8. Kết cấu của đề tài
3.2.3. Phát huy vai trò, năng lực quản lý của Hiệu trưởng các trường
nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý
3.2.3.1. Mục tiêu của giải pháp
Thực hiện giải pháp này giúp cho Hiệu trưởng chủ động, phát huy tính năng động và sáng tạo trong quản lý, “dám nghĩ, dám làm”. Đồng thời, giảm bớt việc quản lý trực tiếp của UBND và các phòng Giáo dục và Nội vụ về công tác tổ chức cán bộ, giáo viên; công tác tuyển sinh và việc lập kế hoạch hoạt động, cũng như phương hướng phát triển nhà trường của các trường học, đồng thời tăng cường quyền chủ động trong quản lý nhà trường của Hiệu trưởng.
3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
Giao quyền chủ động trong quản lý nhà trường của Hiệu trưởng về tất cả các mặt: tổ chức cán bộ; tuyển dụng giáo viên; công tác tuyển sinh; xây dựng kế hoạch hoạt động; quản lý tái chính, cũng như phương hướng phát triển nhà trường của các trường học dưới sự chỉ đạo, giám sát chặt chẽ và trực tiếp của cơ quan cấp trên có thẩm quyền.
Việc giao quyền chủ động quản lý nhà trường cho Hiệu trưởng sẽ giúp nhà trường linh hoạt trong công tác điều hành, quản lý nhà trường; đồng thời, Hiệu trưởng có điều kiện đổi mới công tác quản lí của mình để nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
3.2.3.3. Các điều kiện thực hiện giải pháp
Hiện nay, tất cả các trường học từ mầm non đến bậc THPT đều có các Hội đồng sư phạm nhà trường. Hội đồng này có vai trò trong việc ra nghị
quyết về tổ chức nhân sự của trường. Như vậy, có thể nhận thấy rất rõ, giao quyền chủ động về công tác tổ chức cán bộ là chủ trương đúng và hiệu quả, nó đã được chứng minh từ thực tế tại trường THPT, TCCN, đó là chủ động được biên chế, tiền lương và được công khai tài chính, tuyển dụng trong các năm học tại Hội đồng nhà trường, qua Sở nội vụ, có sự kiểm soát chặt chẽ, cho nên việc áp dụng ở các trường mầm non, tiểu học và THCS cũng sẽ rất tốt nếu các huyện giao quyền chủ động cho hiệu trưởng các trường.
Để thực hiện giải pháp này, cần phải đảm bảo một số điều kiện sau đây:
Một là, Sở Giáo dục Đào tạo Hà Nội tham mưu UBND thành phố ban hành các văn bản quyết định việc phân quyền cho Hiệu trưởng và các văn bản hướng dẫn các trường thực hiện, tiếp đó là triển khai cho các phòng giáo dục đào tạo, phòng Nội vụ trực thuộc thực hiện.
Hai là, trên cơ sở văn bản của Sở Giáo dục và Đào tạo, phòng Giáo dục và Đào tạo và phòng Nội vụ huyện Thanh Trì triển khai thực hiện, đặc biệt thực hiện cơ chế giám sát đầy đủ và sâu sát trong quá trình thực hiện.
Ba là, UBND cũng cần tạo điều kiện, nhất là về kinh phí cho việc triển khai thực hiện. Đồng thời, yêu cầu các đơn vị thường xuyên báo cáo công tác thực hiện để có sự điều chỉnh cho phù hợp.
Bốn là, Hiệu trưởng các trường THCS cần thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu công việc quản lý mới.