8. Kết cấu của đề tài
1.2.5. Phẩm chất, năng lực của Hiệu trưởng trường THCS
1.2.5.1. Phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp của Hiệu trưởng
Điều 4, Quy định “Chuẩn Hiệu trưởng trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học” (Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2009/TT- BGDĐT) đưa ra 05 tiêu chí về phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp của Hiệu trưởng, bao gồm:
a) Phẩm chất chính trị
- Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, vì lợi ích dân tộc;
- Gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng; hiểu biết và thực hiện đúng pháp luật, chế độ, chính sách, quy định của Nhà nước, các quy định của ngành, địa phương;
- Có khả năng động viên, khích lệ giáo viên, cán bộ, nhân viên và học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ; được tập thể giáo viên, cán bộ, nhân viên tín nhiệm.
b) Đạo đức nghề nghiệp
- Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo;
- Trung thực, tâm huyết với nghề nghiệp và có trách nhiệm trong quản lý nhà trường;
- Ngăn ngừa và kiên quyết đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực; - Không lợi dụng chức vụ hiệu trưởng vì mục đích vụ lợi, đảm bảo dan chủ trong hoạt động nhà trường
c) Lối sống
Có lối sống lành mạnh, phù hợp với bản sắc văn hoá dân tộc trong xu thế hội nhập
d) Tác phong làm việc
Có tác phong làm việc khoa học, sư phạm e) Giao tiếp, ứng xử
Có cách thức giao tiếp, ứng xử đúng mực và có hiệu quả
1.2.5.2. Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của Hiệu trưởng trường THCS
Hiệu trưởng phải là người có chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm vững vàng mới có khả năng phân công công việc hợp lý, đạt hiệu quả cao. Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Hiểu biết chương trình giáo dục phổ thông
Hiểu đúng và đầy đủ mục tiêu, yêu cầu, nội dung, phương pháp giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông.
- Đạt trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp học; đạt trình độ chuẩn ở cấp học cao nhất đối với trường phổ thông có nhiều cấp học;
- Nắm vững môn học đã hoặc đang đảm nhận giảng dạy, có hiểu biết về các môn học khác đáp ứng yêu cầu quản lý;
- Am hiểu về lí luận, nghiệp vụ và quản lý giáo dục c) Nghiệp vụ sư phạm
Có khả năng tổ chức, thực hiện hiệu quả phương pháp dạy học và giáo dục tích cực.
d) Tự học và tự sáng tạo
Có ý thức, tinh thần tự học và xây dựng tập thể sư phạm thành tổ chức học tập, sáng tạo.
e) Năng lực ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin.
- Sử dụng được một ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc (đối với hiệu trưởng công tác tại trường dân tộc nội trú, vùng cao, vùng dân tộc thiểu số)
- Sử dụng công nghệ thông tin trong công việc.
1.2.5.3. Năng lực quản lý của Hiệu trưởng
a) Khái niệm chung về năng lực
Theo quan điểm của những nhà tâm lý học: Năng lực là tổng hợp các đặc điểm, thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao.
Tâm lý học chia năng lực thành các dạng khác nhau, như: năng lực chung và năng lực chuyên môn.
- Năng lực chung: là năng lực cần thiết cho nhiều ngành hoạt động khác nhau như năng lực phán xét, tư duy lao động, năng lực khái quát hoá, năng lực tưởng tượng.
- Năng lực chuyên môn: là năng lực đặc trưng trong lĩnh vực nhất định của xã hội như năng lực tổ chức, năng lực âm nhạc, năng lực kinh doanh, hội hoạ, toán học, giáo dục…
Những năng lực cơ bản này không phải do bẩm sinh, mà nó phải được giáo dục, bồi dưỡng và phát triển ở con người. Năng lực của một người phối hợp trong mọi hoạt động là nhờ khả năng tự điều khiển, tự quản lý, tự điều chỉnh ở mỗi cá nhân được hình thành trong quá trình sống và giáo dục của mỗi người.
Năng lực còn được hiểu theo một cách khác, đó là: năng lực là tính chất tâm sinh lý của con người chi phối quá trình tiếp thu kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo tối thiểu, là cái mà người đó có thể dùng khi hoạt động.
Tuy nhiên, cần phân biệt năng lực với trí thức, kỹ năng, kỹ xảo.
- Trí thức: là những hiểu biết thu nhận được từ sách vở, từ học hỏi và từ kinh nghiệm cuộc sống của mình.
- Kỹ năng: là sự vận dụng bước đầu những kiến thức thu lượm vào thực tế để tiến hành một hoạt động nào đó.
- Kỹ xảo: là những kỹ năng được lặp đi lặp lại nhiều lần đến mức thuần thục cho phép con người không phải tập trung nhiều ý thức vào việc mình đang làm.
Để nắm được cơ bản các dấu hiệu khi nghiên cứu bản chất của năng lực ta cần phải xem xét trên một số khía cạnh sau:
- Năng lực là sự khác biệt tâm lý của cá nhân người này khác người kia, nếu một sự việc thể hiện rõ tính chất mà ai cũng như ai thì không thể nói về năng lực.
- Năng lực chỉ là những khác biệt có liên quan đến hiệu quả việc thực hiện một hoạt động nào đó chứ không phải bất kỳ những sự khác nhau cá biệt chung chung nào.
- Khái niệm năng lực không liên quan đến những kiến thức kỹ năng, kỹ xảo đã được hình thành ở một người nào đó. Năng lực chỉ làm cho việc tiếp thu các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo trở nên dễ đàng hơn.
- Năng lực con người bao giờ cũng có mầm mống bẩm sinh tuỳ thuộc vào sự tổ chức của hệ thống thần kinh trung ương, nhưng nó chỉ được phát triển trong quá trình hoạt động phát triển của con người, trong xã hội có bao nhiêu hình thức hoạt động của con người thì cũng có bấy nhiêu loại năng lực. Có người có năng lực về điện, có người có năng lực về lái máy bay, có người có năng lực về thể thao, có người có năng lực sư phạm…
Tóm lại: năng lực là một tổ hợp các phẩm chất tương đối ổn định, tương đối cơ bản của cá nhân, cho phép nó thực hiện có kết quả một hoạt động.
b) Năng lực quản lý
Năng lực quản lý của người lãnh đạo, người quản lý chính là năng lực tổ chức, điều hành hoạt động của đơn vị nhằm đạt mục tiêu đề ra, được thể hiện qua một số yếu tố: Sự minh mẫn và tài sắp xếp công việc; sự hiểu biết mọi người; tính cởi mở hay là năng lực thâm nhập vào các nhóm người; sự sắc sảo về trí tuệ và óc tháo vát trong thực tiễn; các phẩm chất ý chí; khả năng hiểu biết mọi người và kỹ năng tiếp xúc với con người. Do đó, khi xem xét kết quả công việc của một người cần phân tích rõ những yếu tố đã làm cho cá nhân hoàn thành công việc. Người ta không chỉ xem cá nhân đó làm gì, kết quả ra sao mà còn xem làm như thế nào người đó có thể đạt được kết quả như vậy. Năng lực quản lý thể hiện ở chỗ, người ta làm tốn ít thời gian, ít sức lực của cải vật chất mà kết quả lại tốt.
Như vậy, có thể hiểu, năng lực quản lý nhà trường của Hiệu trưởng là năng lực lập kế hoạch, chỉ dạo, tổ chức triển khai kế hoạch và điều hành toàn bộ hoạt động của Nhà trường nhằm đạt mục tiêu giáo dục đã đề ra.
c) Những yêu cầu về năng lực của người lãnh đạo, người quản lý hiện nay
Theo các nhà tâm lý học thì năng lực của các nhà lãnh đạo, nhà quản lý là cơ chế thực tại của trí tuệ, đầu óc thực tế đó có khả năng tư duy trực giác. Năng lực quản lý được thể hiện ở các yếu tố sau:
- Óc quan sát: óc quan sát là một thuộc tính cơ bản của năng lực tổ chức ở người lãnh đạo, quản lý và đây là kỹ năng để nắm được tình hình chung. Với tầm nhìn bao quát đầy đủ, toàn diện, người lãnh đạo, quản lý sẽ thấy được cái chính, cái chủ yếu, đồng thời thấy được cả cái chi tiết, cục bộ. Chính vì vậy, người lãnh đạo, quản lý cần có óc quan sát để nhận ra những cái to lớn, cái quan trọng ở một hiện tượng nhỏ, nhằm định hướng một cách chính xác những tình huống không có trong dự kiến sẽ xảy ra. Với óc quan sát tốt, người lãnh đạo, quản lý nhanh chóng tìm ra nguyên nhân những khó khăn và trì tuệ trong công việc, từ đó đưa ra được những biện pháp quản lý thích hợp, mau chóng đưa đơn vị ra khỏi tình trạng khó khăn.
- Tự tin: Tự tin là một trong những tố chất hết sức cần thiết đối với con người nói chung và người lãnh đạo, quản lý nói riêng. Một chân lý là: “thất bại sẽ đến với những ai nuôi sẵn ý tưởng thất bại và thành công sẽ đến với những ai tin rằng mình sẽ thành công”. Bởi vậy, những ai muốn trở thành người lãnh đạo, quản lý cần phải rèn luyện đức tính tự tin; phải biết biến sự bi quan, tự ti thành niềm tin, thành ý chí sắt đá. Tin tưởng là chất xúc tác của trí tuệ. Khi lòng tin nung nấu trong con tim, khối óc, nó sẽ trở thành động lực thúc đẩy con người đến quyết tâm và chắc chắn sẽ thành công.
- Ý chí, nghị lực, tính kiên nhẫn và lòng quyết tâm: Giáo dục là lĩnh vực có rất nhiều khó khăn và phức tạp, là lĩnh vực hoạt động gắn liền với con người. Vì thế, để trở thành người lãnh đạo, người quản lý thì phải có ý chí, nghị lực, tính kiên nhẫn và lòng quyết tâm. Khi đã hoạch định một chiến lược
phát triển nhà trường, người quản lý không bao giờ được phép nghĩ tới sự “không thể`` hay “khó lòng đạt được”; không bao giờ được nản chí, đầu hàng ngoại cảnh, không bỏ dở ý định khi vấp phải những khó khăn và trở ngại mà phải luôn kiên định với kế hoạch đã đặt ra và phải quyết tâm đạt được mục tiêu đề ra.
- Phong cách người cán bộ lãnh đạo: Người lãnh đạo quản lý phải có những phẩm chất chính trị, lập trường tư tưởng vững vàng; phải tự đánh giá được kết quả mình làm về mặt chính trị và xã hội, phải mang lại lợi ích cho nhân dần, từ đó góp phần nâng cao uy tín của Đảng; phải biết đánh giá, nhìn nhận con người và đánh giá sự việc theo quan điểm duy vật biện chứng. Người lãnh đạo, quản lý phải hiểu được tâm trạng chính trị của tập thể do mình lãnh đạo và đồng thời phải biết giải quyết mọi vấn đề về mặt chính trị trong đơn vị; phải có quan điểm sống tích cực, đấu tranh chống lại các hiện tượng tiêu cực, luôn gương mẫu và có tinh thần trách nhiệm trong việc tìm cách giải quyết tốt mọi vấn đề chính trị ngay cả trong những điều kiện gặp nhiều khó khăn. Người lãnh đạo, quản lý cũng phải luôn tu dưỡng mình về tư tưởng, lập trường chính trị, đặc biệt phải chú trọng học tập chủ nghĩa Mác -Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật, chính sách của Nhà nước, qua đó nâng cao trình độ tư duy, nhận thức của mình.
Ngoài những tố chất trên, người lãnh đạo, quản lý còn phải là một nhà ngoại giao, nhà thuyết khách. Đó chính là “sức quyến rũ”, khả năng chế ngự người khác thông qua phong cách của mình, một tư chất không kém phần quan trọng đối với người lãnh đạo, quản lý.
Phong cách của người lãnh đạo, quản lý thường biểu hiện dưới hai hình thức là phong cách hữu hình và phong cách vô hình. Phong cách hữu hình được biểu lộ thông qua cử chỉ và và hành động mà người ta nhìn thấy, nghe
thấy như giọng nói, tiếng cười, cái bắt tay, cách đi đứng...Còn phong cách vô hình phát lộ ra bên ngoài thông qua nhận thức mang tính linh cảm của người khác.
- Năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ: Người lãnh đạo phải là người am hiểu sâu sắc về lĩnh vực mình quản lý, nắm vững các nguyên tắc tổ chức các quá trình hoạt động của đơn vị; đặc biệt, am hiểu công việc của cấp dưới, của nhân viên để từ đó phân công, sắp xếp công việc hợp lý, đúng người, đúng việc, có như vậy, người lao động mới có điều kiện phát huy năng lực, sở trường và có cơ hội phát triển bản thân, từ đó họ mới có thể đóng góp cho sự phát triển của đơn vị.
- Năng lực sư phạm: Người lãnh đạo, quản lý điều hành đơn vị còn phải có năng lực sư phạm, bởi vì năng lực sư phạm là hệ thống những đặc điểm tâm lý cá nhân đảm bảo cho nhà quản lý có những ảnh hưởng tích cực trên phương diện giáo dục đối với các nhân viên dưới quyền và cả những thành viên khác trong đơn vị. Sở dĩ, nhà quản lý phải có khả năng sư phạm là do tập thể lao động trong đơn vị là một nhóm không thống nhất, không phải mọi người đều được giáo dục đào tạo một cách đầy đủ toàn điện như nhau. Vì vậy, người quản lý phải có sự giám sát đặc biệt tinh tế mới hiểu được ưu, khuyết điểm của mỗi cá nhân, những khó khăn mà họ vấp phải cũng như khả năng hay định hướng nghề nghiệp của mỗi người. Có khả năng sư phạm, người lãnh đạo, quản lý dễ dàng truyền đạt những mệnh lệnh, phương hướng, định hướng, quyết định của mình một cách nhanh chóng, rõ ràng, dễ hiểu, làm cho người nghe, người dưới quyền hiểu chính xác để nghiêm túc thực hiện một cách nhanh chóng.
Người cán bộ lãnh đạo, quản lý còn phải là người có hiểu biết về tâm lý để đi sâu vào hiểu biết tâm tư tình cảm của người lao động để động viên họ phấn khởi, hăng say công tác. Yếu tố tâm lý ngày càng tác động mạnh mẽ lên
người lao động, nó là động lực kích thích con người lao động hăng say hơn, hiệu quả hơn khi được giải quyết thoả đáng những quyền lợi về vật chất và tinh thần. Đó không chỉ chú ý đến bản thân người lao động mà còn là sự quan tâm đến điều kiện sống, tương lai và gia đình họ. Một khi, người lao động được động viên kịp thời, được quan tâm đúng mực, họ sẽ ngày càng cống hiến nhiều hơn cho đơn vị.
d) Năng lực quản lý nhà trường của Hiệu trưởng
Điều 6, Quy định “Chuẩn Hiệu trưởng trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học” (Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2009/TT- BGDĐT) đưa ra 13 tiêu chí về năng lực quản lý nhà trường của Hiệu trưởng, bao gồm:
1. Phân tích và dự báo
- Hiểu biết về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước và địa phương;
- Nắm bắt kịp thời chủ trương, chính sách và quy định của ngành giáodục;
- Phân tích tình hình và dự báo được xu thế phát triển của nhà trường; 2. Tầm nhìn chiến lược
- Xây dựng được tầm nhìn, sứ mạng, các giá trị của nhà trường hướng tới phát triển toàn diện của mỗi HS và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục của nhà trường;
- Tuyên truyền và quảng bá về giá trị nhà trường; công khai mục tiêu, chương trình giáo dục, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục và hệ thống văn bằng, chứng chỉ của nhà trường tạo được sự đồng thuận và ủng hộ nhằm phát triển nhà trường.
3. Thiết kế và định hướng triển khai - Xác định được các mục tiêu ưu tiên;
- Thiết kế và triển khai các chương trình hành động nhằm thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường;