Nhóm giải pháp duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển cường thuận IDICO đến năm 2020 (Trang 63 - 66)

- Chỉ tiêu 3: Mức doanh lợi của chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh: là tỷ số giữa lợi nhuận thu được và chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh Cũng tương ứng như

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CHO CƯỜNG THUẬN IDICO ĐẾN NĂM

3.2.1.4. Nhóm giải pháp duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh

Với năng lực cạnh tranh hiện nay của Cường Thuận IDICO được xem là khá tốt, tuy nhiên với sự đầu tư sang nhiều lĩnh vực mới, sản phẩm mới chắc chắn rằng sức cạnh tranh ở các lĩnh vực mới này sẽ vô cùng khó khăn. Sau đây là một số giải pháp mà tác giả đề xuất:

<> Nâng cao năng lực kinh doanh, bán hàng:

- Với hoạt động bán hàng: Hoạt động kinh doanh bán hàng của công ty được đánh giá là không tốt trong giai đoạn vừa qua, vì vậy đã tác động làm giảm doanh số bán hàng, tăng chi phí kinh doanh từ đó làm giảm lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh. Để nâng cao

năng lực kinh doanh và bán hàng trong thời gian tới tác giả đề nghị một số giải pháp sau:

+ Xây dựng chính sách bán hàng rõ ràng cụ thể: gồm chính sách chăm sóc khách hàng, chính sách hoa hồng… các chính sách này cần phải quy định chi tiết các công việc mà bộ phận bán hàng phải làm như các cách thức tiếp cận khách hàng, thăm hỏi khách hàng, hỗ trợ khách hàng… tất cả phải rõ ràng và không được chung chung như thời gian vừa qua. Bên cạnh đó chính sách hoa hồng như tỷ lệ phần trăm của khách hàng được hưởng, tỷ lệ phần trăm của người giới thiệu mua hàng cũng cần phải làm rõ, đây là cơ sở và động lực để người mua, người bán thực hiện tốt hoạt động giao dịch đang thực hiện.

+ Đổi mới đội ngũ kinh doanh và bán hàng (bao gồm cả quản lý bộ phận bán hàng): đây là một giải pháp cần có sự cương quyết và mạnh mẽ khi thực hiện. Việc đổi mới bao gồm cả về đổi mới con người, đổi mới quan điểm bán hàng… việc đổi mới này phải tiến hành một cách khoa học và tránh thay đổi quá nhanh. Tuy nhiên, theo tác giả hiện nay giải pháp này cần phải thận trọng khi thực hiện, bởi tại bộ phần bán hàng vẫn có những cá nhân xuất sắc. Nên tạo điều kiện cho những cá nhân này có cơ hội để thể hiện qua đó đánh giá chính xác năng lực và có thể cất nhắc, cơ cấu lại tổ chức trong bộ phận được nhịp nhàng và hiệu quả hơn.

+ Đổi mới chính sách định giá sản phẩm: Như đã phân tích chính sách định giá sản phẩm của công ty hiện nay là chưa tốt, thiếu tính khoa học. Khi giá cả chưa được định tốt sẽ giảm tính cạnh tranh, từ đó giảm doanh số bán hàng và ảnh hưởng đến lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh. Giải pháp tốt nhất theo tác giả đó chính là nên thành lập Ban định giá của công ty bao gồm nhiều thành viên của phòng ban liên quan chứ không chỉ có mỗi phòng Kinh doanh tham gia định giá bán sản phẩm như thời gian vừa qua.

- Với hoạt động đấu thầu thi công: Để có được dự án thi công thì việc xây dựng đơn giá dự thầu, đấu thầu hợp lý là điều cần thiết phải thực hiện trước tiên. Giá đấu thầu phải đủ thấp và cũng phải ở mức có lời để khi trúng thầu có thể thi công hiệu quả. Làm được điều này bộ phân xây dựng giá đầu thầu phải phân tích kỹ sự biến động giá cả nguyên vật liệu, nhân công, máy móc, chi phí quản lý, tiến độ thi công… để đưa ra mức giá cạnh tranh nhất khi tham gia đấu thầu. Vì vậy, ban lãnh đạo công ty nên tham gia xem xét, đánh giá và điều chỉnh chứ không chỉ giao hết cho Phòng kỹ thuật thi

công như trước kia; Bên cạnh đó nên để phòng kinh tế, phòng vật tư tham gia vào công tác làm giá đấu thầu, có như thế sẽ phản ánh hết được các ảnh hưởng đối với giá cho hoạt động đấu thầu.

<> Xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm: Đây là giải pháp mà tác giả thấy cần phải thực hiện trong giai đoạn tới nếu muốn nâng cao năng lực canh tranh của công ty. Để thực hiện được điều này công ty nên chú trọng vào các vấn đề sau:

- Xây dựng các đại lý và chi nhánh phân phối sản phẩm tại các khu vực, các thị trường mà công ty chưa tiếp cận được hoặc có mức độ tiếp cận rất kém. Do tính chất đặc thù của sản phẩm nên việc xây dựng các đại lý có thể thực hiện qua việc liên kết với các xí nghiệp sản xuất, cung cấp vật liệu lớn tại các địa phương có nhu cầu sử dụng sản phẩm lớn, chọn lựa các cửa hàng bán vật liệu xây dựng lớn làm đại lý; Liên kết với các bến bãi, cảng thủy nội địa để thực hiện phân phối sản phẩm khi có nhu cầu…

- Đưa công nghệ sản xuất cũ (công nghệ sản xuất ly tâm) đang còn sử dụng được đến các địa phương có nhu cầu lớn về sản phẩm này để sản xuất (Lâm Đồng, Bình Thuận… ). Tuy phương án này làm tăng chi phí quản lý và có sự cạnh tranh cao, nhưng bù lại giảm chi phí vận chuyển, đáp ứng nhanh nhu cầu khách hàng… từ đó làm cho khả năng phân phối của công ty được tốt hơn.

<> Cải tiến hoạt động quảng cáo, giới thiệu sản phẩm: Mặc dù trong thời gian vừa qua công ty đã thực hiện khá tốt hoạt động quảng cáo, giới thiệu sản phẩm thông qua các hoạt động hội trợ triển lãm, lập gian hàng giới thiệu trong ngành xây dựng, quảng cáo qua phương tiện truyền thông… tuy nhiên hiệu quả đem lại không cao. Trong thời gian tới công ty nên chú trọng đến các hoạt động quảng cáo và giới thiệu sản phẩm mới như:

- Lập các panol quảng cáo trên các tuyến giao thông lớn như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 51 và các khu đô thị mới… từ đó sẽ gia tăng hơn sự chú ý của khách hàng.

- Thường xuyên tài trợ và tham gia các đợt xúc tiến đầu tư của ngành xây dựng và cầu đường do các tỉnh tổ chức, thông qua đó sẽ có thể giới thiệu và quảng bá tốt hơn sản phẩm và thương hiệu đến nhà đầu tư và khách hàng.

- Nên tổ chức hoạt động xúc tiến khách hàng và nhà cung cấp ít nhất 1 năm 1 lần để qua đó đánh giá được nhu cầu khách hàng, mức độ quan tâm của khách hàng và dựa vào mối quan hệ của các khách hàng cũ và nhà cung cấp để tìm kiếm thêm khách hàng mới.

<> Phát huy thương hiệu và nâng cao uy tín: Để đạt được mục tiêu trở thành thương hiệu mạnh với mức uy tín cao trong giai đoạn tới chắc chắn rằng Công ty sẽ phải mài dũa thương hiệu của mình trở nên sáng bóng hơn, uy tín hơn. Để thực hiện được điều này công ty cần phải thực hiện tốt các giải pháp sau:

- Tiếp tục thực hiện tốt phương châm “Tiêu chuẩn - chất lượng cho mọi công trình” và “Tất cả để khách hàng hài lòng” để cung cấp và đáp ứng tốt các sản phẩm có chất lượng cao, giá thành cạnh tranh nhất cho các đối tác khách hàng trong và ngoài nước. - Sử dụng các hình thức liên doanh liên kết thương mại, thương hiệu với các doanh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển cường thuận IDICO đến năm 2020 (Trang 63 - 66)