Nguyên nhân của các hạn chế

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực quản lý của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở huyện thanh trì, thành phố hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 71 - 76)

8. Kết cấu của đề tài

2.4.2. Nguyên nhân của các hạn chế

2.4.2.1. Nguyên nhân chủ quan

Để tìm hiểu nguyên nhân chủ quan của những hạn chế trong công tác quản lý Nhà trường của Hiệu trưởng các trường THCS huyện Thanh Trì, Hà Nội, chúng tôi đã tiến hành phát phiếu thăm dò ý kiến của 80 CBQL ngành giáo dục huyện và GV các trường THCS.

Câu hỏi: “Ý kiến của đồng chí về những nguyên nhân chủ quan của những hạn chế trong công tác quản lý Nhà trường của các Hiệu trưởng trường THCS?”.

Kết quả thăm dò được thể hiện ở bảng 2.9, như sau:

Bảng 2.9: Ý kiến đánh giá của CBQL và GV về các nguyên nhân chủ

quan của những hạn chế trong công tác GDĐĐ cho HS.

TT Các nguyên nhân chủ quan Số lượng Tỷ lệ

1

Một số CBQLGD chưa nhận thức đúng về công tác Hiệu trưởng, còn coi nhẹ vai trò quan trọng của Hiệu trưởng trong việc quản lý Nhà trường.

32 40

2

Năng lực xây dựng quy hoạch đội ngũ Hiệu trưởng và tổ chức, chỉ đạo triển khai, thực hiện đề án quy hoạch của CBQLGD còn nhiều bất cập.

35 43.75

3 Năng lực quản lý Nhà trường của một số Hiệu

trưởng còn hạn chế. 42 52.25

Kết quả của bảng2.9 cho thấy:

- 40% CBQL và GV cho rằng: Một số CBQLGD chưa nhận thức đúng về công tác Hiệu trưởng, còn coi nhẹ vai trò quan trọng của Hiệu trưởng trong việc quản lý Nhà trường.

- 43.75 % CBQL và GV cho rằng: Năng lực xây dựng quy hoạch đội ngũ Hiệu trưởng và tổ chức, chỉ đạo triển khai, thực hiện đề án quy hoạch của CBQLGD còn nhiều bất cập.

- 52.25% cho rằng: Năng lực quản lý Nhà trường của một số Hiệu trưởng còn hạn chế nên chưa đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý Nhà trường trong giai đoạn hiện nay.

2.4.2.2. Nguyên nhân khách quan

Để tìm hiểu nguyên nhân khách quan của những hạn chế trong trong công tác quản lý Nhà trường của Hiệu trưởng các trường THCS huyện Thanh Trì, Hà Nội, chúng tôi đã tiến hành phát phiếu thăm dò ý kiến của 80 CBQL ngành giáo dục và GV các trường THCS trên địa bàn huyện.

Câu câu hỏi đặt ra là: “Ý kiến của đồng chí về những nguyên nhân khách quan của những hạn chế trong công tác quản lý nhà trường của Hiệu trưởng các trường THCS?”.

Bảng 2.10: Ý kiến đánh giá của CBQL và GV về các nguyên nhân khách

quan của những hạn chế trong công tác GDĐĐ cho HS.

(Đơn vị tính %)

TT Các nguyên nhân khách quan Số

lượng Tỷ lệ

1

Nhận thức của một số Hiệu trưởng về việc tự rèn luyện, tự bồi dưỡng tri thức và nâng cao nghiệp vụ quản lý còn nhiều hạn chế nên kết quả giáo dục bậc THCS so với thành phố chưa cao

45 56.2.5

2

Công tác chỉ đạo việc thực hiện “chuẩn Hiệu trưởng” của Bộ Giáo dục và Đào tạo chậm được triển khai thực hiện

65 81.25

3 Công tác bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ Hiệu trưởng chưa

được quan tâm, chú ý đúng mức. 62 77.5

4 Công tác kiểm tra, đánh giá năng lực quản lý của Hiệu

trưởng chậm được đổi mới. 35 43.75

- 56.2.5% CBQL và GV cho rằng: nhận thức của một số Hiệu trưởng về việc tự rèn luyện, tự bồi dưỡng tri thức và nâng cao nghiệp vụ quản lý còn nhiều hạn chế nên kết quả giáo dục bậc THCS so với thành phố chưa cao, cụ thể

+ Việc nắm bắt các thông tin về quản lý của một cán bộ chưa nhanh. Còn nhiều CBQL chưa có kiến thức về Tin học và không chịu khó học hỏi. Trong quá trình quản lý, một số đồng chí còn mang nặng chủ nghĩa kinh nghiệm, gia trưởng và thiếu dân chủ nên chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện đại.

+ Tính năng động, sáng tạo của một số cán bộ quản lý còn hạn chế, nặng về quản lý hành chính. Việc kiểm tra, đánh giá chưa thường xuyên, kịp thời.

+ Một số Hiệu trưởng còn chưa quan tâm sát sao đến đời sống của giáo viên

+ Một số Hiệu trưởng chưa thực sự cố gắng, tâm huyết với nhà trường nên kết quả giáo dục của nhà trường không cao.

- 81.25% CBQL và GV cho rằng: công tác chỉ đạo việc thực hiện “chuẩn Hiệu trưởng” của Bộ Giáo dục và Đào tạo chậm được triển khai

- 77.5% CBQL và GV cho rằng: công tác bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ Hiệu trưởng chưa được quan tâm, chú ý đúng mức.

- 43.75% CBQL và GV cho rằng: công tác kiểm tra đánh giá năng lực quản lý của Hiệu trưởng chậm được đổi mới.

Từ việc phân tích thực trạng và các nguyên nhân cơ bản của thực trạng, chúng tôi thấy rằng, công tác Hiệu trưởng ở huyện Thanh Trì đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên cũng không tránh khỏi còn hạn chế, nhiều bất cập trong công tác quản lý. Vì vậy, huyện Thanh Trì cần quan tâm hơn nữa đến công tác Hiệu trưởng. Đồng thời, cần đưa ra những giải pháp quản lý hợp lý, có tính khả thi để nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ Hiệu trưởng các trường THCS.

Tiểu kết chương 2

Qua khảo sát thực trạng của bậc học THCS và năng lực quản lý của Hiệu trưởng trường THCS huyện Thanh Trì, chúng tôi có nhận xét: Hầu hết các Hiệu trưởng đều có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống chuẩn mực,

được đào tạo, bồi dưỡng về trình độ lý luận chính trị; có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đạt chuẩn; có năng lực quản lý và được đào tạo cơ bản về quản lý giáo dục; có đủ sức khỏe theo yêu cầu, được tập thể giáo viên và nhân dân tín nhiệm.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, đội ngũ Hiệu trưởng THCS huyện Thanh Trì còn một số hạn chế nhất định: Trình độ quản lý, tính năng động, sáng tạo của một số cán bộ quản lý còn hạn chế, chưa chủ động đối với kế hoạch hoạt động của nhà trường dẫn đến tư tưởng trì trệ, ỷ lại vào Phòng Giáo dục và Sở Giáo dục; hiệu trưởng các trường còn bị chi phối và chịu áp lực từ nhiều phía để đuổi theo kết quả là tỉ lệ tốt nghiệp qua các kỳ thi cuối cấp; vấn đề tự chủ tài chính trong nhà trường, chưa tự chủ được dẫn đến lương, thưởng cho giáo viên rất thấp; một số hiệu trưởng chưa nhìn nhận rõ quan điểm mới về quản lý nhà trường, vẫn quản lý bằng mệnh lệnh, hành chính theo phương thức một chiều. Chưa chú ý đến sự phát triển năng lực của giáo viên, học sinh. Chưa thật sự chủ động, tự chịu trách nhiệm, vẫn chờ đợi sự chỉ đạo từ cơ quan cấp trên

Trước những bất cập và hạn chế về công tác Hiệu trưởng các trường THCS, đòi hỏi lãnh đạo và CBQL giáo dục huyện Thanh Trì phải tìm ra các giải pháp quản lý nhằm nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ Hiệu trưởng THCS trong giai đoạn tiếp theo.

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực quản lý của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở huyện thanh trì, thành phố hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 71 - 76)