Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực quản lý của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở huyện thanh trì, thành phố hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 47 - 48)

8. Kết cấu của đề tài

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Thanh Trì là huyện ngoại thành của thủ đô Hà Nội, là đầu mối giao thông quan trọng nối với các tỉnh phía Nam. Phía Bắc, giáp quận Hoàng Mai. Phía Nam, giáp huyện Thường Tín. Phía Tây và Tây Bắc giáp quận Thanh Xuân, thành phố Hà Đông. Phía Đông là sông Hồng, giáp giới huyện Gia Lâm và tỉnh Hưng Yên. Diện tích tự nhiên toàn huyện 6.292,7 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 56,4%, gồm 15 xã và 1 thị trấn với dân số gần 197.000 người, trong đó có 96.958 lao động.

Thanh Trì là huyện có truyền thống văn hóa, cách mạng, hiếu học. Trên địa bàn của huyện có 56 cụm di tích và 02 tượng đài, đài tưởng niệm được xếp hạng di tích lịch sử cách mạng, văn hóa nghệ thuật; có 02 làng khoa bảng là làng Tả Thanh Oai (xã Tả Thanh Oai), làng Nguyệt Áng (xã Đại Áng); có nhiều danh nhân văn hóa đất nước, tiêu biểu là Vạn thế sư biểu Tiên triết Chu Văn An; có chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên của khu vực ngoại thành Hà Nội cũ, ra đời vào tháng 5 năm 1930 tại làng Đông Phù - Xã Đông Mỹ. Thanh Trì còn là quê hương của nhiều đồng chí cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước, trong đó có đồng chí Đỗ Mười, nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Huyện đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

Tuy nhiên, Thanh Trì cồn tồn tại một số hạn chế chủ quan và khách quan đã tác động không nhỏ đến đời sống của nhân dân toàn huyện nói chung và công tác giáo dục nói riêng. Thanh Trì là vùng đất trũng, lại chịu sự tác

động của ô nhiễm nguồn nước thải của Thành phố và nghĩa trang Văn Điển. Nhiều nhà máy hóa chất đang hoạt động (nhà máy Phân lân nung chảy Văn Điển, Pin Hà Nội, Sơn tổng hợp...) đã gây ảnh hưởng lớn đến nguồn nước sinh hoạt của nhân dân. Nước cấp cho nhân dân phục vụ sinh hoạt chủ yếu từ các trạm cấp nước mini, nên chưa đảm bảo về tiêu chuẩn lý hóa. Cơ sở hạ tầng còn yếu kém, đường giao thông liên thôn, liên xã còn nhỏ hẹp, hệ thống thoát nước còn nhiều bất cập.

Trong năm 6 tháng đầu năm 2011, mặc dù thời tiết không thuận lợi, kinh tế thế giới và trong nước suy giảm nhưng dưới sự chỉ đạo, giúp đỡ của Thành uỷ - HĐND - UBND và các Sở, Ban, Ngành của Thành phố, sự lãnh đạo sát sao của Huyện uỷ, sự giám sát của HĐND Huyện, UBND huyện Thanh Trì đã chỉ đạo các ngành, các đơn vị tổ chức, động viên cán bộ và nhân dân khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Kết quả cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực quản lý của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở huyện thanh trì, thành phố hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 47 - 48)