Chỉ đạo việc xây dựng “chuẩn” đội ngũ Hiệu trưởng THCS

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực quản lý của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở huyện thanh trì, thành phố hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 85 - 88)

8. Kết cấu của đề tài

3.2.4. Chỉ đạo việc xây dựng “chuẩn” đội ngũ Hiệu trưởng THCS

3.2.4.1. Mục tiêu của giải pháp

Mục đích hàng đầu của việc chỉ đạo xây dựng “Chuẩn” là giúp Hiệu trưởng tự đánh giá để từ đó hoàn thiện, nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý nhà trường. Chuẩn hiệu trưởng cũng là căn cứ để cơ quan quản lý giáo dục đánh giá, xếp loại Hiệu trưởng phục vụ công tác sử dụng, bổ nhiệm, miễn

nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng và đề xuất, thực hiện chế độ, chính sách đối với Hiệu trưởng. Đây cũng là căn cứ để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục xây dựng, đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của Hiệu trưởng.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp

Khoản 2, Điều 18, Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học quy định về tiêu chuẩn của Hiệu trưởng và phó Hiệu trưởng, như sau:

a) Về trình độ đào tạo và thời gian công tác: Phải đạt trình độ chuẩn đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp học, đạt trình độ chuẩn ở cấp học cao nhất đối với trường phổ thông có nhiều cấp học và đã dạy học ít nhất 5 năm (hoặc 3 năm đối với miền núi, hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn) ở cấp học đó;

b) Đạt tiêu chuẩn phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và chuyên môn, nghiệp vụ; có năng lực quản lý, đã được bồi dưỡng lý luận, nghiệp vụ và quản lý giáo dục; có đủ sức khoẻ theo yêu cầu nghề nghiệp; được tập thể giáo viên, nhân viên tín nhiệm.

Trên cơ sở Điều lệ “trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học, quy định về tiêu chuẩn của Hiệu trưởng và phó Hiệu trưởng, cũng như dựa trên các Tiêu chí của “chuẩn Hiệu trưởng” do Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai thực hiện, huyện ủy Thanh Trì giao cho ngành giáo dục huyện Thanh Trì xây dựng đề án “chuẩn Hiệu trưởng” phù hợp với điều kiện của huyện. Các tiêu chuẩn có thể là:

- Về trình độ đào tạo và thời gian công tác: Phải đạt chuẩn trình độ đào tạo nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp học và đã dạy học ít nhất 03 năm đối với Hiệu trưởng.

- Có đạo đức cách mạng, có phẩm chất, bản lĩnh chính trị, lối sống, tác phong; có năng lực quản lý nhà trường; được bồi dưỡng lý luận, nghiệp vụ và quản lý giáo dục; có đủ sức khoẻ theo yêu cầu nghề nghiệp; có uy tín đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong trường; được nhân dân tín nhiệm.

- Theo đề nghị của Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo trên cơ sở giới thiệu của Hội đồng sư phạm trường; trưởng phòng Nội vụ phối hợp Ban Tổ chức Huyện uỷ tham mưu cho UBND và Huyện uỷ Quyết định bổ nhiệm.

Trên cơ sở “chuẩn Hiệu trưởng” đã được xây dựng, việc bổ nhiệm Hiệu trưởng phải được tuân thủ những điều kiện và cách thức nêu trên.

Sau khi xây dựng “chuẩn Hiệu trưởng”, lãnh dạo huyện cần tổ chức, chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch

- Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện đề án “chuẩn Hiệu trưởng”, gồm: + Phó Chủ tịch phụ trách văn - xã : Trưởng ban

+ Trưởng phòng Nội vụ : Phó ban + Trưởng phòng Giáo dục : Phó ban + Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch : Ủy viên + Chánh văn phòng HĐND, UBND : Ủy viên. Công việc cụ thể được giao, như sau:

+ Giao cho Trưởng ban quản lý chung, giám sát, thường xuyên kiểm tra việc xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện và thực hiện chế độ báo cáo lãnh đạo huyện ủy và ủy ban.

+ Giao cho phòng Nội vụ và phòng Giáo dục ra soát lại trình độ, phẩm chất đạo đức của toàn bộ Hiệu trưởng THCS trên cơ sở phát phiếu điều tra giáo viên và nhân viên của các trường. Từ kết quả đó, đánh giá đúng thực trạng năng lực và phẩm chất của đội ngũ Hiệu trưởng để có các giải pháp quản lý phù hợp và hiệu quả đối với công tác “chuẩn Hiệu trưởng”

+ Giao cho phòng Tài chính - Kế hoạch xây dựng dự toán kinh phí cho việc triển khai thực hiện “chuẩn Hiệu trưởng”

+ Giao cho phòng Giáo dục và phòng Nội vụ triển khai thực hiện kế hoạch và thường xuyên báo cáo tình hình thực hiện cho Trưởng ban.

+ Giao cho Văn phòng HĐND và UBND chuẩn bị các điều kiện để tổ chức Hội thảo…

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện giải pháp

- Phòng Giáo dục và Đào tạo nắm vững Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học; Quy định về "chuẩn Hiệu trưởng" của Bộ Giáo dục và Đào tạo và triển khai thực hiện trên địa bàn huyện

- Lãnh đạo huyện Thanh Trì tạo mọi điều kiện về vật chất, kinh phí cho công tác triển khai và thực hiện "chuẩn Hiệu trưởng"

- Xây dựng quy chế thi đua khen thưởng

- Ban chỉ đạo thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác "chuẩn Hiệu trưởng" và thực hiện chế độ báo cáo theo định kỳ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực quản lý của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở huyện thanh trì, thành phố hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w