Nâng cao năng lực quản lý của Hiệu trưởng trường THCS theo yêu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực quản lý của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở huyện thanh trì, thành phố hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 42 - 47)

8. Kết cấu của đề tài

1.4. Nâng cao năng lực quản lý của Hiệu trưởng trường THCS theo yêu

Để phát triển giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, Đảng và Nhà nước đã đề ra chủ trương “chuẩn hoá, hiện đại hoá và xã hội hoá” giáo dục với quan điểm nhất quán “giáo dục là quốc sách hàng đầu”.

Trong những năm vừa qua, chủ trương lớn nói trên đã được thể chế hoá thành các văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Chính phủ, Bộ GD&ĐT cũng như của các Bộ ngành khác. Nội dung các văn bản này đang được hiện thực hoá và đang có tác dụng tích cực làm thay đổi diện mạo nền giáo dục nước nhà.

Đối với việc xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục, quan điểm xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta là khẳng định vai trò quyết định của nhà giáo trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và tầm quan trọng của đội ngũ

cán bộ quản lý trong việc điều hành một hệ thống giáo dục đang ngày càng mở rộng và phát triển.

Trên cơ sở đánh giá những ưu khuyết điểm của đội ngũ nhà giáo và CBQL trong thời gian qua, Ban Bí thư TW Đảng đã ban hành Chỉ thị 40- CT/TW (15/6/2004) về “Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”; Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 09/2005/QĐ-TTg (11/1/2005) phê duyệt Đề án “Xây dựng và nâng cao chất lượng của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2004-2010” với mục đích tạo chuyển biến cơ bản và toàn diện trong công tác phát triển nhà giáo và CBQLGD theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá và xã hội hoá nhằm phát huy sức mạnh to lớn, vai trò nòng cốt của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong việc đưa nền giáo dục nước ta sớm tiến kịp các nước phát triển trong khu vực, đáp ứng những đòi hỏi lớn và ngày càng cao về dân trí, nhân lực và nhân tài của công cuộc CNH, HĐH đất nước.

Khẳng định vai trò to lớn của CBQLGD (trong đó có Hiệu trưởng) đối với sự nghiệp phát triển giáo dục, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng nêu rõ: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt…”.

Điều 54, Luật Giáo dục 2005 cũng quy định về vai trò, nhiệm vụ của Hiệu trưởng, như sau:

- Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận.

- Hiệu trưởng các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý trường học.

- Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng; thủ tục bổ nhiệm, công nhận hiệu trưởng trường đại học do Thủ tướng Chính phủ quy định; đối với các cấp học khác do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; đối với cơ sở dạy nghề do thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề quy định.

Ngày 11/01/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 29/2005/QĐ-TTg phê duyệt đề án: “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010”. Đề án đã đưa ra nhiều biện pháp khả thi nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD (trong đó có Hiệu trưởng). Trong thời gian triển khai và thực hiện đề án, việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD cũng đạt được những kết quả nhất định.

Năm 2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ cho 15.800 Hiệu trưởng trường phổ thông và 1.200 CBQLGD. Đây là chương trình trong Đề án “Xây dựng và triển khai chương trình bồi dưỡng hiệu trưởng trường phổ thông theo hình thức liên kết Việt Nam - Singapore 2008 - 2010” nhằm phát triển năng lực của Hiệu trưởng trường phổ thông Việt Nam và CBQLGD về lãnh đạo và quản lý nhà trường.

Đánh giá cao vai trò quản lý của Hiệu trưởng đối với cơ sở giáo dục trong xu thế hội nhập toàn cầu, Ngày 22/10/2009, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 29/2009/TT quy định “Chuẩn Hiệu trưởng trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học”. Thông tư đã đưa ra 23 tiêu chí chuẩn của Hiệu trưởng và hiện nay đang được triển khai thực hiện trên cả nước.

Trong Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học, tại điều 18, 19 cũng quy định rõ về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trưởng.

Trong Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2009- 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng nêu rõ yêu cầu đối với đội ngũ CBQLGD: “Rà soát, sắp xếp lại đội ngũ CBQLGD; xây dựng lực lượng CBQL tận tâm, thạo việc, có năng lực điều hành; xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng CBQL phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục; có chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với đội ngũ CBQL...”.

Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tại Chỉ thị số 40/CT-TW của Ban bí thư trung ương và Quyết định 09/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về "Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”, theo kế hoạch, trong 2 năm 2009 và 2010, Bộ Giáo dục - Đào tạo sẽ tổ chức các khoá tập huấn, bồi dưỡng cho Hiệu trưởng các trường phổ thông theo chương trình liên kết Việt Nam - Singapore. Có thể nói, đây là lần đầu tiên, một hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý cơ sở giáo dục được triển khai ở quy mô lớn với sự tham gia của gần 30.000 Hiệu trưởng các trường phổ thông trên toàn quốc.

Qua một số chủ trương của Đảng và cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước kể trên, đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc nâng cao năng lực quản lý của Hiệu trưởng trong thời kỳ đổi mới.

Tiểu kết chương 1

Qua tìm hiểu lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu, chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây.

Vấn đề năng lực quản lý của Hiệu trưởng là nội dung không mới mẻ, thậm chí đây là vấn đề đã được Đảng và Nhà nước rất quan tâm, cũng như được nhiều tác giả nghiên cứu từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, việc nghiên cứu những giải pháp nâng cao năng cao quản lý của Hiệu trưởng các trường THCS còn ít, đặc biệt chưa có công trình nghiên cứu nào về những giải pháp nâng cao năng cao quản lý của Hiệu trưởng các trường THCS huyện Thanh Trì, Hà Nội.

Với việc khái quát những nội dung cơ bản của lịch sử nghiên cứu về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và những phẩm chất, năng lực cần có có Hiệu trưởng, cùng với những khái niệm liên quan đến đề tài như các khái niệm về Hiệu trưởng, quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, quản lý dạy học, năng lực quản lý, năng lực quản lý của Hiệu trưởng… Các nhà nghiên cứu chính sách và quản lý giáo dục cần tập trung vào những vấn đề sau:

Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, tập thể GVvà HS về vai trò của Hiệu trưởng và những năng lực quản lý cần thiết của Hiệu trưởng trong việc thực hiện nhiệm vụ điều hành cơ sở giáo dục. Trên cơ sở lý luận đó, để đưa ra các giải pháp mang tính hợp lý, khả thi, chúng tôi cần phải nghiên cứu thực trạng năng lực quản lý của đội ngũ Hiệu trưởng các trường THCS tại huyện Thanh Trì, Hà Nội; những cơ chế, chính sách đối với hiệu trưởng và những biện pháp đã và đang thực hiện nhằm nâng cao năng lực quản lý của hiệu trưởng tại huyện Thanh Trì, Hà Nội.

Chương 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN THANH TRÌ, HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực quản lý của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở huyện thanh trì, thành phố hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 42 - 47)