt ra thách thức phải sửa đổi, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng theo nguyên tắc không phân biệt đối xử của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Mặt khác, việc mở cửa thị trường tài chính trong nước sẽ làm tăng rủi ro thị trường do các tác động từ bên ngoài, từ thị trường tài chính khu vực và thế giới. Trong khi đó, năng lực điều hành chính sách tiền tệ, cũng như năng lực giám sát hoạt động ngân hàng của NHNN còn hạn chế.

Nhìn chung, hệ thống pháp luật ngành Ngân hàng đã từng bước được hoàn thiện, tạo cơ sở pháp lý quan trọng và động lực mạnh mẽ để thực hiện thành công những nhiệm vụ được giao, góp phần vào công cuộc đổi mới toàn diện đất nước và hội nhập quốc tế.

Xã hội

Tỉnh Đồng Nai nói chung và Thành phố Biên Hòa nói riêng là thị trường đầy tiềm năng cho các ngân hàng thực hiện cung cấp sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại với tổng dân số tính đến thời điểm hiện nay là gần ba triệu người, phần lớn nằm trong độ tuổi lao động và có công ăn việc làm và mức thu nhập bình quân đầu người có xu hướng ngày càng tăng. Số dân sử dụng dịch vụ ngân hàng còn thấp vì vậy tiềm năng của thị trường còn rất lớn chưa được khai thác triệt để.

Nền văn hoá của nước ta rất đa dạng, phong phú, mỗi vùng, miền có một phong tục, tập quán khác nhau. Tuy nhiên sự đa dạng về văn hoá cũng gây ra không ít những

khó khăn cho hoạt động của ngân hàng, ở Việt Nam vẫn có thói quen sử dụng tiền mặt nhiều hơn giao dịch qua ngân hàng. Tâm lý, thói quen cá nhân đóng vai trò quyết định việc lựa chọn sản phẩm của từng khách hàng. Thói quen của người tiêu dùng thường thay đổi chậm chạp so với tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng mở rộng cung cấp các dịch vụ ngân hàng. Thói quen dùng tiền mặt khiến cho người têu dùng khó chấp nhận việc sử dụng các phương tiện thanh toán hiện đại như thẻ ATM, séc vì thói quen cho rằng tiền mặt tiện dụng hơn. Thói quen không thích vay mượn của người Vệt Nam khiến cho tốc độ phát hành thẻ tín dụng không cao bằng thẻ rút tiền mặt ATM. Tâm lý ngại thay đổi là lực cản cho quá trình phát triển các sản phẩm tài chính mới của ngân hàng cũng như quá trình sử dụng mới của người tiêu dùng.

Tự nhiên

Đồng Nai là tỉnh miền Đông Nam Bộ được thiên nhiên ưu đãi về điều kiện tự nhiên: khí hậu, sông ngòi, khoáng sản, tài nguyên rừng nguyên sinh rộng lớn…Phần lớn đất ở Đồng Nai là đất bazan, đất xám và đất phù sa cũ rất tốt cho việc trồng trọt. Bởi vậy Đồng Nai trồng nhiều cây công nghiệp (cây cao su, cà phê), cây ăn trái và cây công nghiệp ngắn ngày thuận lợi phát triển nông nghiệp.

Đồng Nai là tỉnh có công nghiệp phát triển, thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn thứ hai của khu vực miền Nam, chỉ sau TP. Hồ Chí Minh. Xung quanh thành phố Biên Hoà có khu công nghiệp rộng lớn, nhiều nhà máy, xí nghiệp, công ty.

Thành phố Biên Hòa nằm phía Tây Nam tỉnh Đồng Nai, là Trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội của tỉnh lớn này. Thành phố đô thị loại II này cũng là trung tâm công nghiệp quan trọng của cả nước. Biên Hòa có 4 khu công nghiệp được Chính phủ phê duyệt: Khu công nghiệp Biên Hòa 1, Khu công nghiệp Biên Hòa 2, Khu công nghiệp Amata và Khu công nghiệp Loteco đã đi vào hoạt động với cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ. Biên Hòa là đầu mối giao thông quan trọng của quốc gia. Ngoài hệ thống đường sắt Thống Nhất thuộc hệ thống đường sắt Bắc - Nam còn có hệ thống đường bộ với nhiều con đường huyết mạch của Đồng Nai và cả nước như quốc lộ 1,

quốc lộ 51, quốc lộ 15… Hiện nay, thành phố này là một trong những thành phố đông dân, hiện đại và phát triển nhất cả nước

Với những phân tích trên môi trường tự nhiên của Đồng Nai cũng ảnh hưởng khá nhiều đến hoạt động ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn.

Khoa học kỹ thuật công nghệ

Khoa học kỹ thuật công nghệ là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của ngân hàng, sự phát triển về khoa học công nghệ đòi hỏi các ngân hàng phải luôn đổi mới và hoàn thiện các danh mục sản phẩm. Những ngân hàng có công nghệ cao là những ngân hàng sẽ chiếm lĩnh thị trường. Để cạnh tranh tốt, các ngân hàng phải không ngừng đổi mới công nghệ ngân hàng.

Khoa học kỹ thuật công nghệ được ứng dụng vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng, cho phép kết nối toàn hệ thống, tăng nhanh tốc độ xử lý công việc với độ an toàn cao, xử lý các giao dịch gần như tức thì thoả mãn nhu cầu khách hàng của ngân hàng, tối thiểu hoá chi phí và tối đa hoá lợi nhuận.

Nhận thấy tầm quan trọng của khoa học công nghệ, NHNo&PTNT Chi nhánh Đồng Nai luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. NHNo&PTNT Chi nhánh Đồng Nai là một trong những ngân hàng đầu tiên hoàn thành Dự án Hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS). Với hệ thống IPCAS đã được hoàn thiện, hoạt động ổn định và cơ bản đáp ứng các yêu cầu hoạt động nghiệp vụ hiện đại của ngân hàng với các phân hệ tiền gửi (Deposit), tiền vay/tín dụng (Loan), quản lý thông tin cơ bản của khách hàng (CIF), hoạch toán kế toán tổng hợp (GL), thanh toán/ chuyển tiền (RM) và một số phân hệ khác như Tài trợ thương mại (TF), ATM. Agribank đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, với độ an toàn và chính xác cao đến mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh đồng nai (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)