- Quy định điều kiện thanh toán bán hàng chặt chẽ hơn: trong đó bao gồm các biện pháp như kiểm soát chặt các điều kiện thanh toán đối với khách hàng khi mua hàng.
3.2.1.9. Nhóm giải pháp hạn chế những rủi ro đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất chung của công ty
sản xuất chung của công ty
Hiện nay rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh có tác động rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Rủi ro luôn song hành với hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do đó để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp phải giảm thiểu được rủi ro. Rủi ro hoạt động thường bộc lộ dưới dạng thua lỗ do các chu trình nội bộ cũng như hệ thống nội bộ không đầy đủ và do các tác động bên ngoài. Từ những phân tích trong chương 2 và cũng như những dự đoán về tình hình kinh tế của các chuyên gia trong giai đoạn tới thì những rủi ro mà công ty có thể gặp phải trong quá trình nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình gồm:
- Rủi ro do các chu trình nội bộ cũng như hệ thống nội bộ không đầy đủ gây ra như: + Việc quản lý chi phí kém (chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý…)
+ Việc sử dụng vốn không hiệu quả. + Chính sách bán hàng chưa tốt - Rủi ro do tác động bên ngoài:
+ Chính sách kinh tế biến động làm giảm nhu cầu thị trường. + Giá cả nguyên nhiên liệu tăng đột biến
+ Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của ngành.
Do đó, để quản lý được rủi ro trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thì đối với công ty trong giai đoạn tới cần phải thực hiện tốt các giải pháp sau:
- Nắm rõ các rủi ro sẽ đối mặt: Tức phải xác định được những rủi ro mà công ty sẽ đối mặt trong giai đoạn tới như giá cả nguyên vật liệu tăng đột biến, sự cạnh tranh của ngành ngày càng gay gắt và chính sách bán hàng của công ty là chưa tốt. Trên cơ sở nắm bắt được những rủi ro này công ty phải triển khai ngay các giải pháp đã đề xuất có liên quan để giải quyết và phòng ngừa rủi ro một cách tốt nhất.
- Xây dựng chiến lược quản lý rủi ro: Là việc xây dựng các chiến lược để quản lý rủi ro thật phù hợp. Ví dụ với việc biến động giá cả nguyên nhiên liệu, công ty nên xây dựng chiến lược về mua hàng dự trữ, thực hiện các hợp đồng mua bán nguyên nhiên liệu với các đối tác có năng lực và ổn định … từ đó sẽ giúp công ty đối phó được với rủi ro do biến động giá cả nguyên nhiên liệu trong giai đoạn tới.
- Xây dựng đội ngũ quản lý rủi ro hiệu quả: Nên xây dựng một bộ phận chuyên phân tích và quản lý rủi ro, trong đó cụ thể nên thành lập phòng nghiên cứu và phát triển của công ty và có thêm chức năng cùng với nhiệm vụ quản lý rủi ro.
- Xây dựng bộ phận kiểm toán nội bộ hoạt động hiệu quả: đây là giải pháp có tính thiết thực nhất để đảm bảo việc đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh, lường được những rủi ro tài chính từ nội bộ một cách hiệu quả và ít chi phí nhất.