Vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn của trường THCS

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực quản lý của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở huyện thanh trì, thành phố hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 40 - 42)

8. Kết cấu của đề tài

1.3. Vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn của trường THCS

THCS là cấp học có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành tri thức và đạo đức cho người học; là cấp học độc lập với một hệ thống riêng, có nội dung, phương pháp đào tạo xác định, là cấp học nối tiếp cấp tiểu học và trước cấp học trung học phổ thông. THCS cùng với tiểu học và THPT hình thành nên giáo dục phổ thông ở nước ta. Hoàn thành bậc học này có nghĩa là hoàn thành giáo dục bắt buộc.

Giáo dục THCS được thực hiện trong bốn năm, từ lớp sáu đến lớp chín tương ứng với học sinh nằm trong khoảng từ 11 đến 15 tuổi. Đây là độ tuổi phát triển mạnh mẽ về tâm sinh lý và thể chất của HS. Giáo dục THCS cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản để tiếp tục học THPT hoặc định hướng nghề nghiệp. Khoản 3, điều 27, Luật Giáo dục 2005 nêu: “Giáo dục THCS nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học THPT, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”.

Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Quyết định số: 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) quy định về vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn của trường trung học tại điều 2 và điều 3, như sau:

Điều 2.

Vị trí của trường trung học: Trường trung học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân. Trường có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng.

Điều 3.

Nhiệm vụ và quyền hạn của trường trung học: Trường trung học có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

- Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác của Chương trình giáo dục phổ thông.

- Quản lý GV, cán bộ, nhân viên; tham gia tuyển dụng và điều động GV, cán bộ, nhân viên.

- Tuyển sinh và tiếp nhận HS, vận động HS đến trường, quản lý HS theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi cộng đồng.

- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục. Phối hợp với gia đình HS, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục.

- Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của Nhà nước.

- Tổ chức cho GV, nhân viên, HS tham gia hoạt động xã hội.

- Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng giáo dục.

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

1.4. Nâng cao năng lực quản lý của Hiệu trưởng trường THCS theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay theo quan điểm của Đảng và Nhà nước

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực quản lý của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở huyện thanh trì, thành phố hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 40 - 42)