- Chỉ tiêu 3: Mức doanh lợi của chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh: là tỷ số giữa lợi nhuận thu được và chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh Cũng tương ứng như
c. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng Tài sản ngắn hạn (TSNH)
2.3.4.2. Những tồn tại và hạn chế của công ty
- Chi phí sản xuất kinh doanh tăng nhanh nhưng doanh thu không tăng: đây chính là nguyên nhân chính làm ảnh hưởng đến lợi nhuận và làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh trong năm 2011 của công ty. Qua bảng 2.17, cho thấy chi phí năm 2011 tăng khoảng 30% so với năm 2010 nhưng doanh thu và lợi nhuận lại giảm xuống. Nguyên nhân dẫn đến chi phí sản xuất kinh doanh tăng ngoài chi phí sử dụng vốn tăng cao thì hoạt động quản lý chi phí tại công ty hiện nay là không tốt và thực hiện kém nhất ở mảng thi công (Phụ lục 02 –Mục 6). Bên cạnh đó do hệ thống quản lý chất lượng của
công ty đang chựng lại làm cho công tác khắc phục phòng ngừa rất chậm từ đó làm tăng các điểm không phù hợp, gia tăng các loại chi phí.
- Lợi nhuận giảm mạnh: trong đó đặc biệt là mức lợi nhuận của công ty năm 2011 đã giảm rất mạnh so với các năm trước đó. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn không cao, chi phí gia tăng. Với mức lợi nhuận giảm mạnh đó đã làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty giảm sút rõ rệt thông qua các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi rất thấp, các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp giảm mạnh.
- Hoạt động sử dụng vốn vay chưa hiệu quả và đang gia tăng: Thông qua việc đánh giá các chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh tổng hợp tác giả thấy rằng việc sử dụng nguồn vốn của công ty cho hoạt động sản xuất kinh doanh chưa hiệu quả. Nguồn vốn được phân bổ chưa tốt, trong đó tập trung nhiều vào đầu tư cho các hạng mục không thể quay vòng vốn hoặc thu hồi vốn thấp (các dự án mỏ đá xây dựng). Với lý do đó đang làm cho mức nợ của công ty ngày càng cao, đây chính là nguyên nhân có thể gây ra sự vỡ nợ của công ty.
- Chi phí sử dụng vốn vay rất cao: Qua phân tích các chỉ tiêu tài chính cho thấy rằng chi phí sử dụng vốn vay của công ty là rất cao, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do việc vay vốn ngắn hạn và dài hạn nhiều nhưng lại sử dụng phần lớn cho đầu tư mỏ đá trong công tác đền bù giải tỏa… Ngoài ra một nguyên nhân khác tác động đến chi phí sử dụng vốn vay lớn là do hoạt động thu hồi vốn bán hàng, thu hồi công nợ chậm làm gia tăng việc vay vốn, từ đó là cho chi phí vốn tăng cao.
- Hoạt động thu hồi công nợ của công ty là không tốt: Đây là một nguyên nhân cơ bản làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh của Cường Thuận IDICO giảm sút trong năm vừa qua. Hoạt động thu hồi công nợ không tốt đã làm ảnh hưởng đến các hoạt động khác như: làm tăng việc sử dụng vốn vay, làm giảm vòng quay vốn, làm giảm lợi nhuận… từ đó tác động không tốt đến các chỉ tiêu tài chính đặc biệt là các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh đều rất thấp. Những nguyên nhân cơ bản dẫn đến hoạt động thu hồi công nợ không tốt trong giai đoạn vừa qua đó là: Do bộ phận bán hàng chưa thực hiện tốt kế hoạch thu nợ từ các khách hàng trây lỳ trong thanh toán, chưa có kế hoạch tốt trong việc đòi nợ với các khách hàng có nguy cơ vỡ nợ … - Năng lực bán hàng được đánh giá là không tốt: trong đó bao gồm chính sách bán hàng còn lõng lẽo, chính sách định giá chưa khoa học và chưa có hệ thống phân phối … từ đó làm gia tăng lượng hàng tồn kho. Đây là những điểm yếu có tác động không
tốt đến hoạt động bán hàng, hoạt động tiếp xúc khách hàng và hoạt động thu hồi công nợ… từ đó gián tiếp làm cho hiệu quả kinh doanh của công ty giảm sút trong giai đoạn khó khăn vừa qua.
- Mức tiết kiệm nguyên vật liệu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là không cao (Bảng phụ lục 04 – mục 20). Nguyên nhân là do công tác kiểm soát việc cấp phát vật tư chưa tốt và hoạt động kiểm tra và đánh giá kết quả kiểm tra cũng như hoạt động khắc phục phòng ngừa của công ty đang bị đình trệ và thiếu sự quan tâm của ban lãnh đạo công ty.
- Chính sách thu hút, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chưa tốt: Mặc dù đã có nhiều cải tiến trong chính sách phát triển nguồn nhân lực tuy nhiên hiện nay chính sách này còn khá nhiều hạn chế xuất phát từ tổ chức nhân sự của công ty còn khá cồng kềnh và chồng chéo, việc cơ cấu nhận sự chưa rõ ràng, việc đánh giá kết quả đào tạo chưa được quan tâm… điều này dẫn đến hệ quả là nhân sự chưa theo kịp sự phát triển quá nhanh của công ty trong thời gian vừa qua.
- Yếu tố hội nhập - các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều: với các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm lực mạnh về vốn và kinh nghiệm như Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan … đang tạo ra sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt và mạnh mẽ đối với công ty. Bên cạnh đó do năng lực cạnh tranh của công ty hiện tại đang còn nhiều hạn chế tại các thị trường mới và với một số sản phẩm mới. Đây cũng là điểm yếu mà công ty cần phải quan tâm để cải tiến và nâng cao năng lực cạnh tranh cho mình.
Từ những hạn chế trên đã làm tăng các khoản chi phí và tác động làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty như:
- Hiệu quả kinh doanh tổng hợp của công ty đang đi xuống và khá thấp cần phải được nâng cao.
- Hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của công ty đang giảm mạnh so với các năm trước đó.
- Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty không tốt như vòng quay tài sản ngắn hạn thấp, hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn không cao, mức đảm nhiệm tài sản ngắn hạn rất thấp.