Thực trạng năng lực quản lý của Hiệu trưởng các trường THCS

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực quản lý của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở huyện thanh trì, thành phố hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 56 - 61)

8. Kết cấu của đề tài

2.3.2.Thực trạng năng lực quản lý của Hiệu trưởng các trường THCS

huyện Thanh Trì

2.3.2.1. Những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của đội ngũ Hiệu trưởng huyện Thanh Trì

Theo báo cáo của phòng Giáo dục, đội ngũ Hiệu trưởng THCS trong vài năm gần đây có những ưu điểm và hạn chế sau:

a) Ưu điểm:

- 100% CBQL đã chuẩn hoá về trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đại đa số các đồng chí CBQL, GV làm việc có tinh thần trách nhiệm, có năng lực quản lý, có tinh thần học hỏi và tâm huyết với ngành giáo dục.

- Đội ngũ CBQL chủ động sáng tạo trong công tác quản lý nhà trường. Có ý thức học hỏi để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ quản lý và trình độ lý luận chính trị.

- Việc nắm bắt các thông tin về quản lý của cán bộ quản lý nhanh, chính xác. Đội ngũ cán bộ quản lý có kiến thức về Tin học chiếm tỉ lệ ngày càng cao. Trong quá trình quản lý, nhiều đồng chí đã phát huy tính năng động, sáng tạo nên đã giúp cho cư sở đào tạo phát triển bền vững. Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên, kịp thời cũng đã kịp thời chấn chỉnh một số hành vi có biểu hiện sai phạm của giáo viên và học sinh.

b) Hạn chế

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, Hiệu trưởng các trường THCS huyện Thanh Trì cũng còn những hạn chế:

- Vấn đề tồn đọng khá lâu trong giáo dục hiện nay là việc tuyển dụng, sắp xếp, bố trí đội ngũ CBQL không đúng vị trí. Vì vậy, xảy ra tình trạng cán bộ chỉ “hồng” mà không “chuyên”. Đây là nguyên nhân quan trọng dẫn tới những hạn chế trong quản lý và chậm tiến bộ đổi mới. Việc không chịu đổi mới tại các trường hiện nay còn thể hiện ở chỗ: phân cấp không triệt để, đổi

mới chỉ diễn ra trên giấy, dừng lại ở cấp UBND quận huyện, còn nhà trường thì thiếu chủ động.

- Lâu nay, Hiệu trưởng các trường bị chi phối và chịu áp lực từ nhiều phía để đuổi theo kết quả là tỉ lệ tốt nghiệp qua các kỳ thi cuối cấp. Các trường đang gặp rào cản từ phía HS khi các em ngày càng có nhiều hành vi lệch chuẩn, xem việc học để hiểu biết không quan trọng bằng học để thi. Trong khi đó, ngay cả vấn đề tự chủ tài chính trong nhà trường, bậc THCS, tiểu học chưa tự chủ được dẫn đến lương, thưởng cho giáo viên rất thấp.

- Một số Hiệu trưởng chưa nhìn nhận rõ quan điểm mới về quản lý nhà trường, vẫn quản lý bằng mệnh lệnh, hành chính theo phương thức một chiều. Chưa chú ý đến sự phát triển năng lực của GV, HS. Chưa thật sự chủ động trong công tác quản lý, chưa tự chịu trách nhiệm, vẫn chờ đợi sự chỉ đạo từ cơ quan cấp trên.

- Một số Hiệu trưởng chưa có các khâu đột phá trong quản lý, chưa chủ động đối với kế hoạch hoạt động của nhà trường dẫn đến tư tưởng trì trệ, ỷ lại vào Phòng Giáo dục và Sở Giáo dục.

2.3.2.2. Thực trạng năng lực quản lý của đội ngũ Hiệu trưởng huyện Thanh Trì

Năng lực quản lý của Hiệu trưởng các trường THCS huyện Thanh Trì trong 5 năm vừa qua, theo báo cáo của phòng Giáo dục và Đào tạo được mô tả qua bảng 2.3, như sau:

Bảng 2.3: Năng lực quản lý của Hiệu trưởng các trường THCS huyện Thanh Trì 5 năm trở lại đây

Xếp loại Năm học Tốt Khá Trung bình SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) 2006 - 2007 11 68.75 4 25 1 6.25 2007 - 2008 13 81.25 2 12.5 1 6.25 2008 - 2009 13 81.25 3 18.75 0 0 2009 - 2010 14 87.5 2 12.5 0 0 2010 - 2011 15 93.75 1 6.25 0 0

Để đánh giá đúng thực trạng về chất lượng và năng lực quản lý của Hiệu trưởng trường THCS huyện Thanh Trì, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng cách phát phiếu điều tra cho 16 Hiệu trưởng; 480 GV, nhân viên các trường THCS và 30 CBQL ngành giáo dục huyện.

Trên cơ sở Phiếu tự đánh giá của Hiệu trưởng, Phiếu đánh giá Hiệu trưởng dành cho GV, nhân viên và CBQL ban hành kèm theo Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, chúng tôi đã phát phiếu hỏi cho các đối tượng kể trên. (Phụ lục 1,2,3,)

Mỗi tiêu chí đánh giá được tính 1 điểm, tổng điểm các tiêu chí là điểm tiêu chuẩn. Tổng điểm các tiêu chuẩn là điểm đánh giá xếp loại. Xếp loại với bốn mức: Xuất sắc, khá, trung bình, kém.

Sau khi tổng hợp, xử lý số liệu, kết quả đạt được như sau:

Bảng 2.4. Kết quả tự đánh giá của Hiệu trưởng về năng lực quản lý của Hiệu trưởng các trường THCS huyện Thanh Trì

TT Trường Kết quả tự đánh giá

Xuất sắc Khá Trung bình Kém 1 THCS Đông Mỹ x 0 0 2 THCS Đại Áng x 0 0 3 THCS Duyên Hà x 0 0 4 THCS Hữu Hòa x 0 0 5 THCS Liên Ninh x 0 0 6 THCS Ngọc Hồi x 0 0 7 THCS Ngũ Hiệp x 0 0 8 THCS Tân Triều x 0 0 9 THCS Tả Thanh Oai x 0 0 10 THCS Tam Hiệp x 0 0 11 THCS Thanh Liệt x 0 0 12 THCS TT Văn Diển x 0 0 13 THCS Tứ Hiệp x 0 0 14 THCS Vạn Phúc x 0 0 15 THCS Vĩnh Quỳnh x 0 0 16 THCS Yên Mỹ x 0 0

Tổng số 10 6 0 0 Từ kết quả trên cho thấy, 62.5 % tự đánh giá xếp loại xuất sắc, 37.5% tự xếp loại khá; không có trường hợp nào tự đánh giá xếp loại trung bình hay loại kém.

Kết quả khảo sát cũng thể hiện, đội ngũ Hiệu trưởng rất tự tin về công việc và năng lực của mình. Đây chính là yếu tố thuận lợi cho công tác phát triển giáo dục THCS của huyện Thanh Trì

Bảng 2.5. Kết quả đánh giá Hiệu trưởng của cán bộ, GV và nhân viên các trường THCS

TT Tên trường Kết quả đánh giá

Xuất sắc Khá Trung bình Kém SL TL % SL TL% SL TL% SL TL% 1 THCS Đông Mỹ 21 70 9 30 0 0 0 0 2 THCS Đại Áng 20 66.7 10 33.3 0 0 0 0 3 THCS Duyên Hà 18 60 12 40 0 0 0 0 4 THCS Hữu Hòa 25 83.3 5 17.7 0 0 0 0 5 THCS Liên Ninh 22 73.3 8 27.7 0 0 0 0 6 THCS Ngọc Hồi 21 70 9 30 0 0 0 0 7 THCS Ngũ Hiệp 24 80 6 20 0 0 0 0 8 THCS Tân Triều 24 80 6 20 0 0 0 0 9 THCS Tả Thanh Oai 23 76.7 7 23.3 0 0 0 0 10 THCS Tam Hiệp 24 80 6 20 0 0 0 0 11 THCS Thanh Liệt 24 80 6 20 0 0 0 0 12 THCS TT Văn Diển 27 90 3 10 0 0 0 0 13 THCS Tứ Hiệp 27 90 3 10 0 0 0 0 14 THCS Vạn Phúc 19 63.33 11 36.67 0 0 0 0 15 THCS Vĩnh Quỳnh 20 66.7 10 33.3 0 0 0 0 16 THCS Yên Mỹ 20 66.7 10 33.7 0 0 0 0 Trung bình 74.47 25.53 0 0 0 0 Từ kết quả điều tra cho thấy, có đến 74.47% cán bộ, GV và nhân viên các trường đánh giá năng lực của Hiệu trưởng ở loại xuất sắc; có 25.53% đánh giá Hiệu trưởng có năng lực quản lý ở mức khá; không có ai đánh giá Hiệu trưởng ở loại trung bình hay kém. Điều đó cũng chứng tỏ, đội ngũ Hiệu

trưởng THCS của huyện Thanh Trì hiện nay được sự ủng hộ của mọi thành viên trong Nhà trường. Đây chính là mọt điều kiện thuận lợi cho công tác phát triển Nhà trường trong giai đoạn tiếp theo.

Bảng 2.6. Kết quả đánh giá của CBQLGD về năng lực quản lý của Hiệu trưởng các trường THCS huyện Thanh Trì

TT Tên trường Kết quả đánh giá

Xuất sắc Khá Trung bình Kém SL TL SL TL SL TL SL TL 1 THCS Đông Mỹ 20 66.7 10 33.3 0 0 0 0 2 THCS Đại Áng 21 70 10 30 0 0 0 0 3 THCS Duyên Hà 20 66.7 10 33.3 0 0 0 0 4 THCS Hữu Hoà 25 83.3 5 17.7 0 0 0 0 5 THCS Liên Ninh 18 60 12 40 0 0 0 0 6 THCS Ngọc Hồi 21 70 9 30 0 0 0 0 7 THCS Ngũ Hiệp 24 80 6 20 0 0 0 0 8 THCS Tân Triều 24 80 6 20 0 0 0 0 9 THCS Tả Thanh Oai 23 76.7 7 23.3 0 0 0 0 10 THCS Tam Hiệp 24 80 6 20 0 0 0 0 11 Trờng THCS Thanh Liệt 24 80 6 20 0 0 0 0 12 THCS Thị trấn Văn Điển 27 90 3 10 0 0 0 0 13 THCS Tứ Hiệp 27 90 3 10 0 0 0 0 14 THCS Vạn Phúc 19 63.33 11 36.67 0 0 0 0 15 THCS Vĩnh Quỳnh 20 66.7 10 33.3 0 0 0 0 16 THCS Yên Mỹ 20 66.7 10 33.7 0 0 0 0 Tổng số 73.57 26.43 0 0 0 0 Từ kết quả điều tra cho thấy, có đến 73.57% CBQL huyện đánh giá năng lực của Hiệu trưởng ở loại xuất sắc; có 26.43% đánh giá Hiệu trưởng có năng lực quản lý ở mức khá; không có ai đánh giá Hiệu trưởng ở loại trung bình hay kém. Điều đó cũng chứng tỏ, đội ngũ Hiệu trưởng THCS của huyện Thanh Trì hiện nay có đủ phẩm chất và năng lực quản lý, điều hành Nhà trường. Tuy nhiên, từ kết quả trên cũng cho thấy, còn nhiều Hiệu trưởng được đánh giá ở mức khá. Vì vậy, huyện Thanh Trì cần chú ý hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng năng lực quản lý cho đội ngũ Hiệu trưởng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực quản lý của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở huyện thanh trì, thành phố hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 56 - 61)