- Khối kỹ thuật thi công: Bao gồm các bộ phận có chức năng thực hiện các nhiệm vụ
b. Nhóm tỷ lệ tài trợ (Đòn bẩy tài chính)
Tỷ số đòn bẩy tài chính đánh giá mức độ mà một công ty tài trợ cho hoạt động kinh doanh bằng vốn vay. Còn đối với công ty, tỷ số đòn bẩy tài chính sẽ giúp nhà quản trị tài chính lựa chọn cấu trúc vốn hợp lý nhất cho công ty mình, qua tỷ số này sẽ thấy được rủi ro về tài chính của công ty từ đó giúp nhà quản trị quyết định đầu tư hay không. Trong đó tụ thể như sau:
Bảng 2.6. Nhóm chỉ tiêu tỷ lệ tài trợ
STT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011
1. Tỷ lệ nợ/ tổng tài sản 0,60 0,56 0,61 0,7
2. Tỷ lệ thanh toán lãi vay 2,68 5,97 2,86 1,32
3. Tỷ số khả năng trả nợ 0,89 1,59 3,07 1,36
(Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2008-2011+ Tác giả tự tính toán) - Tỷ lệ nợ/ tổng tài sản (D/A): Cho thấy bao nhiêu phần trăm tài sản của Cường Thuận IDICO (CTC) được tài trợ bằng vốn vay. Trong đó tổng nợ bao gồm toàn bộ khoản nợ ngắn hạn và dài hạn tại thời điểm lập báo cáo tài chính gồm: các khoản phải trả vay ngắn hạn, nợ dài hạn do đi vay. Theo số liệu tính toán trên thì ta thấy rằng năm 2008, 60% tài sản của công ty Cường Thuận IDICO được tài trợ bởi vốn vay, năm 2009 tỷ lệ này là 56% và năm 2010 là 61% và năm 2011 là 70%. So sánh các tỷ số này với công ty cùng ngành như BT6 và thì tỷ lệ nợ của công ty là khá cao (Xem bảng phụ lục 03). Tuy nhiên so với CDC thì chỉ số này của công ty có thấp hơn (của CDC qua các năm
2008-2010 lần lượt là: 0,7; 0,7; và 0,62). Tỷ lệ nợ cao là do giai đoạn các năm 2008- 2011công ty đẩy mạnh vay trung hạn và ngắn hạn để đảm bảo vốn lưu động phục vụ cho dây chuyền sản xuất mới và các dự án đầu tư như Tuyến tránh Quốc lộ 1A, các dự án mỏ đá và khu dân cư, tái định cư… Như vậy Công ty đang sử dụng nhiều khoản nợ ngắn hạn, đang góp phần làm cho tỷ lệ nợ tăng cao so với các đơn vị cùng ngành và khi tỷ số này càng cao thì công ty càng nguy hiểm và có nguy cơ dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.
- Tỷ lệ thanh toán lãi vay (EBIT/I): Cho biết số lần có thể trả lãi của doanh nghiệp. Trong đó EBIT là thu nhập trước thuế và trả lãi, phản ánh số tiền mà Cường Thuận IDICO có thể sử dụng để trả lãi vay. Các khoản trả lãi vay bao gồm các khoản vay ngắn hạn, tiền lãi cho các khoản vay trung và dài hạn, tiền lại của các hình thức vay mượn khác. Tỷ lệ thanh toán này của công ty năm 2009 tăng gấp đôi so với năm 2008 (5,67 so với 2,68) nhưng bước sang năm 2010 lại giảm xuống gần chừng ấy (5,97 so với 2,86) và năm 2011 tỷ lệ này chỉ còn 1,32. Điều này chứng toả rằng tỷ lệ thanh toán lãi vay của Cường Thuận IDICO là khá thấp và đang giảm nhanh từ năm 2009 đến nay.
- Tỷ số khả năng trả nợ: Là tỷ số nói lên khả năng trả nợ của công ty, qua bảng số liệu ta thấy rằng tỷ số này đang tăng rất nhanh qua các năm, nó thể hiện khả năng chi trả nợ của Cường Thuận IDICO là tốt. Trong đó cụ thể tăng từ 0,89 năm 2008 lên 1,59 vào năm 2009 và đạt 3,07 vào năm 2010. Tuy nhiên đến năm 2011 thì tỷ số này lại giảm mạnh chỉ còn 1,36; Điều này cho thấy khả năng trả nợ của Cường Thuận IDICO đang giảm mạnh trong năm 2011. Đây là dấu hiệu không tốt vì nó sẽ ảnh hưởng đến uy tín vay nợ của Cường Thuận IDICO với ngân hàng và các nhà đầu tư. Nguyên nhân cơ bản của việc chi trả nợ và chi trả lãi vay chậm, theo ý kiến của hầu hết các chuyên gia đó chính là do hoạt động thu hồi công nợ rất chậm dẫn đến tỷ lệ thanh toán lãi vay và tỷ số khả năng trả nợ của công ty giảm trong năm 2010 và năm 2011(Phụ lục 02 – Mục 3).
Qua phân tích nhóm tỷ lệ tài trợ chúng ta thấy rằng tỷ lệ nợ trên vốn của Cường Thuận IDICO là khá cao, vì vậy sẽ tồn tại nhiều rủi ro từ lãi suất và điều này dẫn đến tỷ lệ thanh toán lãi vay là khá thấp và tỷ số khả năng trả nợ của công ty cũng giảm mạnh trong năm 2011. Đây là dấu hiệu cho thấy được khả năng sử dụng nợ và trả nợ của Công ty đang giảm mạnh và không tốt.