8. Kết cấu của đề tài
2.3.3. Thực trạng thực hiện công tác quản lý của Hiệu trưởng các
THCS huỵên Thanh Trì.
2.3.3.1. Thực trạng các điều kiện phục vụ cho cho công tác quản lý của Hiệu trưởng trường THCS huyện Thanh Trì
a) Các cơ chế, chính sách của Nhà nước đối với Hiệu trưởng
Theo Thông tư số 33/2005/TT-BGD&ĐT ngày 08/12/2005 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn tạm thời về “Thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục công lập”, thì Hiệu trưởng trường THCS được hưởng các chế độ phụ cấp, cụ thể ở bảng 2.7, như sau:
Bảng 2.7: Hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong các trường THCS
Chức vụ/ Loại trường Hệ số Ghi chú
- Hiệu trưởng + Trường hạng I + Trường hạng II + Trường hạng III - Phó hiệu trưởng: + Trường hạng I + Trường hạng II + Trường hạng III 0,55 0,45 0,35 0,45 0,35 0,25
Trường chuyên biệt huyện hưởng như
trường hạng I
- Tổ trưởng chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường) - Tổ phó chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường)
0,20
0,15
* Cách tính trả phụ cấp chức vụ lãnh đạo: Phụ cấp chức vụ lãnh đạo được trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
b) Các chế độ của UBND huyện Thanh Trì và phòng Giáo dục huyện đối với Hiệu trưởng trường THCS
- Chế độ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý: Hàng năm, huyện cử CBQL giáo dục và các Hiệu trưởng tham gia lớp tập huấn về quản lý nhà trường do Bộ Giáo dục và Đào tạo và Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức; tham gia đề án" Chuẩn Hiệu trưởng" do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Singgapore tổ chức; tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, các lớp nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ CBQL ngành giáo dục.
- Chế độ phụ cấp: Ngoài phụ cấp theo Quy chế của Bộ, Sở, huyện Thanh Trì trích ngân sách phụ cấp 5% lương cho đội ngũ Hiệu trưởng theo chỉ đạo của Hội đồng nhân dân huyện.
2.3.3.2. Thực trạng thực hiện công tác quản lý của Hiệu trưởng các trường THCS huyện Thanh Trì
Trên cơ sơ Luật Giáo dục và Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trưởng, vai trò, chức năng và nhiệm vụ quản lý của Hiệu trưởng các trường THCS tại huyện Thanh Trì được cụ thể hoá, như sau:
a) Thực hiện xây dựng kế hoạch hoạt động của nhà trường trong một năm học.
Hiệu trưởng phải thực hiện hoạch định các công việc sau đây:
- Xây dựng mục tiêu của nhà trường theo mục tiêu của ngành giáo dục; - Xây dựng nhiệm vụ đào tạo (đối với GV và HS);
- Xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng dạy và học;
- Xây dựng nhiệm vụ năm học: chủ đề giáo dục tư tưởng và nhận thức; - Xây dựng kế hoạch giảng dạy và lên lớp;
- Kế hoạch xây dựng tập thể sư phạm;
- Xây dựng CSVC nhà trường, trang bị thiết bị phục vụ việc đổi mới công tác giảng dạy;
- Xây dựng kế hoạch xã hội hoá giáo dục; - Quản lý hành chính;
- Xây dựng kế hoạch phổ cập;
- Xây dựng kế hoạch phụ đạo HS yếu;
b) Thực hiện chức năng tổ chức
Thực chất là chức năng xây dựng tập thể sư phạm nhà trường để đơn vị hoàn thành ở mức độ cao nhất nhiệm vụ được giao nhằm tạo ra sự gắn kết giữa các bộ phận trong nhà trường thành một hệ thống và vận động một cách đồng bộ.
- Hiệu trưởng nhà trường phải nắm chắc lực lượng GV, cán bộ, nhân viên về trình độ, năng lực, hoàn cảnh; thấy rõ ở từng người mặt mạnh, mặt yếu, thuận lợi, khó khăn để bố trí công việc hợp lý, phù hợp với sở trường và năng lực của từng người;
- Hiệu trưởng kết hợp với các phó hiệu trưởng, các tổ chức chuyên môn, trưởng các đoàn thể trong trường để xây dựng kế hoạch hoạt động và đôn đốc việc thực hiện kế hoạch của nhà trường;
- Hiệu trưởng xây dựng các lực lượng nòng cốt cho việc giảng dạy, giáo dục theo khối, lớp, theo các mặt giáo dục chung: đạo đức, trí dục, thể dục, giáo dục lao động, giáo dục môi trường, giáo dục an toàn giao thông…;
- Hiệu trưởng cũng phải có định hướng để thành lập các tổ chức: Hội đồng Sư phạm trường, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật, Hội đồng giáo dục thể chất… gồm những người thạo việc và công tâm để làm việc một cách hiệu quả.
c) Chỉ đạo thực hiện kế hoạch
Với tư cách là người quản lý nhà nước, người trụ cột của tập thể sư phạm và của mọi hoạt động giáo dục; là người am hiểu về chuyên môn, Hiệu trưởng thực hiện chức năng chỉ đạo thực hiện kế hoạch bằng:
+ Mệnh lệnh: tức là thực hiện quyền hạn mà Nhà nước, ngành giáo dục giao phó được quy định trong nhiệm vụ, quyền hạn ở Điều lệ trường THCS,
THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học. Đối với tác phong này, đòi hỏi người hiệu trưởng phải có bản lĩnh và tính cương quyết.
+ Chỉ thị: Tức là sử dụng uy tín, hệ thống biện pháp được chuẩn bị khi xây dựng kế hoạch huy động tập thể GV và HS tự giác thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ đối với công tác giảng dạy và học tập.
+ Tham gia: Tức là sử dụng năng lực của Hiệu trưởng để khuyến khích mọi thành viên nhà trường cùng tham gia thực hiện và bản thân Hiệu trưởng cũng tham gia thực hiện. Trong quá trình tham gia, Hiệu trưởng sẽ phát hiện những điều tốt hoặc chưa tốt để thực hiện chức năng kế tiếp là kiểm tra hay điều chỉnh kế hoạch.
d) Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch
Trong quá trình quản lý, Hiệu trưởng cần chú ý đến công tác kiểm tra, đánh giá, gồm: kiểm tra đột xuất, kiểm tra định kỳ, kiểm tra thường xuyên. Hiệu trưởng thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá nhằm:
- So sánh giữa việc thực hiện kế hoạch với kế hoạch xây dựng ban đầu; - So sánh giữa tiến độ học tập với kế hoạch giảng dạy chương trình và nội dung quy định;
- Điều chỉnh kế hoạch và phát huy kết quả bước đầu đã chỉ đạo từ việc đổi mới phương pháp giảng dạy đến các công việc khác trong trường.
d) Quản lý hoạt động dạy - học của GV và HS d.1)) Quản lý hoạt động dạy của GV
* Quản lý việc thực hiện chương trình dạy học:
- Hiệu trưởng quản lý chương trình dạy học theo chương trình Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định đối với THCS.
- Hiệu trưởng yêu cầu GV nắm vững chương trình dạy học theo quy định của Bộ và không được tự ý thay đổi, thêm bớt hoặc làm sai lệch nội dung chương trình dạy học.
- Việc điều khiển hoạt động dạy học của Hiệu trưởng phải dựa vào nội dung chương trình theo yêu cầu và hướng dẫn của chương trình. Như vậy, việc Hiệu trưởng nắm vững chương trình dạy học là một tiền đề đảm bảo hiệu quả quản lý dạy và học.
- Hiệu trưởng quản lý việc thực hiện đúng và đủ chương trình dạy học theo quy định của GV, gồm:
+ Yêu cầu GV lập kế hoạch dạy học môn học. Đây là kế hoạch chủ yếu của GV và cần được trao đổi trong tổ chuyên môn.
+ Bảo đảm thời gian quy định cho chương trình. Nghiêm cấm việc cắt xén chương trình để dành thời gian cho những hoạt động khác.
+ Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng phải theo dõi việc thực hiện chương trình hàng tuần, hàng tháng của GV.
+ Sử dụng các phương tiện hỗ trợ cho việc theo dõi, như: biểu bảng, sổ sách, sổ dự giờ, sổ ghi đầu bài, lịch kiểm tra học tập…
* Quản lý công tác soạn bài, chuẩn bị lên lớp.
- Hiệu trưởng cần hướng dẫn GV lập kế hoạch soạn bài.
- Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức trao đổi phương hướng giảng dạy từng bài, những bài khó, những tư liệu mới cần bổ sung vào bài giảng.
- Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá giờ lên lớp cho từng tiết dạy với từng môn học.
- Hiệu trưởng cần chỉ đạo việc tổ chức các chuyên đề về giờ lên lớp để góp phần nâng cao trình độ chuyên môn của GV.
- Hiệu trưởng cũng tổ chức và hướng dẫn cho HS học tập, đồng thời chỉ đạo giáo viên kết hợp với tổ chức Đoàn đôn đốc, theo dõi quá trình học tập của HS.
* Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS
- Hiệu trưởng cần nắm được tình hình của GV thực hiện việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh với những nội dung sau:
+ Có lịch kiểm tra hàng tháng và cả học kỳ
+ Thực hiện đúng chế độ kiểm tra, cho điểm như quy định của Bộ. + Chấm, trả bài đúng thời hạn
+ Báo cáo tính hình kiểm tra theo theo quy định của trường.
- Trong trường hợp cần thiết, Hiệu trưởng trực tiếp kiểm tra kết quả học tập của HS
* Quản lý các hoạt động chuyên môn
Hiệu trưởng quản lý hoạt động chuyên môn của GV thông qua công việc chủ yếu là giảng dạy và công tác chủ nhiệm lớp. Ngoài ra, Hiệu trưởng còn quản lý công việc tự bồi dưỡng và bồi dưỡng, giáo dục HS ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt chuyên môn, nghiên cứu khoa học giáo dục…
* Xây dựng và hoàn thiện quy chế đánh giá, xếp loại chuyên môn nghiệp vụ của GV
Hiệu trưởng xây dựng và hoàn thiện quy chế đánh giá, xếp loại chuyên môn nghiệp vụ của GV trên cơ sở tiêu chí đánh giá của Bộ một cách linh hoạt để phù hợp với điều kiện của mỗi trường.
- Đánh giá giờ dạy của GV cần chú ý đến các tiêu chí: + Việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học của GV
+ Tính tích cực, độc lập của HS khi tham gia vào các hoạt động học tập do GV tổ chức.
+ Giờ học diễn ra sôi nổi với các hình thức học tập phong phú.
+ Hiệu quả sử dụng và khai thác các đồ dùng học tập trong giờ giảng của GV.
- Đánh giá công tác giáo dục của GV:
+ Việc xây dựng nội dung, kế hoạch giáo dục.
+ Lựa chọn các con dường, biện pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm lứa tuổi HS và nội dung giáo dục.
+ Tổ chức các hoạt động giáo dục phong phú nhằm hình thành ở HS các phẩm chất nhân cách, đáp ứng yêu cầu XH.
+ Uốn nắn, điều chỉnh những biểu hiện lệch lạc, vi phạm các chuẩn mực đạo đức ở HS.
+ Đánh giá kết quả của quá trình giáo dục, căn cứ vào sự phát triển nhân cách HS.
* Tổ chức đánh giá, xếp loại chuyên môn nghiệp vụ của GV.
Theo định kỳ hàng năm, Hội đồng nhà trường có hướng dẫn cụ thể về mục đích, yêu cầu, nội dung cơ bản mà mỗi cán bộ lãnh đạo nhà trường cần kiểm điểm.
d.2) Quản lý hoạt động học của HS
Thông qua GV, Hiệu trưởng quản lý hoạt động học của HS. Hoạt động đó xảy ra ở trên lớp, ngoài lớp, ngoài trường, ở gia đình và được thể hiện qua nhiều hình thức: Học trên lớp, thực hành, lao động, tự học ở nhà.
Để giúp cho hoạt động học của HS được tốt, Hiệu trưởng phải chú ý: + Giáo dục tinh thần, thái độ, động cơ học tập đúng đắn trong HS.
+ Xây dựng và thực hiện nề nếp học tập
+ Áp dụng các hình thức động viên, khuyến khích HS học tập
+ Phối hợp với các lực lượng giáo dục quản lý hoạt động học tập của học sinh. Trong việc này, cần đề vai trò của tổ chức Đoàn.
Theo báo cáo của phòng Giáo dục huyện, kết quả thực hiện nhiệm vụ của các Hiệu trưởng trong 5 năm học gần đây như sau:
Bảng 2.8: Thực trạng thực hiện công tác quản lý của Hiệu trưởng các