Kiến nghị với các đơn vị cơ quan quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển cường thuận IDICO đến năm 2020 (Trang 78 - 80)

- Quy định điều kiện thanh toán bán hàng chặt chẽ hơn: trong đó bao gồm các biện pháp như kiểm soát chặt các điều kiện thanh toán đối với khách hàng khi mua hàng.

3.3.2.Kiến nghị với các đơn vị cơ quan quản lý nhà nước

Từ tình hình thực tế về chính sách kinh tế vĩ mô cũng như diễn biến phức tạp của tình hình chung thế giới, để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Cường Thuận IDICO nói riêng và các doanh nghiệp khác trong ngành nói chung, tác giả xin đề xuất một số kiến nghị với các cơ quan ban ngành quản lý như sau:

- Bình ổn giá cả nguyên - nhiên liệu: Chính phủ và các cơ quan quản lý nên có chính sách quản lý và lịch trình điều chỉnh giá rõ ràng để doanh nghiệp có thể nắm và ứng phó kịp sự thay đổi, từ đó giúp điều chỉnh kế hoạch sản xuất kịp thời, hiệu quả.

- Hỗ trợ về việc vay vốn: tuy các ngân hàng đang có xu hướng giảm lãi suất để doanh nghiệp tiếp cận vốn vay, nhưng thực tế việc tiếp cận này rất khó do doanh nghiệp không đủ năng lực để vay hoặc mức lãi suất thực tế cho vay vẫn còn cao. Đề nghị chính phủ nên có chính sách tháo gỡ và hỗ trợ cho các doanh nghiệp của ngành trong thời gian tới bằng cách chính sách: giảm và duy trì mức lãi xuất cho vay xuống mức dưới 12%/năm, miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp từ 6 tháng đến 1 năm, cơ cấu hoặc giãn các khoản nợ đến hạn và quá hạn cho các doanh nghiệp…

- Đảm bảo tính cạnh tranh trong đấu thầu giữa các nhà thầu nước ngoài và trong nước: Trong thời gian vừa qua do việc xem xét đấu thầu thi công giữa nhà thầu trong nước với các nhà thầu nước ngoài đặc biệt là nhà thầu Trung Quốc, Thái Lan… diễn ra không lành mạnh, từ đó dẫn đến nhiều công trình thi công lớn rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc với giá rẽ nhưng cuối cùng vẫn không đạt chất lượng. Chính phủ và các bộ ngành nên có cơ chế chấm, xét thầu đối với các nhà thầu đặc biệt là các nhà thầu Trung Quốc để tránh việc giao thầu không hiệu quả, gây thất thoát nguồn lực và hiệu quả đầu tư thay vì giao cho các nhà thầu có uy tín trong nước thực hiện.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 3

Từ những kết quả thực trạng chương 2, cũng như mục tiêu và định hướng của ngành và của Cường Thuận IDICO; Trong chương này tác giả đã đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; trong đó bao gồm:

 Nhóm giải pháp chính nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty đến năm 2020:

- Nhóm giải pháp duy trì và nâng cao năng suất lao động.

- Nhóm giải pháp duy trì và nâng cao mức tín nhiệm của ngân hàng và tiếp xúc nguồn vốn vay.

- Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư và khai thác quyền thu phí. - Nhóm giải pháp duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh.

- Nhóm giải pháp nâng cao năng lực sử dụng vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Nhóm giải pháp đẩy mạnh các khoản thu.

- Nhóm giải pháp tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh.

- Nhóm giải pháp nâng cao năng lực quản trị và quản trị nguồn nhân lực.

- Nhóm giải pháp hạn chế những rủi ro đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất chung của công ty.

 Nhóm giải pháp hỗ trợ:

- Nhóm giải pháp liên quan đến lợi ích cộng đồng và xã hội. - Nhóm giải pháp động viên và khuyến khích CB-CNV.

Theo quan điểm của tác giả các giải pháp nêu trên đều cần được Ban lãnh đạo công ty quan tâm và thực thi nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra đến năm 2020.

Trong phần kết của chương, tác giả đã đề xuất một số kiến nghị với Ban lãnh đạo công ty và cơ quan quản lý nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp có điều kiện tốt hơn để đảm bảo và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình trong điều kiện khó khăn của nền kinh tế hiện nay và trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh có vai trò rất quan trọng đối với mọi doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh doanh tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp phát triển, giúp cho doanh nghiệp có thể khẳng định được vị thế của mình trên thương trường, mở rộng thị phần, nâng cao khả năng cạnh tranh và tác động làm cho nền kinh tế của quốc gia phát triển ổn định hơn. Tóm lại, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp và toàn xã hội.

Với việc đánh giá và phân tích thực trạng về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư phát triển Cường Thuận IDICO giai đoạn 2008 đến nay, chúng ta thấy được những vấn đề mà công ty đã đạt được. Tuy nhiên, với những kết quả đạt được của công ty thì vẫn còn nhiều tồn tại, đó là việc sử dụng vốn chưa hiệu quả, chi phí trong các hoạt động sản xuất còn cao, hoạt động thu hồi công nợ chậm … Do đó, để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Cường Thuận IDICO trong giai đoạn tới thì Ban lãnh đạo công ty phải thực sự quan tâm và thực hiện tốt các giải pháp mà tác giả đã đề ra. Có như thế Cường Thuận IDICO sẽ đạt được kết quả sản xuất kinh doanh, cũng như nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh đạt được những mục tiêu đề ra đến năm 2020.

Lời kết cho luận văn tốt nghiệp của mình, tác giả mong rằng trong những năm tới công ty Cường Thuận IDICO sẽ có những bước đột phá, khai thác hết được những tiềm năng và những lợi thế mà công ty đang có để đưa Cường Thuận IDICO trở thành một thương hiệu mạnh, một doanh nghiệp hàng đầu trong những lĩnh vực mà công ty đang sản xuất kinh doanh và thành công trong chiến lược mà công ty đã lựa chọn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển cường thuận IDICO đến năm 2020 (Trang 78 - 80)